Vì sao thị trường dầu lửa ngày càng thất thường khó đoán?

Từ năm năm nay, lượng dầu lửa từ đá phiến do Mỹ sản xuất, đặc biệt tại bang Texas, đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân thế giới
Từ năm năm nay, lượng dầu lửa từ đá phiến do Mỹ sản xuất, đặc biệt tại bang Texas, đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân thế giới
(PLVN) - Trước tiên, phải nhắc đến sự kiện Mỹ gia nhập đội ngũ các nhà cung cấp chất đốt vào năm 2014. Từ năm năm nay, lượng dầu lửa từ đá phiến do Mỹ sản xuất, đặc biệt tại bang Texas, đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân thế giới. Hoa Kỳ nhanh chóng trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới. Chính sự gia nhập quá nhanh và quá mạnh của các nhà cung cấp Mỹ đã khiến thị trường dầu lửa bất ngờ sụt giá năm 2014: Mỗi thùng dầu có giá từ 100 đô la rơi xuống chưa đầy 30 đô la.

Chỉ cần vài dòng tin nhắn trên Twitter, tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến giá dầu trồi sụt trên thị trường vốn đã bấp bênh từ vài năm nay. Một ý kiến hài hước cho rằng cả giới hoàng thân vùng Vịnh, môi giới thị trường chứng khoán Luân Đôn và những ông chủ lớn đều ngóng những dòng Tweet sáng sớm của chủ nhân Nhà Trắng. 

Ngày 28/3, như thường lệ, trên phương tiện truyền thông ưa thích của mình, tổng thống Mỹ chỉ trích Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (Organization of the Petroleum Exporting Countries, OPEC) vì giá dầu lửa tăng : “Điều quan trọng là OPEC cần tăng sản lượng dầu. Thị trường thế giới mong manh, giá dầu thì lại quá cao. Cảm ơn!”

Nhận xét của tổng thống Mỹ hoàn toàn đúng vì giá dầu tăng vùn vụt, đặc biệt từ đầu năm 2019, với mức tăng theo quý cao nhất kể từ 10 năm qua, cụ thể là tăng thêm 25% và mỗi thùng dầu hiện có giá hơn 62 đô la.

Phong trào Áo Vàng tại Pháp bắt nguồn từ giá dầu tăng cao
Phong trào Áo Vàng tại Pháp bắt nguồn từ giá dầu tăng cao

Nhưng thực ra, mức tăng chóng mặt trên chưa bù lại được mức giảm hơn 30% vào cuối năm 2018. Hiện tượng tăng - giảm đột biến không lường trước được này từng khiến ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE), lo ngại khi trả lời báo chí vào tháng 12/2018 : “Chúng ta đang bước vào một giai đoạn bất trắc và khả năng bốc hơi chưa từng có trong lịch sử ngành dầu lửa”.

Yếu tố bất ngờ Mỹ tham gia thị trường cung cấp

Chưa bao giờ thế giới lại sử dụng nhiều dầu lửa như hiện nay. Bất chấp những quan ngại về biến đổi khí hậu, về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa hồi kết hoặc sự xuất hiện những sáng kiến công nghệ mới, thế giới vẫn tiêu thụ 100 triệu thùng/ngày.

Thực trạng các nguồn cung cũng trở nên phức tạp hơn và giải thích phần nào sự trồi sụt thất thường của giá dầu lửa. 

Thứ nhất, phải nhắc đến sự kiện Mỹ gia nhập đội ngũ các nhà cung cấp chất đốt vào năm 2014. Từ năm năm nay, lượng dầu lửa từ đá phiến do Mỹ sản xuất, đặc biệt tại bang Texas, đã làm thay đổi hoàn toàn cán cân thế giới. Hoa Kỳ nhanh chóng trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới. Chính sự gia nhập quá nhanh và quá mạnh của các nhà cung cấp Mỹ đã khiến thị trường dầu lửa bất ngờ sụt giá năm 2014: Mỗi thùng dầu có giá từ 100 đô la rơi xuống chưa đầy 30 đô la.

Phải hai năm sau, các nước xuất khẩu dầu lửa thuộc khối OPEC, do Ả Rập Xê Út đứng đầu, mới bắt đầu phản ứng trước sức tấn công bất ngờ của Mỹ. Năm 2016, OPEC ký với Nga và 10 nước sản xuất dầu lửa khác một thoả thuận nhằm giảm sản lượng khai thác. Kết quả là giá dầu tăng dần trở lại trong năm 2017. 

Dĩ nhiên tổng thống Mỹ Donald Trump không hài lòng về chiến thuật của OPEC và nhiều lần, trên Twitter, yêu cầu các nước xuất khẩu dầu lửa ngừng cắt giảm sản lượng.

Trừng phạt Iran làm giá dầu tăng

Yếu tố thứ hai tác động đến giá dầu lửa là vào tháng 05/2018, tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời quyết định áp dụng những biện pháp trừng phạt “khắc nghiệt nhất trong lịch sử”. 

Đợt trừng phạt đầu tiên được ban hành ngày 7/8 nhắm vào bốn lĩnh vực: ngân hàng, nhập khẩu nguyên liệu, nhập khẩu trang thiết bị xe hơi và hàng không. Lĩnh vực dầu lửa và ngân hàng nằm trong danh sách đợt trừng phạt thứ hai, khắt khe hơn, nhắm vào Iran có hiệu lực từ ngày 5/11. Theo đó, các nước, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài bị cấm tiếp tục mua bán dầu lửa hoặc giao dịch ngân hàng với Cộng hòa Hồi giáo Iran, nếu vi phạm sẽ bị cấm tiếp cận hệ thống thị trường tài chính Mỹ.

Vì Iran là quốc gia sản xuất dầu lửa lớn trên thế giới nên dĩ nhiên quyết định của chủ nhân Nhà Trắng trừng phạt Teheran làm gia tăng nỗi lo khan hiếm dầu lửa: Giá dầu lại tăng, thậm chí có nguy cơ lên thành 100 đô la/thùng theo lo ngại của nhiều nhà phân tích.

Trước tình trạng chi phí nhiên liệu tăng nhanh sau khi hứa trừng phạt nặng Iran, tổng thống Mỹ đã điện đàm với quốc vương Ả Rập Xê Út vào đầu tháng 7/2018 để thảo luận về nhu cầu “duy trì sự ổn định của thị trường dầu lửa”. Tổng thống Trump đề nghị chính quyền Riyad tăng thêm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày, thêm vào khối lượng hàng ngày là 10 triệu thùng, theo thống kê tháng 5/2018 của OPEC. 

Bề ngoài, Ả Rập Xê Út hứa tăng sản lượng theo yêu cầu của tổng thống Mỹ dù không đề cập tới con số 2 triệu thùng được nêu lên, nhưng đằng sau thì xoa tay hài lòng vì giá dầu tăng. Như vậy, chính quyền Ryiad vừa có tiền chi trả cho cuộc chiến ở Yemen mà họ tham gia, vừa có kinh phí thực hiện các dự án cải cách của thái tử Mohammed Ben Salmane. 

Một giếng dầu tan hoang, thiết bị khai thác sản xuất không được bảo trì tại Venezuela
Một giếng dầu tan hoang, thiết bị khai thác sản xuất không được bảo trì tại Venezuela

Nhưng vụ ám sát dã man và đầy ly kỳ nhà báo đối lập Jamal Khashoggi ngay trong lãnh sự Ả Rập Xê Út tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hôm 2/10/2018, mà thái tử Ben Salman bị tình nghi là chủ mưu, đã buộc Riyad phải đổi chiến lược. Từ phủ nhận rồi dọa dùng lá bài dầu lửa để trả đũa các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ (trừng phạt tài chính nhắm vào 17 quan chức Ả Rập Xê Út, cấm nhập cảnh đối với nhiều người dính líu tới vụ ám sát…), chính quyền Riyad đã phải nhượng bộ. 

Ngày 24/10/2018, đích thân thái tử Mohamed Ben Salmane, người bị tình nghi giật dây vụ ám sát, đã công khai lên án một tội ác “ghê tởm” và hứa sẽ trừng trị thích đáng thủ phạm. Nhưng hành động mang ý nghĩa quan trọng hơn cả là quyết định mở van dầu để tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Mỹ. 

Cùng thời điểm trên, ngày 5/11/2018, tổng thống Mỹ lại đưa ra một quyết định đầy bất ngờ khác. Ông miễn trừ cho 8 nước nhập dầu thô từ Iran mà không bị phạt, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Hy Lạp, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cả hai sự kiện trên dẫn đến kết quả là đột nhiên có quá nhiều dầu cùng lúc trên thị trường. Mùa thu 2018, giá dầu rớt xuống 30%. Tổ chức OPEC và Nga lại họp khẩn cấp vào tháng 12/2018 và lại quyết định giảm bớt sản lượng. 

Ngày càng khó đoán

Ngoài ra, còn phải kể đến tình trạng hiện nay của Venezuela, một quốc gia dầu lửa khác, hiện cũng nằm trong diện bị trừng phạt của tổng thống Trump. Đất nước tan hoang, thiết bị khai thác, sản xuất dầu lửa không được bảo trì, Venezuela từ một nước xuất khẩu dầu lửa giờ thiếu chất đốt và cả điện sinh hoạt. Theo báo cáo ngày 13/11/2018 của OPEC, Venezuela chỉ còn sản xuất được 1,17 triệu thùng/ngày, giảm 39% so với năm 2017. 

Thị trường dầu lửa thất thường bắt đầu tác động lên nền kinh tế của một số nước nhập khẩu, như tại Pháp mà điển hình là phong trào Áo Vàng, bắt nguồn từ giá dầu tăng cao, đè nặng lên ngân sách của những người ở xa các trung tâm đô thị và phải thường sử dụng ô tô.

Tương lai thị trường dầu lửa ra sao ? Không ai dám lao vào dự đoán. Có thể trước sức ép của tổng thống Mỹ, Ả Rập Xê Út sẽ tăng trở lại sản lượng dầu lửa. Ngoài ra, lượng dầu lửa từ đá phiến của Mỹ cũng có thể giúp giảm giá. Đó là còn chưa kể đến hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

Đọc thêm

Trình diễn ấn tượng, ô tô bay của Xpeng nhận hơn 2.000 đơn đặt hàng

Ô tô bay của Xpeng nhận hơn 2.000 đơn đặt hàng sau màn trình diễn ấn tượng (Ảnh: Car New China)
(PLVN) - Chiếc ô tô bay "Land Aircraft Carrier" của Xpeng, có giá 280.000 USD, đã thu hút sự chú ý lớn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải với khả năng bay tự động và thiết kế module độc đáo. Hơn 2.000 đơn đặt hàng đã được ghi nhận, cho thấy tiềm năng to lớn của phương tiện di chuyển tương lai này.

Viettel triển khai thương mại mạng 5G Open RAN

Toàn cảnh sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024
(PLVN) - Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế...

Chàng trai Hòa Bình và hành trình nâng tầm nông sản Việt

Sản phẩm chuối Viba được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
(PLVN) - Nhận thấy mẹ thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều loại nông sản, trái cây đặc sản có những vị thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ theo mùa vụ, rất dễ rơi vào cảnh “được mùa, mất giá”, Trần Đức Thuận và anh trai đã cùng nhau nghiên cứu tìm hướng đi mới cho nông sản Việt, giúp người nông dân bảo đảm sản xuất bền vững.

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.

Sách lậu, sách vi phạm bản quyền lộng hành - Do thị trường thiếu ý thức?

Sách lậu có kích cỡ thô hơn, màu nhòe hơn, phần ruột không có màu và căn lề lệch hơn so với sách chính thống.
(PLVN) - Sự phát triển của văn hóa đọc và tương lai của ngành xuất bản sách nước ta đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng khi tình trạng sách lậu và sách vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến. Các nhà xuất bản, tác giả và độc giả đều chịu ảnh hưởng khi những nỗ lực phát triển thị trường sách chính thống bị sách lậu làm suy yếu, kéo theo hệ lụy về kinh tế lẫn văn hóa.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên 'hồi sinh' đón Tết Nguyên đán

Tại làng nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này nhiều hộ gia đình trồng đào ở đây đang tất bật hồi sinh những vườn đào sau bão. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
(PLVN) - Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) là hai biểu tượng đặc trưng thú chơi hoa cho Tết Nguyên đán của người dân đất Kinh kỳ. Năm nay, đợt bão số 3 làm nước sông Hồng dâng cao khiến nhiều vườn cây cảnh ở đây bị thiệt hại nghiêm trọng. Những người trồng cây cảnh nơi đây đang dồn hết công sức để hồi sinh những vườn đào, quất để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Câu chuyện người Việt học tiếng Anh cùng AI

Các khách mời trải nghiệm nền tảng học tiếng Anh FSEL. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Với thông điệp An English Center in Your Pocket (Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi bạn), FSEL - nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI (trí tuệ nhân tạo) là bước đột phá, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam.

Thấy gì qua các vụ kiện bản quyền liên quan đến AI trên thế giới?

 Với tác phẩm “Zarya of the Dawn” của Kristina Kashtanova, Mỹ chỉ bảo hộ tác quyền phần nội dung do con người tạo ra. (Ảnh: The Verge)
(PLVN) - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các vấn đề bản quyền đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các vụ kiện liên quan đến bản quyền AI đã làm nổi bật những thách thức pháp lý mới, đòi hỏi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải xem xét điều chỉnh khung pháp lý về sở hữu trí tuệ.

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Diễn đàn 2024 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/11 tại Bình Dương.
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.