Vì sao năng suất lao động người Việt “đội sổ” trong khu vực?

Ảnh minh họa: Người lao động khu vực nông thôn bị buộc dịch sang khu vực phi nông nghiệp khi chưa chuẩn bị đủ các “giá đỡ”?
Ảnh minh họa: Người lao động khu vực nông thôn bị buộc dịch sang khu vực phi nông nghiệp khi chưa chuẩn bị đủ các “giá đỡ”?
(PLO) - Năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực. Đặc biệt các ngành có năng suất thực sự “đội sổ” bao gồm “chế biến chế tạo”, “xây dựng” và “logistics” cho thấy nền sản xuất nội địa hiện nay đang có vấn đề.

Nhận định gây sự chú ý này  vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra trong Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2018 với chủ đề chính “Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất”  được công bố vào sáng nay (8/5) tại Hà Nội.    

Thua cả Campuchia

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam được đặt trong mối tương quan với các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia), kết quả nghiên cứu của VEPR cho thấy, tới 2015, NSLĐ của 9 nhóm ngành của Việt Nam đều ở mức gần hoặc thấp nhất trong các nước kể trên.

Cụ thể, NSLĐ của Việt Nam đứng vị trí thấp nhất trong các nước so sánh, kể cả Campuchia, ở ba ngành quan trọng nhất của nền kinh tế: “Công nghiệp chế biến chế tạo”, “Xây dựng”, “Vận tải, kho bãi, truyền thông”. Trong khi đó, NSLĐ của Việt Nam xếp gần cuối, chỉ cao hơn Campuchia ở các nhóm ngành: “Nông nghiệp,” “Điện, nước, khí đốt”, “Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa”.

Và Việt Nam chỉ có NSLĐ cao hơn một số nước chỉ trong ba nhóm ngành: “Khai mỏ và khai khoáng”, “Tài chính, bất động sản và dịch vụ văn phòng”, “Dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân”. “Có thể nói NSLĐ của các ngành của chúng ta không cao hơn được nước ASEAN nào cả. Đặc biệt các ngành có năng suất thực sự “đội sổ” bao gồm “chế biến chế tạo”, “xây dựng” và“logistics” cho thấy điều đáng lo ngại về nền sản xuất nội địa. Trong khi ngành có NSLĐ cao hơn thì lại nằm ở khu vực về bất động sản, khu vực khai khoáng. Điều này cho thấy sự méo mó trong NSLĐ của Việt Nam hiện nay”-  PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhấn mạnh.

Ngoài ra, Báo cáo Kinh tế thường niên 2018 còn cho thấy, trong một thập niên gần đây năng suất của Việt Nam chủ yếu được cải thiện nhờ dịch chuyển cơ cấu. Vì thế, thị trường lao động linh hoạt có ý nghĩa quan trọng, nhưng điều này lại chưa được chú ý.  

Chuyển dịch ồ ạt

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng lao động của Việt Nam đang trong tình trạng chuyển dịch ồ ạt. Bà Hương nói bà ra đường thấy rất rõ những người lao động khu vực nông thôn đang dịch chuyển sang khu vực phi nông nghiệp khi chưa chuẩn bị đủ các “giá đỡ”.

Các chính sách đền bù về mất đất, chính sách đào tạo nghề mặc dù nhà nước cố gắng rất nhiều nhưng nhìn sự dịch chuyển của người lao động ấy có thể đưa ra đánh giá rằng họ- những nông dân đang bị buộc dịch chuyển ra khỏi khu vực nông thôn vì kế sinh nhai chứ hoàn toàn họ chưa được bảo đảm bằng một chiến lược chuyển dịch phù hợp, một chính sách an sinh đầy đủ. 

Cùng quan điểm vớ bà Hương, lấy ví dụ về ngành may mặc, PGS.TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu –Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nói ông cũng cảm thấy hết sức lo ngại khi chuyển dịch lao động ở Việt Nam đang thiếu một chiến lược rõ ràng.

Ông Khương nói, ngành may mặc “phấn khởi” là lại cho mở rộng nhà máy ra các tỉnh. Thấy ở TP. HCM giá nhân công cao quá lại mở ra ở Đà Nẵng, Đà Nẵng không hiệu quả lại mở ra Thanh Hóa. “Tôi nhìn ông bạn tôi cứ mở rộng nhà máy ra cho đến lúc đóng cửa hoàn toàn thiếu một chiến lược rõ ràng.  Đáng lẽ nếu ở TP. HCM giá nhân công cao tôi sẽ dịch chuyển sang nghề thiết kế hay tiếp thị vè sản phẩm may mặc để NSLĐ cao hơn chứ không phải để cho các nhà máy yếu dần rồi chết hẳn đi như vậy. Việt Nam đang có 2,5 triệu công nhân làm trong ngành may mặc, thời đại công nghiệp 4.0 việc dịch chuyển số lượng nhân công này đi đầu là cả một câu chuyện rất lớn.”- chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia Singapore âu lo.

Tuy nhiên, nghiên cứu của VEPR cho thấy mức độ đóng góp của hiệu ứng nội ngành ở Việt Nam ở khía cạnh nào đó đang có xu hướng tăng lên và theo TS. Thành thì đây cũng là điều đáng mừng. Theo Viện trưởng VEPR, để cải thiện NSLĐ, Việt Nam cần tiếp tục tạo điều kiện tích cực để thúc đẩy tăng trưởng TFP (tăng năng suất nhân tố tổng hợp –PV) cũng như cần có chính sách đào tạo và nâng cao tri thức, kỹ năng cho người lao động, chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo về cải tiến kỹ thuật trong sản xuất,  áp dụng công nghệ để nâng cao NSLĐ trong các ngành, đồng thời đầu tư thêm vào việc nghiên cứu cải tiến công nghệ và mua các công nghệ từ nước ngoài trong trường hợp cần thiết.

“Nếu không muốn bị vượt qua bởi các quốc gia láng giềng như Campuchia về NSLĐ nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung, Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn để cải thiện NSLĐ của các ngành kinh tế. Đồng thời, phát triển thị trường lao động cùng các chính sách liên quan nhằm thúc đẩy quá trình dịch chuyển lao động theo đúng nhu cầu dịch chuyển cơ cấu”- Viện trưởng Thành khuyến nghị.

Cũng theo vị này, bên cạnh đó, nhóm ngành Công nghiệp (chế biến chế tạo) và Dịch vụ cần được chú trọng nhiều hơn nữa về cải thiện môi trường kinh doanh và thay đổi công nghệ, nhằm tạo động lực bền vững cho sự cải thiện năng suất chung. 

Năng suất lao động khu vực nông nghiệp thấp nhất nền kinh tế

NSLĐ bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động năm 2017 cùng với sự biến thiên đáng kể của tốc độ tăng trưởng qua các năm. Tính trung bình trong giai đoạn 2008-2016, các ngành kinh tế có NSLĐ ở mức cao là các ngành “Khai khoáng, Sản xuất và phân phối điện, khí”, “Hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm”, “Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ”, “Hoạt động kinh doanh bất động sản”, “Cung cấp nước”. Ngành “Công nghiệp chế biến chế tạo” có NSLĐ chưa cao và ngành“Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” vẫn nằm trong số các ngành có mức NSLĐ thấp nhất nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến có 30 đầu mối trực thuộc

(PLVN) - Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ này sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.

Đọc thêm

Ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến hết năm 2027

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Ngành Ngân hàng phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, có tác động đến nhiều chính sách, trong đó có chính sách tiền tệ, sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn và lắng nghe các giải pháp phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025.

Tuyên truyền sâu rộng chính sách pháp luật trong lĩnh vực hải quan

Cán bộ Hải quan phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân. (Ảnh: Quang Phú)
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin năm 2025 nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành để tổ chức, cá nhân có liên quan nắm bắt và thực thi có hiệu quả; gắn phổ biến pháp luật với xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan…

Chính sách thuế mới của Trump tác động thế nào tới xuất khẩu cá ngừ Việt Nam?

Chính sách thuế mới của Trump tác động thế nào tới xuất khẩu cá ngừ Việt Nam?
(PLVN) -  Năm 2024, ngành cá ngừ Việt Nam đã cán đích ấn tượng với kim ngạch XK đạt 989 triệu USD, tăng 17% so với năm 2023. Trong số các thị trường XK cá ngừ, Mỹ đang là thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam với tỷ trọng chiếm hơn 39% tổng kim ngạch XK. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang rất là lo ngại về những chính sách thương mại, đặc biệt là các mức thuế quan mà chính quyền Trump có thể áp dụng với các quốc gia đang có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ, trong đó có Việt Nam.

Mãnh liệt sức sống Việt

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. Ảnh: VGP.
(PLVN) -  Hôm qua (10/2), “Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới” đã diễn ra tại Hà Nội trong một bối cảnh đặc biệt.

Nhiều đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

Nhiều đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân
(PLVN) -  Hiện nhiều ý kiến đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đều cho rằng cần phải thay đổi mức giảm trừ gia cảnh và các bậc tính thuế. Trong tờ trình mới nhất về sửa đổi Luật Thuế TNCN của Bộ Tài chính, các vấn đề này đều đã được đề cập cụ thể.

Vốn chính sách giúp nhiều nữ đảng viên vùng cao phát triển thành công kinh tế gia đình

Nữ đảng viên Vũ Thị Lệ Thủy - Giám đốc HTX 3T Farm, thị trấn Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) giới thiệu sản phẩm cam chất lượng cao để bán ra thị trường. (Ảnh trong bài: Trần Lê)
(PLVN) -  Không chỉ thể hiện vai trò của người đảng viên gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nữ đảng viên còn là gương sáng khi quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách, nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương.

Tín hiệu vui về nội lực doanh nghiệp Việt

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tại Tập đoàn THACO. Ảnh: VGP
(PLVN) -  Ngày 8/2 vừa qua, trong chương trình công tác tại Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc với Cty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) tại Khu kinh tế mở Chu Lai.

Để có những vụ mùa bội thu

Ngành Nông nghiệp các địa phương, điển hình như Bình Thuận, nỗ lực vượt khó và đột phá. (Ảnh: Báo Bình Thuận)
(PLVN) - Bước vào năm mới, trên khắp các tỉnh, thành, không khí lao động sản xuất sôi động đang lan tỏa mạnh mẽ, từ miền núi phía Bắc đến Đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân cùng các doanh nghiệp nông nghiệp đồng lòng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Sự chung sức này đã và đang góp phần đưa ngành Nông nghiệp cả nước phấn đấu đạt những thành tựu vượt bậc, hướng đến mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025.

Đồng Nai trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án lớn

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp. (Ảnh: H.M)
(PLVN) - Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 14 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn trong nước; trong đó, 12 dự án FDI với tổng vốn hơn 680 triệu USD và 2 dự án trong nước với vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.

Xuất khẩu nông sản gặp khó ngay đầu năm 2025

Xuất khẩu nông sản gặp khó ngay đầu năm 2025
(PLVN) - Chia sẻ về tình hình tăng trưởng của ngành nông nghiệp đầu năm 2025, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, nông sản đang gặp bất lợi kép do sản lượng tăng nhưng giá và sức mua giảm.

EU siết quy định đối với nông sản tươi: Lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Ảnh minh họa. (Ảnh: TTĐN)
(PLVN) -  Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ điển cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với nông sản tươi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tác động môi trường. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến thị trường Bắc Âu, gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy – nơi nổi tiếng với yêu cầu cao về an toàn thực phẩm. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Sức Xuân trên công trường

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong những ngày đầu Xuân, ngay từ 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chương trình công tác kiểm tra một số công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm.

Bảo đảm cấp đủ vốn cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2025. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) -  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bảo đảm nguồn vốn cho nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh vốn huy động, vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế với chính sách lãi suất hợp lý. Ngoài ra, nếu cần thiết, NHNN sẽ sử dụng các công cụ điều hành trong việc cung ứng vốn, tái cấp vốn…

Nghiệm thu phòng thí nghiệm Nông sản và Thực phẩm tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II

Quang cảnh Lễ ký kết
(PLVN) - Ngày 6/2, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quốc tế Tân Đại Dương (Việt Nam) và Tập Đoàn Kiểm Nghiệm Trung Quốc - Công ty TNHH Quảng Tây, Chi nhánh Đông Hưng (Trung Quốc) đã ký kết nghiệm thu bàn giao nhà làm việc, trang thiết bị phòng thí nghiệm Nông sản và Thực phẩm (CCIC) tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II.