Vì sao Hà Nội phải cấm bóng cười?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước những tác động nguy hiểm từ việc người dân tự ý sử dụng khí N2O (trong bóng cười) như một chất kích thích mua vui, Hà Nội mới chính thức cấm mua bán, sử dụng bóng cười.  

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide (N2O). Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball). Người sử dụng chỉ cần cầm bóng để hít hà. Khí nitrous oxide sẽ lan tỏa, ngấm vào cơ thể tạo cảm giác phấn khích và ảo giác gây cười cho người sử dụng. Khí N2O được nhiều nước sử dụng để phục vụ lĩnh vực y tế, công nghiệp.

Trong y tế, N2O được dùng để gây tê, giảm đau thông thường và cả trong phẫu thuật lạnh. Trong công nghiệp, N2O được dùng nhiều trong hoạt động đóng gói sản phẩm như dược liệu, thực phẩm… Ngoài ra, khí này cũng có mặt trong các thí nghiệm phân tích và nghiên cứu.

“Vui” một phút, khổ cả đời

Mặc dù các phương tiện truyền thông đã cảnh báo rất nhiều về tác hại  khi sử dụng bóng cười để giải trí, nhưng giới trẻ vẫn chủ quan, không từ bỏ được cảm giác phê pha khi hít N2O. Tại nhiều quán bar, vũ trường, thậm chí vỉa hè Hà Nội, người chơi muốn mua bao nhiêu bóng cười cũng có, cứ hít hết chất khí trong quả bóng được mấy phút lại mua tiếp những quả bóng khác cho đến khi ôm nhau cười trong tiếng nhạc mạnh để “vui vẻ”. Chính điều này đã khiến nhiều thanh niên  phải nhận lại hậu quả nặng nề.

Trường hợp điển hình gần đây là vụ 7 người chết trong lễ hội âm nhạc ở Hồ Tây. Theo kết quả test nhanh cho thấy các nạn nhân đều dương tính với ma tuý đá, cần sa, thuốc lắc và đều có sử dụng bóng cười. 

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng điều trị cho nam thanh niên 26 tuổi (Tây Hồ, Hà Nội) bị ngộ độc khí N2O sau khoảng sáu tháng hít bóng cười liên tục. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tổn thương thần kinh, tổn thương tủy sống, tê bì hai chân. Bệnh nhân cho biết tự mua bình khí N2O nặng 5kg với giá hơn 1 triệu đồng về, rồi tự bơm bóng để sử dụng, hầu như ngày nào hít tới 20 quả. Vài ngày trước khi nhập viện, anh này thấy có biểu hiện mất thăng bằng, yếu tay chân và tê bì từ ngón chân lên đến vùng thắt lưng, tê bì 2 bàn tay, đôi lúc có cảm giác tê bì lan đến ngực nên đi khám bệnh. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc khí do hít bóng cười.

Tương tự, tại Hải Phòng, một vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trên địa bàn phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, khiến nhiều người bị thương nặng. Theo đó, một nam thanh niên đang lái xe thì đến mất hành vi điều khiển và gây tai nạn cho người đi đường. Phía lãnh đạo Công an quận Ngô Quyền cũng đã xác nhận, trước khi tham gia giao thông, nam thanh niên này có sử dụng một quả bóng cười.

Nguy hiểm không kém “đập đá”

Trao đổi với báo chí, bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa T3, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết, đến nay N2O vẫn có trong danh mục các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ chế tác động của N2O lên cơ thể người sử dụng khá phức tạp và khoa học vẫn chưa tìm hiểu đầy đủ. Có thể nói, N2O tác động gây một hiệu ứng giải lo âu, tác dụng tê/mê, giảm đau và sảng khoái. N2O gây vô cảm hoặc tê mê toàn thân nhưng không mất tri giác.

Hiện nay, khí cười được lạm dụng ra khỏi phạm vi y tế, nó được bán trên “thị trường đen” dưới hình thức một bình xịt. Người sử dụng sẽ bơm vào một bong bóng và thở ra hít vào trong cái bong bóng đó. Nếu hít trực tiếp từ bình xịt thì có thể bị bỏng lạnh niêm nạc hầu họng và đường hô hấp. Sau khi hít 10-30 giây, N2O sẽ gây một hiệu ứng sảng khoái, vui vẻ và duy trì trong 2-3 phút, làm giảm nhẹ sự tỉnh táo.

Việc sử dụng thường xuyên khí cười có thể gây ra các rối loạn như: cảm giác châm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạn giấc ngủ và rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp; thiếu máu, thiếu B12. Ngoài ra, việc dùng quá liều N2O sẽ dẫn đến rối loạn vận động, suy giảm nhận thức hay co giật

Bác sĩ Trần Chí Thành, Khoa Ung bướu, Bệnh viện tỉnh Khánh Hoà khuyến cáo, sử dụng N2O quá nhiều gây giãn mạch máu, có hại cho tim mạch và hệ thần kinh. Việc sử dụng N2O lâu dài nguy hiểm không kém “đập đá”, nhưng hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về chất này nên chưa có kết luận chính xác. 

Từ những hậu quả nặng nề khi người dân tự ý sử dụng khí N2O, ngày 29/5 Bộ Y tế đã gửi văn bản nhất trí với đề nghị của UBND TP Hà Nội về việc không được sử dụng khí N2O (để bơm trong bóng cười) với mục đích vui chơi, giải trí vì khí này làm thay đổi trạng thái tâm thần kinh và đề nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo công tác truyền thông về tác hại của khí này đối với sức khỏe con người.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.