Vì sao Hà Nội khó mở làn riêng cho xe buýt?

Hiện Hà Nội duy nhất chỉ có 1,3 km đường dành riêng cho xe buýt tại dải giữa đường Yên Phụ
Hiện Hà Nội duy nhất chỉ có 1,3 km đường dành riêng cho xe buýt tại dải giữa đường Yên Phụ
(PLO) - Để thu hút người dân tham gia phương tiện công cộng, mới đây Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội (TTQL&ĐHGTĐT) đã đề xuất dành ra một làn riêng cho xe buýt lưu thông. Nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất có tính khả thi thấp bởi hạ tầng giao thông trên địa bàn Hà Nội hiện vẫn hạn chế, chưa đủ để đáp ứng việc tách làn riêng cho xe buýt. 

Tràn lan đi sai làn đường

TTQL&ĐHGTĐT Hà Nội cho biết, ở Hà Nội có 112 tuyến xe buýt với 18.000 xe. Tuy nhiên, lượng phương tiện công cộng gồm xe buýt, taxi… mới chỉ giải quyết 15% nhu cầu của người dân. Để giảm thiểu nguy cơ gây ùn tắc giao thông, thu hút người dân tham gia bằng phương tiện công cộng như xe buýt (gồm xe buýt thường và xe buýt BRT), việc có làn riêng để xe lưu thông là hết sức cần thiết. 

Cũng theo đơn vị này, trong năm 2018, đơn vị sẽ nghiên cứu, đề xuất Sở GTVT dành riêng một làn cho xe buýt tuyến Ngã Tư Sở - Cầu Trắng (Hà Đông). Ngoài ra, sau khi tuyến đường sắt trên cao hoàn thành sẽ làm làn riêng cho xe buýt thường dọc trục đường này và kết nối ngang giữa các tuyến xe buýt với các nhà chờ. 

Theo tìm hiểu, việc phân làn như trên không phải đến bây giờ mới đề cập. Khoảng tháng 4/2004, Hà Nội đã mở đường ưu tiên cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, sau nhiều tồn tại, bất cập cùng với việc triển khai thi công đường sắt trên cao nên làn riêng này được bãi bỏ.

Khách quan nhìn nhận, mục đích của việc phân làn, tách dòng phương tiện trên một số trục đường chính là nhằm nâng cao ý thức của người dân đi đúng làn đường, giảm thiểu xung đột giao thông, tăng khả năng lưu thông. Thế nhưng, do hạ tầng chưa theo kịp với sự phát triển của vận tải cùng với ý thức của người dân chưa cao đã khiến mục đích đề ra vẫn chưa hoàn toàn đạt được. Minh chứng dễ nhất là trong khung giờ cao điểm, tình trạng xe máy không tuân thủ làn đường của mình, đi lấn làn, sai làn thậm chí còn cắt ngang đầu ô tô còn diễn ra khá phổ biến. 

Cụ thể, tham gia giao thông trên các tuyến phố chính như: Xã Đàn, Kim Mã, Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, Giải Phóng... thời điểm từ 17h – 19h, có thể dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều xe máy “vô tư” đi lấn làn, sai làn đường. Chia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề trên, nhà văn Nguyễn Văn Học, người giành Giải Nhì của cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Uỷ ban An toàn giao thông Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức cho biết, ngoài ý thức người dân thì căn nguyên của việc vi phạm giao thông trên xuất phát từ sự “đuối hơi” của hạ tầng với phương tiện giao thông. Và mục đích tạo một làn riêng cho phương tiện công cộng như xe buýt sẽ trực tiếp góp phần hạn chế gia tăng phương cá nhân nhưng đồng thời cũng rất khó khăn bởi hạ tầng giao thông Hà Nội còn chưa đồng bộ. 

Theo nhà văn Nguyễn Văn Học, để đề xuất trên không “nằm trên giấy”, các ban ngành chức năng cần có những khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng và xác định tiêu chí khai thác những đoạn mặt đường đủ rộng, bố trí hợp lý luồng, làn xe buýt là giải pháp thiết thực cho giao thông công cộng hiện tại, tập trung phục vụ số đông những người có lộ trình thường xuyên, nơi đi, nơi đến là những trung tâm thương mại, công sở, dịch vụ, văn hóa, trường học, bệnh viện. 

Có nên tách làn đường riêng?

Theo Đề án phát triển quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030, phát triển mạng lưới xe buýt là một hợp phần quan trọng của hệ thống giao thông công cộng của TP, nhất là trong giai đoạn hệ thống đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình triển khai, xây dựng. 

Do vậy, để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, bên cạnh việc đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng cần có những giải pháp nhằm cải thiện vận tốc đi lại của xe buýt nhằm tăng sức hấp dẫn của loại hình phương tiện này. Tuy nhiên, có thực tế khó khăn hiện nay là, Hà Nội dù có trên 100 tuyến buýt nhưng chỉ có tuyến BRT là có đường dành riêng, phần lớn buýt cùng chạy chung đường với phương tiện hỗn hợp, đây là thực trạng rất khó để buýt hoàn thành sứ mệnh được giao.

Theo nhiều chuyên gia giao thông, việc có làn đường riêng cho xe buýt là cần thiết nhưng cần có sự tính toán kỹ lưỡng và chỉ nên triển khai ở những làn đường rộng. Chẳng hạn, với những tuyến đường đang chiếm tới 30% tần suất hoạt động của mạng buýt hàng ngày như: Vành đai 3, Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ… thì hoàn toàn có đủ điều kiện để bố trí một làn đường ưu tiên. Tuy nhiên, với đường Nguyễn Trãi — Trần Phú (Hà Đông) do có đường sắt trên cao chạy qua, lưu lượng giao thông lớn… việc tổ chức phân luồng, chia làn đường sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, trả lời báo chí, Thạc sỹ Vũ Anh Tuấn – Giảng viên bộ môn Quản lý GTVT- Trường ĐH GTVT Hà Nội cho biết, với việc tách làn đường dành riêng cho xe buýt, cần phải cân đối nhiều vấn đề. Trong đó có việc xác định mục tiêu phát triển của từng tuyến đường là phục vụ chủ đạo cho giao thông công cộng hay ưu tiên giao thông cá nhân. 

Theo ông Tuấn, về cơ bản hoàn toàn có thể bố trí xem xét làn đường dành riêng cho xe buýt trên những trục đường chính và theo nghiên cứu phải là những trục đường có quy mô mặt cắt tối thiểu lớn hơn 34 mét thì khi đó mới đủ điều kiện không gian bố trí làn đường riêng cho xe buýt. Như vậy, xét trên toàn mạng lưới thì chỉ có những tuyến đường trục chính có làn riêng, những tuyến nhánh, tuyến đường kết nối… bố trí làn đường dành riêng cho xe buýt sẽ khó khăn. 

Tổ chức giao thông trên hầu hết các tuyến phố của Thủ đô hiện nay theo hình thức hỗn hợp, xe máy đi chung làn với ô tô, xe buýt. Năm 2008 – 2013, Hà Nội có 5,3 km đường ưu tiên cho xe buýt trên trục Nguyễn Trãi – Thanh Xuân, nhưng năm 2014 đã bị loại bỏ khi xây dựng tuyến đường sắt trên cao. Hiện nay, Hà Nội duy nhất chỉ có 1,3 km đường dành riêng cho xe buýt tại dải giữa đường Yên Phụ trên tổng số 500 km đường giao thông của Thủ đô.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.