Vì sao ngành công nghệ ô tô thu hút nhiều người trẻ?

Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghiệp ô tô luôn ở mức cao trong những năm gần đây
Nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghiệp ô tô luôn ở mức cao trong những năm gần đây
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều năm gần đây, công nghệ kỹ thuật ô tô luôn là một trong những ngành học được đông đảo thí sinh quan tâm lựa chọn trong mỗi mùa tuyển sinh. 

Thu hút bạn trẻ đam mê công nghệ, khám phá, chế tạo

Trần Hữu Minh, sinh viên năm 2, khoa Công nghệ ô tô Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội, đam mê ô tô từ nhỏ, thích lắp ráp, khám phá và sau đó cố gắng thi vào ngành nghề yêu thích.

Quá trình học thực tế tại xưởng của nhà trường, Minh được tiếp cận và xử lý các tình huống hỏng hóc của động cơ ô tô. Học theo mô đun, ngay sau phần lý thuyết là thực hành trên thiết bị đào tạo dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, qua đó biết được những nguyên nhân hỏng hóc và cách sửa chữa, khắc phục cơ bản. "Em nghĩ rằng, trong tương lai, nhu cầu xã hội về ô tô rất lớn, nên đây là một nghề phù hợp và dễ tìm việc làm hơn rất nhiều”, Trần Hữu Minh nói.

Theo PGS.TS. NGƯT Dương Đức Hồng – Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội, công nghệ ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực như: Cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô, điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng.

PGS.TS. NGƯT Dương Đức Hồng – Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội chia sẻ với phóng viên.

PGS.TS. NGƯT Dương Đức Hồng – Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội chia sẻ với phóng viên.

Ngoài kiến thức chuyên môn, học sinh, sinh viên ngành công nghiệp ô tô được thực hành ngay tại trường để bước đầu các em có đủ nền tảng kiến thức và thực hành cơ bản. Sinh viên còn được trang bị kỹ năng tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ cấu và hệ thống cơ bản trong ô tô; bảo dưỡng các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thủy lực trong ô tô. Để phục vụ cho quá trình sửa chữa xe, sinh viên CN ô tô còn được thực hiện những công việc của người thợ nguội, thợ hàn, thợ điện...

"Hiện tại, ở Khối Kỹ thuật đặc biệt là khoa Công nghệ Kỹ thuật ô tô hiện nay trường có khoảng 600 sinh viên, số lượng gấp 2 – 3 lần các ngành học khác. Đây là ngành học có số lượng hồ sơ đăng ký nhập học đông nhất tại trường. Năm nào cũng vậy, khoa Công nghệ kĩ thuật ô tô số học sinh trúng tuyển và nhập học vượt chỉ tiêu", Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội cho biết thêm.

Có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp

Để sinh viên học ra trường có thể làm việc được ngay, đa số các trường đào tạo về công nghệ ô tô đều thiết kế thời gian thực hành lên tới 60%, chủ yếu diễn ra tại xưởng để học sinh, sinh viên có cơ hội cọ xát thực tế.

Đỗ Tùng Sang, học sinh khoa Công nghệ ô tô, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ: “Khi học năm thứ 2, em may mắn được thầy giáo cho đi trải nghiệm thực tế tại các công ty sửa chữa ô tô. Nhờ có sự kết hợp giữa lý thuyết trong trường dạy học đồng thời kết hợp với thực hành khiến tay nghề của em vững hơn rất nhiều. Không những thế thi thoảng em còn được công ty hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng, giúp giảm đáng kể chi phí cho gia đình”.

Sinh viên thực hành kỹ năng tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa... tại xưởng

Sinh viên thực hành kỹ năng tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa... tại xưởng

Anh Nguyễn Thành Lâm, một cựu học sinh của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện là chủ gara sửa ô tô quận Ba Đình, TP Hà Nội, kể: “Ra trường mình có việc làm luôn, thời điểm đó lương cơ bản cũng được khoảng 6, 7 triệu đồng/ tháng. Sau nhiều năm làm việc dày kinh nghiệm hơn, lương cũng cao hơn, mình bỏ ra được một khoản rồi vay mượn anh em mở được một gara ô tô nhỏ. Gara của mình hoạt động khá đều, lương cơ bản trả thợ dao động 7-8 triệu đồng/ tháng. Mình nghĩ, nhu cầu phương tiện hiện đại ngày càng cao nên các bạn học ngành công nghệ ô tô không lo ngại thất nghiệp”.

Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội thông tin, khảo sát các năm, trường có tới trên 85% sinh viên khoa Công nghệ ô tô có việc làm sau tốt nghiệp với mức thu nhập khá.ệ kỹ thuật ô tô đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn. Từ việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu công nghệ và dòng sản phẩm mới đều cần đến các chuyên gia am hiểu tường tận về ô tô. Làm việc trong ngành công nghệ ôtô đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ yêu kỹ thuật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.