Vì sao Thụy Điển chưa có được máy bay “sát thủ diệt hạm đội Su-57” của Nga?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - 14 thân máy bay chiến đấu của Thụy Điển vẫn đang dang dở ở dây chuyền lắp ráp, chưa thể trở thành chiếc máy bay chiến đấu “tiêu diệt được máy bay phản lực Sukhoi 57 của Nga” vì vấn đề kinh phí.

Theo hãng tin Spuntik của Nga, Cơ quan quản lý tài nguyên quốc phòng (FMV) thuộc Chính phủ trước của Thụy Điển đã đặt hàng 14 thân máy bay chiến đấu Gripen của Công ty chế tạo máy bay Saab.

Theo kế hoạch ban đầu, sau khi phần vỏ được nhà sản xuất hoàn tất, giới chức Thụy Điển sẽ lắp ráp phần “ruột”  điện tử và vũ khí để biến chiếc máy bay thành “sát thủ diệt hạm đội máy bay Sukhoi của Nga”.

Tuy nhiên, cho đến nay, thân tàu bay vẫn được đặt ở dây chuyền lắp ráp do còn thiếu những thiết bị cần thiết để những chiếc máy bay chiến đấu có thể hoạt động.

Tờ Svenska Dagbladet của Thụy Điển đưa tin, sở dĩ dự án chưa thể tiếp tục là do không đủ kinh phí. Theo một số ước tính, chi phí để nâng cấp các máy bay nói trên lên tới hàng trăm triệu krona Thụy Điển. 

Trước đó, Chỉ huy lực lượng không quân của Thụy Điển Mats Helgesson tuyên bố nước này đang phát triển các máy bay Saab JAS 39 Gripen E được “thiết kế để đánh bại hạm đội các máy bay Sukhoi” - máy bay chiến đấu ưu việt hàng đầu của Nga hiện nay.

Tờ Business Insider dẫn lời các chuyên gia cho rằng, các máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga đã trở thành huyền thoại nhờ năng lực chiến đấu vượt trội so với máy bay chiến đấu của Mỹ trong các cuộc không chiến cũng như khi thực hiện các động tác nguy hiểm trên không nhưng máy bay Gripen của Thụy Điển có thể đã phá được bí kíp nổi bật của các máy bay của Nga.

Cụ thể, máy bay Gripen không thể mang được nhiều vũ khí nhất và không thực sự tàng hình. Nó cũng không có tầm hoạt động xa nhất, di chuyển nhanh nhất hay là máy bay chiến đấu rẻ nhất. 

Song, theo ông Justin Bronk - một chuyên gia về máy bay chiến đấu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh, máy bay của Thụy Điển có một điểm nhấn khiến nó trở thành “cơn ác mộng” với các máy bay chiến đấu của Nga – đó là năng lực chiến tranh điện tử nổi bật được nâng cấp mỗi 2 năm.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.