Vì sao người Anh khoái tán chuyện thời tiết mỗi khi gặp nhau?

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Theo cơ quan khảo sát thị trường Anh ICM, người Anh dành trung bình 6 tháng trong suốt cuộc đời để nói về thời tiết. Điều gì khiến chủ đề này trở thành “đầu câu chuyện” của người dân xứ sở sương mù?

Nắng mưa cũng là việc của người

Cũng theo khảo sát của ICM, thời tiết là chủ đề được nói đến nhiều nhất khi người Anh bắt chuyện ở nơi công cộng như công viên, tàu điện ngầm, thư viện, rạp chiếu phim,...

Theo một khảo sát khác vào tháng 12/2015, 94% người Anh được hỏi cho biết họ thường nói chuyện về thời tiết trong vòng 6 giờ gần đây. Nhà nhân chủng học xã hội Kate Fox, tác giả cuốn “Quan sát người Anh” (Watching the English) cho biết: “Mỗi phút trên đất nước này, ít nhất 1/3 dân số đang nói về thời tiết”. Nhiều người đến Anh gọi đây là nỗi ám ảnh.

Nỗi ám ảnh về thời tiết được mang cả vào nghệ thuật nước Anh. Rất nhiều cuốn tiểu thuyết bắt đầu bằng việc miêu tả thời tiết u ám đặc trưng của xứ sở sương mù. Cuốn “Jane Eyre” của Charlotte Bronte mở đầu với cảnh “gió lạnh mùa đông mang theo những áng mây đen và mưa tầm tã hay “Harry Potter” của J.K.Rowling cũng tả cách con người bắt đầu một ngày mới với việc quan sát thời tiết: “một buổi sáng thứ ba xám xịt âm u, bầu trời đầy mây”.

Alexandra Harris, nhà lịch sử nghệ thuật Anh cho rằng điều làm nên đặc trưng của những bức họa nước nhà là cách người nghệ sĩ phối màu. Người Anh sống với thời tiết âm u nên đôi mắt quen với ánh sáng nhạt, họ có thể diễn tả hàng loạt sắc thái của những màu nhạt như xanh, xám.

Nỗi ám ảnh thời tiết của người Anh một phần xuất phát từ chính điều kiện địa lý. Anh nằm ở Tây Âu, rìa Đại Tây Dương, nơi có hai dòng khí lạnh từ cực Bắc và khí nóng từ chí tuyến thường xuyên giao thoa tạo nên những cơn bão. Lượng mưa tương đối cao và mưa rải rác suốt năm. Chính thời tiết thất thường đã trở thành một đặc trưng của Anh và do đó, nói chuyện thời tiết cũng trở thành một thói quen của người Anh.

Sau ám ảnh thời tiết là “ám ảnh” văn hóa giao tiếp

Mặc dù thời tiết thất thường xảy ra ở nhiều nước châu Âu và trên thế giới, nhưng chỉ có người Anh nói về thời tiết nhiều như thế. Câu chuyện thời tiết là sự phản ánh văn hóa giao tiếp của nước Anh.

Derek Bousfield, chuyên gia ngôn ngữ tại Đại học Manchester giải thích rằng, trong mỗi nền văn hóa, con người đều cần sự cân bằng giữa cá nhân và xã hội. Một mặt họ muốn được chấp nhận là một phần của xã hội và có những mối quan hệ sâu sắc. Mặt khác, họ cần tự do và cô lập. Và người Anh có xu hướng đề cao tự do cá nhân. Họ có thể phớt lờ người quen ở nơi công cộng vì không muốn xâm phạm đến không gian cá nhân.

Điều này rất khác với những nền văn hóa khác, nơi người dân thường xuyên trò chuyện về những vấn đề cá nhân. Người Anh không hỏi về xuất thân, nghề nghiệp, chuyện gia đình của người khác. Với họ, một chủ đề chung như thời tiết mới là cách an toàn và lịch sự để bắt chuyện.

Lý giải cho điều này là lịch sử văn hóa của xứ sở sương mù. Nước Anh ngày nay là một quốc gia quân chủ nghị viện, sự tồn tại của Hoàng gia Anh mang tính chất danh dự nhưng ảnh hưởng thì rất rộng lớn. Lịch sử lâu đời về luật lệ, nền nếp, quy tắc cư xử quý tộc đã tạo nên những người Anh nổi tiếng lạnh lùng, quý phái. Ngoài ra, truyền thống của các quốc gia phương Tây luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân và tôn trọng sự tự do. Cư xử quý tộc là một “ám ảnh” văn hóa giao tiếp.

Một sự thú vị khác là nước Anh ra đời ngày 25/12/1066. Theo biểu đồ chiêm tinh, đó là thời gian mặt trời đi qua chòm sao Ma Kết và chòm sao Bạch Dương đang lên đỉnh quỹ đạo. Tính cách của Ma Kết khá lạnh lùng và bảo thủ trong khi Bạch Dương thích phiêu lưu và chinh phục. Điều này khá đúng với sự lạnh lùng và những cuộc chinh phạt thuộc địa của nước Anh. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.