Vì sao phụ nữ mua sắm quá nhiều quần áo?

Bức ảnh dưới đây của một sinh viên chuyên ngành thiết kế đang lan truyền như virus, do đánh trúng tâm lý của mọi người. Nó cho thấy vì sao phái nữ không thể mua sắm ít quần áo.

Bức ảnh của sinh viên ĐH Rosea Lake đã được đăng trên trang mạng cá nhân tumbler minh họa rất rõ ràng hai điều.

Phái nữ không ngừng mua sắm để trở nên vừa quyến rũ, vừa lịch thiệp và giản dị trong nhiều tình huống. Ảnh: businessinsider.
Phái nữ không ngừng mua sắm để trở nên vừa quyến rũ, vừa lịch thiệp và giản dị trong nhiều tình huống. Ảnh: businessinsider. 
Thứ nhất, nó tiết lộ rằng đã là phái nữ thì không có nghĩa phải tuân theo những quy tắc đơn giản, duy nhất. Thay vào đó, họ luôn xâm chiếm và phiêu du trong một không gian nhất định. Trong trường hợp này thường là khoảng cách giữa “phù hợp” và “quyến rũ”.
Phụ nữ phải liên tục tìm ra vị trí thật sự của mình. Quyến rũ quá nhiều tại nơi làm việc nghĩa là bạn không thật sự nghiêm túc, trong khi đó quá chuẩn mực tại những quán bar, tiệc tùng thì bạn lại trở thành vô hình trong mắt người xung quanh. Xử sự đúng tình huống (hoặc là Halloween, hoặc là một đám tang…) thì bạn có thể trở nên táo tợn hay lạc mốt.
Thứ hai, tôi thích hình ảnh này vì nó cho thấy phụ nữ phải trả giá đáng kể khi ăn vận không phù hợp hoàn cảnh. Việc này giống như là một lời lỡ miệng. Một khi bạn đã nói ra đồng nghĩa với việc bạn không thể rút lại. Và một khi bạn đã tiến tới đỉnh cao của sự “kín cổng cao tường”, bạn sẽ trở thành người phụ nữ ít giao thiệp, ít quan hệ xã hội. Nhưng kể cả việc mặc quá hớ hênh hay quá kín đáo thì đều phải đối mặt với những hiểm họa nghiêm trọng.
Và, tất nhiên, đôi khi tất cả phụ nữ đều sẽ cảm thấy mình mặc đồ không phù hợp do ranh giới giữa hai tiêu chí trên đã thay đổi, và do mắt người quan sát. Trong mắt người này nó có thể coi đó là trang phục bát nháo, thì với người khác lại là quyến rũ. Hậu quả là họ luôn luôn lo lắng, tâm lý bị đè nặng khi là người duy nhất xuất hiện trong đám đông với cách ăn vận lạ kỳ. Thế rồi họ lại lao vào các trung tâm mua sắm quần áo. Có thể nói, áp lực thời trang là một trong những áp lực thường xuyên của người phụ nữ.
Thật vậy! Đây là lý do vì sao phụ nữ có rất nhiều quần áo. Chúng ta cần một chiếc váy màu đen có rất nhiều ích lợi mà không lỗi mốt, một chiếc khác để phù hợp với hoàn cảnh, chiếc thứ ba là để đi quyến rũ một ai đó, ít nhất là thế, và những chiếc cần trong việc ăn mặc giản dị ở nhà, trong việc kinh doanh và những việc cần sự trang trọng.
Chúng ta cần giày cao gót để phụ trợ những bộ đồ này (giày cao gót là khêu gợi, là tán tỉnh, trong khi giày gót thấp an toàn cho việc đi dã ngoại hay tham dự đám cưới trên bãi biển…). 
Và chúng ta cần những chiếc quần dài có chiều dài phù hợp với độ cao của những đôi giày. Bạn không thể mang giày đen với những chiếc quần hải quân, thế nên bạn sẽ cần phải tăng gấp đôi tất cả những thứ này nếu bạn muốn tủ quần áo của mình đa dạng hơn. 
Tủ quần áo của phụ nữ thường bị chế giễu như một hình thức của việc dư thừa vật chất và niềm đam mê mua sắm thái quá hoặc do tính quá nuông chiều bản thân. Nhưng điều này thật không công bằng. Thay vào đó, nếu một phụ nữ được cho là đẳng cấp, họ sẽ thể hiện sự hiểu biết về những quy tắc (thường là không rõ) phức tạp như thế nào. Ngược lại, họ không thể làm theo các luật lệ và sẽ bị trừng phạt, ví dụ trở thành “vô giá trị” hoặc “không chuyên nghiệp”. Đó là việc rất khó mà chúng ta áp đặt lên người phụ nữ và tất cả chúng ta đều biết đây là việc khó mà thực hiện được.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.