Vì sao thanh niên nông thôn rời làng, ra phố?

Hiện ở nhiều vùng nông thôn có tình trạng làng “trắng thanh niên”, việc đồng áng dồn hết lên vai những người già, người trung tuổi. Phần lớn thanh niên “rời làng ra phố” kiếm việc làm, tìm một tương lai tươi sáng hơn thay vì gắn bó với đồng ruộng

Hiện ở nhiều vùng nông thôn có tình trạng làng “trắng thanh niên”, việc đồng áng dồn hết lên vai những người già, người trung tuổi. Phần lớn thanh niên “rời làng ra phố” kiếm việc làm, tìm một tương lai tươi sáng hơn thay vì gắn bó với đồng ruộng. Chúng tôi đã về một số vùng quê để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Vì sao thanh niên nông thôn không gắn bó với đồng ruộng?”.

Làm ruộng thu nhập thấp…

Vào đầu thôn Hoà Chử, xã Trường Thành (An Lão) tôi gặp vợ chồng ông Nguyễn Văn Hải hơn 60 tuổi đang gò lưng nhổ cỏ. Tôi thắc mắc: "Ruộng nhiều thế, sao ông không để con cái làm cho?". Vừa hì hục làm ông Hải vừa buồn buồn cho biết: "Nhà có hai mụn con, con gái lớn sinh năm 1985 đi dạy trường Mầm non tư thục ở nội thành, lương tám trăm nghìn đồng /tháng nên vẫn phải cho thêm. Con trai 19 tuổi thi đại học không đỗ, ở nhà một thời gian cũng theo các anh trong làng đi làm phụ hồ. Nó bảo con làm 1 tuần có khi bằng bố mẹ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trong 6 tháng. Nhà có hai thân già phải làm chừng đó ruộng, từ cấy, làm cỏ, bón phân, phun thuốc sâu 7 - 8 lần/vụ, rồi gặt hái... hết cả hơi. Đến vụ cấy phải làm cả đêm cho kịp thời vụ. Không làm thì ai làm thay, rồi lấy gì chi tiêu... ?"

Ông Hải cho biết không riêng nhà ông mà cả thôn có đến 80% số hộ làm ruộng, nhưng đều do ông bà già đảm nhiệm. Xã Trường Thành có lý là "ruộng ít nhưng vẫn thừa", vì  số người làm ruộng ngày một giảm, đặc biệt là lực lượng thanh niên sung sức. Toàn xã hiện có 1000 thanh niên làm công nhân tại các xí nghiệp giày da, may mặc trên địa bàn huyện, còn lại phần lớn thanh niên vào thành phố làm thêm như phụ hồ, bốc vác, bán hàng thuê. Xã hiện có tới mấy đội chuyên đi làm phụ xây dựng, mỗi khi có việc, các đội này kéo thanh niên ở làng đi cùng. Phó chủ tịch UBND xã Trường Thành trăn trở: "5 đến 7 năm nữa, khi những người trung tuổi ở xã không còn sức làm ruộng mà thanh niên cứ bỏ làng ra phố như hiện nay thì không biết ai sẽ làm thay!".

Anh Nguyễn Văn Mạnh, trưởng một nhóm phụ hồ ở Trường Thành cho biết dù đi làm phụ hồ thu nhập 100- 150 nghìn đồng/ ngày công nhưng không phải lúc nào cũng có việc. Công việc phập phù vậy nhưng còn hơn ở quê làm ruộng vất vả, không đủ nuôi thân. Đấy là chưa kể những thanh niên sinh sau năm 1994, không có ruộng để cấy. Chị Nguyễn Thị Tuyết – Bí thư Đoàn Thanh niên xã Trường Thành là một trong số ít thanh niên còn trụ ở làng. Nhưng ngoài việc ở xã, chị vẫn phải làm thêm kế toán cho một số doanh nghiệp. Thanh niên ở quê bây giờ ít ai ngồi nhà chờ việc đồng áng vì sản xuất nông nghiệp không đủ nuôi thân chứ chưa nói đến nuôi gia đình.

Đầu giờ sáng, nhiều thanh niên huyện Kiến Thụy ra phố làm việc.
Đầu giờ sáng, nhiều thanh niên huyện Kiến Thụy ra phố làm việc.

Đi để mở mang tầm nhìn…

Nhiều thanh niên nông thôn ngoài việc rời làng ra phố tìm việc vì thu nhập còn vì lý do khác: họ muốn tìm đến những chân trời mới, mở mang hiểu biết, thay đổi cách sống- anh Nguyễn Văn Hoà, xã Trấn Dương (Vĩnh Bảo) khẳng định, nhiều thanh niên “khoái” đi làm ăn xa hơn là làm công nhân ngay tại nhà máy, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã nhà. Đi xa được tự do hơn, thoát khỏi luỹ tre làng, dễ kiếm vợ vì quan hệ được mở rộng. Chứ làm công nhân ở xã, về nhà trời tối mịt, làng chẳng có nơi vui chơi, giải trí…

Có lẽ cũng vì muốn mở rộng tầm mắt như anh Hoà, nhiều thanh niên nông thôn chọn cách đi làm ăn xa, thậm chí vào miền Nam, mặc dù đời sống xa nhà có nhiều khó khăn, thu nhập chi vào nhà trọ, ăn uống, giải trí hằng ngày, tiền tích lũy chẳng còn là bao.

Từ thực trạng trên có thể thấy, dù rời làng ra phố tìm việc làm, thanh niên nông thôn vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập và công việc bấp bênh, khiến họ không còn lực để quay về xây dựng quê hương. Để giúp thanh niên có thể làm giàu trên chính quê hương mình, rất cần sự giúp sức của địa phương, các ngành chức năng đưa nhà máy, doanh nghiệp về làng giúp họ có việc làm và thu nhập ổn định ngay trên quê hương. Đồng hành với đó, Đoàn Thanh niên và các tổ chức đoàn thể phải có nhiều hoạt động hiệu quả cải thiện đời sống tinh thần cho thanh niên ngay tại quê hương, tuyên truyền vận động họ yêu quê hương, góp sức mình cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sau giờ làm việc ở nhà máy, góp phần xây dựng những mô hình kinh tế mới…/.

 Hoàng Yên

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.