Vì sao nước Mỹ “chìm” trong đại dịch COVID-19?

Việc thiếu hệ  thống y tế thống nhất khiến Mỹ khó khăn trong đối phó dịch COVID-19
Việc thiếu hệ thống y tế thống nhất khiến Mỹ khó khăn trong đối phó dịch COVID-19
(PLVN) - Gần 200.000 bệnh nhân và 3.000 người tử vong ở Mỹ do COVID-19.  Điều gì đã khiến đại dịch COVID-19 vượt tầm kiểm soát ở  đất nước phát triển nhất thế giới này?

Kể từ khi xác nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở xứ cờ hoa, New York biến thành tâm dịch khi chính quyền  mất kiểm soát nhanh chóng với tình hình chỉ trong vài ngày. Nguyên nhân được Sputnik chỉ ra là: Chính quyền không thể đối phó với sự lây lan dịch bệnh cấp tính, còn hệ thống y tế không đủ khả năng chạy chữa cho hàng trăm ngàn bệnh nhân.

Theo nhận xét của một số chuyên gia Mỹ, Washington đã bỏ mất sáu tuần - khoảng thời gian lẽ ra có thể chuẩn bị các xét nghiệm, khẩu trang, đồ bảo hộ cho y bác sĩ, dự trữ thiết bị cơ học trợ thở. Những việc đó đã không được thực hiện.

Thêm vào đó, "nguyên nhân chính của khủng hoảng là do thiếu vắng hệ thống y tế thống nhất: tất cả các bệnh viện đều tự hoạt động" - ông Jacob Blass (người có thâm niên 20 năm làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận về chăm sóc sức khỏe) nói.

Thậm chí, một số bệnh viện nhỏ đến mức không có khả năng tiếp cận nhà cung cấp thiết bị bảo hộ, thiết bị y tế khi các bệnh nhân đều là người già và nghèo khổ. Do thiếu kinh phí nên phải đóng cửa, - như Tiến sỹ Y khoa Margaret Johnson, chuyên gia nghiên cứu bệnh học thực hành từ Bắc Carolina giải thích với Sputnik.

Việc thiếu hệ thống y tế thống nhất khiến Mỹ khó khăn trong đối phó dịch COVID-19.
 Việc thiếu hệ  thống y tế thống nhất khiến Mỹ khó khăn trong đối phó dịch COVID-19.

Ở Mỹ, "tiếp cận y tế là vấn đề và đại dịch đơn thuần khiến khám chữa bệnh trở thành yêu cầu bức thiết số 1", Tiến sỹ Y khoa Margaret Johnson cho biết.

Mặc dù có hệ thống bảo hiểm thương mại nhưng với căn bệnh nguy kịch nghiêm trọng bất thường, không phải ai cũng có thể chi trả khoản tiền lớn lấy ra từ túi mình. Ở Mỹ, khách hàng thường tự trả tiền cho các dịch vụ y tế rồi sau đó mới nhận khoản hoàn lại của bảo hiểm (thường chỉ là một phần chi phí, cao nhất là 80%).

Đối với hàng triệu người sống dưới mức nghèo khổ được hưởng bảo hiểm Nhà nước Medicaid (được hưởng dịch vụ y tế miễn phí hoặc rẻ tiền). Trong khi xảy ra đại dịch, một số bang ở Mỹ tuyên bố rằng Medicaid vẫn duy trì hiệu lực trong chế độ bình thường.

Bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch COVID-19 ở Mỹ hiện nay là 27,5 triệu người không hề có bất kỳ bảo hiểm nào. Nói cách khác, 8,5% cư dân Mỹ không có cơ hội sử dụng dịch vụ y tế.

"Các bệnh viện làm việc vì tiền, không thể khơi khơi đến bệnh viện và nói rằng tôi có vấn đề về sức khỏe", - ông Jacob Blass giải thích. "Ở các khoa cấp cứu không có phòng cách ly, không có phương tiện bảo vệ, không có gì hết. Và chẳng rõ là ai sẽ thanh toán chi phí".

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.