Vì sao phương án dự trữ dầu của PVN ít khả thi?

Ở  Việt Nam chủ yếu tích trữ dầu trong téc, bồn thuộc hai Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bình Sơn, khối lượng không đáng kể
Ở Việt Nam chủ yếu tích trữ dầu trong téc, bồn thuộc hai Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bình Sơn, khối lượng không đáng kể
(PLVN) - Giá dầu thế giới đang giảm sâu dưới 20 USD/thùng, có thời điểm trên thị trường Mỹ giá dầu WTI giá xuống mức -37,63 USD/thùng. Để tránh những thiệt hại trước mắt, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tính tới phương án tích trữ dầu. Nhưng về lâu dài, phương án này được đánh giá là không khả thi.

Nan giải kho chứa 

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, các nhà máy, xí nghiệp ít hoạt động, người dân cũng ít ra đường khiến lượng tiêu thụ xăng dầu toàn thế giới sụt giảm. Từ đó, khiến lượng dầu thô tồn kho lớn, kéo giá dầu thế giới giảm sâu chưa từng thấy. Trước đó, cuộc chiến về sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga và Ả Rập Xê Út cũng đã khiến giá dầu thế giới đi xuống.

Dưới tác động kép đó, giá dầu thế giới chao đảo, từng có lúc dầu WTI ở thị trường Mỹ xuống mức âm. Dù hiện nay giá dầu có tăng lên đôi chút, nhưng vẫn ở mức dưới mức 17 USD/thùng.

Một trong những phương án từng được PVN đưa ra bàn bạc là sẽ dự trữ xăng dầu, đợi giá lên cao sẽ bán. Tuy nhiên, phương án này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn với lượng xăng dầu ít, còn về dài hạn là khó khả thi với PVN.

Đơn vị này phân tích, tích trữ xăng dầu không như những hàng hoá khác, không đơn thuần cứ thấy giá rẻ thì trữ lại hoặc nhập thêm về dự trữ đợi khi thị trường phục hồi thì đem ra sử dụng hoặc bán lại để thu lợi nhuận.

Bởi để đầu tư kho chứa xăng dầu không phải là chuyện một sớm một chiều. Các kho chứa phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt, công suất các kho chứa cũng có giới hạn phù hợp với nhu cầu xăng dầu trong nước trong điều kiện tiêu thụ bình thường, để đảm bảo hiệu quả kinh tế. 

Đó là lý do mà các doanh nghiệp dầu khí trên thế giới đã phải hạ giá thấp, thậm chí chấp nhận bán mức “giá âm” để đẩy hàng, giảm tồn kho xăng dầu vì chi phí thuê kho dự trữ, hay ngừng khai thác, đóng cửa/mở lại một giếng khoan dầu không dễ dàng và sẽ thiệt hại hơn nhiều lần việc bán dầu giá rẻ. Tất cả những điều đó, họ đã tính tới để làm sao có được kết quả kinh doanh tốt nhất.

“Biến động thị trường rất khó lường, việc dự trữ cần tính toán cẩn trọng về hiệu quả kinh tế và đặc biệt phải tính đến khả năng tồn chứa của các kho dự trữ đến đâu”, đại diện PVN nói.

Thiếu vỉa cất dưới lòng đất

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Dầu khí Việt Nam, nguyên Trưởng ban Khai thác dầu khí PVN, trên thế giới, để tích trữ lượng dầu thô lớn, họ tìm được những vỉa ở dưới lòng đất có thể chứa được hàng triệu, thậm chí hàng tỷ m2 dầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam không tích trữ ở những vỉa dưới lòng đất mà chủ yếu tích trữ ở những téc, bồn thuộc hai Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn, khối lượng không đáng là bao.

Theo PVN, một nghịch lí trong thời gian qua là dù dịch Covid-19 nhưng việc nhập khẩu xăng dầu của nước ta thời gian qua lại tăng, tạo thêm sức ép cho tiêu thụ xăng dầu trong nước, đẩy các nhà máy lọc dầu trong nước vào tình trạng khó khăn hơn khi đối mặt với khủng hoảng kép.

Hiện PVN sở hữu hai nhà máy lọc hóa dầu là Nghi Sơn và Bình Sơn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PLVN, chỉ Nhà máy Bình Sơn là sử dụng nguyên liệu dầu của PVN để sản xuất xăng dầu, còn Nhà máy Nghi Sơn thì nhập dầu từ một số nước Trung Đông. Do vậy, phương án thôi nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài, ưu tiên sử dụng xăng dầu sản xuất trong nước của PVN cũng chỉ là biện pháp tạm thời.

Theo PVN, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, từng tính đến tạm dừng vận hành nhà máy một thời gian để giảm hàng tồn, giảm chi phí vận hành. Nhưng sau đó, xét rằng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang vận hành với khoảng 60% dầu thô trong nước và trong quý I, BSR nộp ngân sách nhà nước hơn 1.732 tỷ đồng.

Vì một lý do nào đó mà nhà máy phải dừng hoạt động thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an toàn cho các mỏ dầu Việt Nam. Chưa kể, việc duy trì khai thác dầu thô còn là vấn đề khẳng định chủ quyền an ninh biển đảo. Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu trong nước có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 

“Thử nghĩ, nếu ta chỉ đi nhập khẩu mà không tự chủ được nhu cầu năng lượng, khi thị trường thế giới biến động hoặc vì một lý do nào đó mà các quốc gia xuất khẩu tạo sức ép nguồn cung, tăng giá đột biến thì nguy cơ chúng ta phải mua xăng dầu giá cao gấp nhiều lần là hoàn toàn có thể”, đại diện PVN cho biết.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.