Vì sao QH quyết định dừng lấy phiếu tín nhiệm?

Các Đại biểu Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn
Các Đại biểu Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn
(PLO) - Hôm qua (21/2), trước khi kết thúc Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Báo cáo về vấn đề nêu trên, Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nương cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, qua quá trình triển khai, thực hiện cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. 
Do đó, việc Quốc hội và HĐND dừng lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội và HĐND bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 đầu năm 2014 để chờ hướng dẫn thực hiện thống nhất trong thời gian tới đã được thể hiện tại Thông báo số 149 ngày 20/12/2013 của Bộ Chính trị.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm là bước tiến, đổi mới rất quan trọng, được cử tri đồng tình, đánh giá rất cao. Tuy nhiên, ông Phúc đặt vấn đề: “Nếu dừng lại sẽ thế nào đây? Do vậy tại kỳ họp tới đây cần có thông báo sớm cho các Đại biểu, cần có báo cáo tổng kết việc lấy phiếu nên tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp tới”.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’Sor Phước đồng tình: “Đây là một kênh để Đảng đánh giá một bộ phận cán bộ rất quan trọng của mình”, tuy nhiên điều ông K’Sor Phước băn khoăn đó là về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm. “Ở địa phương có nhiều Thường vụ Tỉnh ủy là Trưởng ban của HĐND, nhưng đồng chí này chỉ làm kiêm nhiệm, trong khi Phó ban mới là chuyên trách nhưng Phó ban lại không nằm trong diện được lấy phiếu tín nhiệm. Tương tự, khối hành pháp cũng vậy, các Giám đốc Sở (chỉ một số ít) là thành viên UBND thì được lấy phiếu, còn phần lớn Giám đốc không là thành viên UBND thì nằm ngoài diện lấy phiếu. Như vậy là không phù hợp”. Từ phân tích này, ông K’ Sor Phước đề nghị mở rộng đối tượng lấy phiếu là các Giám đốc Sở, đồng thời nên bớt đối tượng ở khối dân cử và tập trung cho khối hành pháp. 
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng không nên để đối tượng lấy phiếu của khối lập pháp và hành pháp chung, sẽ khó so sánh. Phó Chủ tịch cũng cho hay, Bộ Chính trị mới chỉ đạo dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong đầu năm 2014 và yêu cầu sửa Nghị quyết 35 chứ không phải là việc dừng hẳn. Do đó, cần có đánh giá, tổng kết về ưu điểm, hạn chế Nghị quyết 35… Còn sửa theo hướng nào thì báo cáo Quốc hội để thảo luận.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện theo Nghị quyết 35 của Quốc hội đã được tiến hành và đạt kết quả tích cực, nhân dân đồng tình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu báo cáo Quốc hội để nghiên cứu chỉnh sửa Nghị quyết 35. Chủ tịch giao Ban Công tác Đại biểu chủ trì xây dựng dự án này. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý báo cáo Quốc hội xin không tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp giữa năm nay.
Cũng trong phiên họp ngày hôm qua, Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cần cân nhắc để quy định điều kiện làm căn cứ để Bộ trưởng quy định cụ thể trường hợp miễn kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không.  Bởi vì, việc bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các chuyến bay cần được thực hiện theo những nguyên tắc an ninh rất nghiêm ngặt, đối với mọi người, hành lý và hàng hóa trong chuyến bay, nguyên tắc này được thực hiện trên cơ sở mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nếu từ quy định miễn trừ nêu trên xảy ra sai xót sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi lớn cho tính mạng và tài sản của nhiều người khác. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.