Vì sao lĩnh vực giao thông tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao?

Hội thảo do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ GTVT và UNDP Việt Nam tổ chức.
Hội thảo do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ GTVT và UNDP Việt Nam tổ chức.
(PLVN) - Đó là vấn đề được nêu ra tại buổi Tọa đàm Khoa học “Đánh giá nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam”, diễn ra hôm qua (9/12), do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ GTVT và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức.

“Đá” cả công ước quốc tế 

Theo ông Nguyễn Việt Hoàng, chuyên gia UNDP, giao thông vận tải (GTVT) là ngành thu hút cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao. Theo nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ thực hiện vào năm 2012, ngành GTVT đứng thứ 5 trong tổng số 22 ngành có hành vi tham nhũng diễn ra phổ biến nhất. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát liên quan đến tham nhũng nhưng chưa có bất kỳ đánh giá rủi ro tham nhũng nào trong lĩnh vực GTVT.

Giới thiệu về Nghiên cứu khảo sát đánh giá nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam, ông Hoàng cho biết, trên cơ sở nghiên cứu cơ chế quản lý lĩnh vực vận tải đường bộ cũng như các thông tin, tài liệu về tình hình tham nhũng trong lĩnh vực này, việc khảo sát đã phát hiện ra những yếu tố có thể mang đến nguy cơ tham nhũng có nguyên nhân từ đặc thù ngành nghề của hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ; từ sự phức tạp, không thống nhất, chồng chéo trong các quy định của pháp luật hiện hành; từ sự yếu kém trong quá trình thực thi pháp luật, thiếu hiệu quả của bộ máy quản lý và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức. 

Ngoài ra, nguy cơ còn đến từ sự thiếu công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Đáng chú ý, ngoài những yếu tố trên còn có nguy cơ từ nhận thức và thái độ ứng xử của doanh nghiệp (DN) vận tải trong quan hệ với cơ quan công quyền.

Khẳng định Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) là văn bản mấu chốt nhất để thực thi các hoạt động vận tải đường bộ, nhưng ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho rằng Luật này còn khá nhiều bất cập. “Phần quy định về ý nghĩa màu đèn tín hiệu giao thông viết không rõ ràng… Công ước Viên cho phép ô tô được chạy qua đèn vàng, tại sao chúng ta lại quy định: đèn vàng phải dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Điều này dẫn đến việc các đồng chí công an cứ thấy đèn vàng bật lên mà ô tô chạy qua vạch dừng là phạt 3-5 triệu đồng… Số người vi phạm quá nhiều, nhân lên mỗi năm phạt bao nhiêu?”, ông Tạo dẫn chứng. 

Trên cơ sở đó, ông Tạo kiến nghị: “Khi viết luật phải rõ ràng, làm sao cho người viết luật, người thực thi luật và người chấp hành luật phải hiểu một khái niệm giống nhau”.

Ông Tạo còn cho biết, Dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi) coi việc ô tô đi qua đèn xanh vào nút giao có ùn tắc giao thông cũng bị phạt. Điều này là vô lý và tạo điều kiện cho người thực thi pháp luật tham nhũng. Nguyên nhân gây ùn tắc trong nút giao có đèn tín hiệu giao thông là do người tổ chức giao thông chứ không phải người đi đường, tại sao phạt tài xế?

Nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cũng nhận xét: hiện Luật GTĐB phân loại giấy phép lái xe theo trọng tải của ô tô; trong khi thế giới đều phân loại giấy phép lái xe theo trọng lượng toàn bộ của ô tô. “Ô tô chuyên dùng thì không có trọng tải, cho nên có thể quan niệm ô tô đó trọng tải bao nhiêu là do họ định ra. Khi đã không có chuẩn mực thì thích phạt thì phạt, điều đó là không nên”, ông Tạo nói.

Hình minh họa
Hình minh họa 

“Làm gì phải quy định lắm thứ thế?”

Liên quan đến việc quản lý vận tải đường bộ, ông Tạo cho rằng các cơ quan chức năng “đang loay hoay trong quản lý các xe công nghệ”, khi “yêu cầu xe này, xe kia phải dán thêm giấy này, giấy kia”. “Ngay chiếc ô tô tải, đến đứa trẻ cũng biết đó là ô tô tải mà chúng ta lại quy định trên ô tô phải dán chữ “Ô tô chở hàng”; nếu không dán thì sẽ bị phạt tiền”, ông Tạo nói. 

Ngoài khó hiểu, dài dòng, theo ông Tạo, các quy định về quản lý vận tải đường bộ còn nhiều thủ tục phức tạp, đọc rất khó hiểu. “Chúng ta làm gì phải quy định lắm thứ thế? Chỉ cần quy định làm thế nào để một cái ô tô vận tải tham gia kinh doanh đảm bảo tiêu chí đầu tiên là an toàn và bảo đảm môi trường; thứ hai là thu được thuế cho Nhà nước; thứ ba là nâng cao tiện nghi, tiện ích cho nhân dân… 

“Trong điều kiện kinh tế hiện nay, thời cơ của CMCN 4.0, người ta không nhận diện bằng trực quan nữa, nhưng người quản lý vận tải không đi vào hướng này mà cứ vòng vo, đi vào lối mòn từ những năm 1950 - 1960. Khi chúng ta xây tòa lâu đài trên ngôi nhà cấp 4 mà cứ sửa mãi thì nó vẫn chỉ là nhà cấp 4 mà thôi. Bởi vậy phải thay đổi tư duy, phải có đột phá. Chúng ta nên giảm những thủ tục mang tính chất hình thức và tập trung vào những nội dung có tính bản chất, khách quan để từ đó có thể giảm tham nhũng”, ông Tạo nói.

Đưa ra ví dụ cho việc tổ chức giao thông hiện nay, ông Tạo cho hay: lực lượng chức năng nhiều khi cứ mải mê đi phạt mà không xử lý được triệt để: “Xe khách chở 45 người mà mới nhận được 10 khách đã đuổi người ta ra khỏi bến thì làm sao họ chịu nổi, vì thế họ phải chạy vòng vo để đón khách. Đó là chúng ta tổ chức giao thông không tốt, quản lý giao thông của chúng ta đang quá bất cập”. 

Hiện các văn bản quản lý vận tải đường bộ thiên nhiều về hình thức và thủ tục hành chính, rất phức tạp nên nhiều DN dễ vi phạm và từ đó dễ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Để vấn đề quản lý vận tải được chặt chẽ, minh bạch, nâng cao hiệu quả vận tải, tạo điều kiện cho DN phát triển, giảm chi phí vô ích… ông Tạo kiến nghị cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, trong đó hoàn thiện công tác quản lý xe Grab. Đồng thời, hoàn thiện công tác quản lý bến xe để đảm bảo khách quan, minh bạch, tránh tham nhũng, đặc biệt dưới hình thức xin - cho.

Tán đồng với quan điểm trên, LS Nguyễn Xuân Toán (Cty Luật Lạc Việt) cũng kiến nghị pháp luật kinh doanh vận tải đường bộ cần hoàn thiện thêm, các quy định phải đơn nghĩa, không được hiểu theo đa nghĩa. Đối với những thông lệ quốc tế đã có từ lâu và áp dụng trơn tru thì nên được giữ nguyên. 

“Vấn đề quản lý bến xe, hiện nay chủ trương của các TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… muốn cho ra ngoài nội đô, nảy sinh rất nhiều tiêu cực mà tiêu cực lớn nhất là bây giờ muốn trụ lại bến xe, các nhà xe phải mất vài trăm triệu đồng. Bạn tôi là DN vận tải nói cho tôi biết tất cả những tiêu cực này. Bây giờ muốn có một “lốt” đẹp của bến xe không phải là 100-200 triệu nữa mà là 500 triệu đồng. Đấy là tham nhũng chứ là cái gì. Bởi vậy, chúng ta phải đưa ra những quy định thế nào để DN vận tải có thể tiếp cận hành khách mà không mất tiền, giảm tham nhũng?”. 

Ông Khương Kim Tạo

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.