Vì sao “hà bá” vẫn có thể cướp mạng sống của hơn 2.000 trẻ em Việt mỗi năm?

Dạy bơi cho trẻ là việc cần thiết
Dạy bơi cho trẻ là việc cần thiết
(PLVN) - Con số đáng buồn này được đưa ra tại Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích lần thứ ba ngày 12/11/2019 mới đây. Phải chăng nỗ lực của các ban ngành chức năng, chính quyền địa phương vẫn chưa thể thắng được hà bá, khi mà môi trường sống có nhiều ao hồ, mương, kênh, rạch, sông, suối… vẫn luôn là nguy cơ tiềm ẩn?

Là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em dưới 19 tuổi

Bà Vũ Thị Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ tử vong do đuối nước. Như vậy, trung bình mỗi ngày có gần 5,5 trẻ bị đuối nước tử vong. “So với năm 2010, con số này đã giảm hơn 1.300 trường hợp nhưng đến nay đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em do tai nạn thương tích trên toàn quốc”- bà Hoa nói.

Báo cáo tại Hội nghị cũng cho thấy, mỗi năm đuối nước chiếm trên 45% số ca trẻ tử vong do tai nạn thương tích và là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em dưới 19 tuổi hàng năm. Trẻ nam bị đuối nước nhiều gấp hai lần trẻ nữ.

“Tai nạn thương tích là nguyên nhân chính gây tổn thất lớn về người và tài sản cho xã hội. Trong đó đuối nước tạo gánh nặng tổn thương đến sức khỏe an toàn của trẻ em, đặc biệt là hạnh phúc của các gia đình”- ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh

Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm có khoảng trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước, 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo bà Anuradha Khanai, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Vận động chính sách Y tế toàn cầu GHAI (Mỹ), tỷ lệ trẻ em bị tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao gấp 10 lần so với tỷ lệ của các nước phát triển.

Dạy bơi sống còn, chứ không bơi thông thường

Theo một thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, chỉ khoảng 30% học sinh tiểu học và THCS ở Việt Nam biết bơi. Trong khi đó, tỉ lệ đuối nước chiếm trên 45% các vụ tai nạn tử vong, thương tích ở trẻ em. Các chuyên gia cho rằng dạy bơi, học bơi là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ em, nhất là môi trường sống của trẻ Việt Nam lại có nhiều ao, hồ, mương, kênh, rạch, sông, suối… tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước.

Vì thế, để phòng chống đuối nước, phải nâng cao nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ. Đặc biệt là nâng cao kiến thức kỹ năng cho trẻ, dạy kỹ năng an toàn, dạy bơi cho trẻ.

Thống kê sơ bộ về các vụ đuối nước trong 6 tháng đầu năm 2019
 Thống kê sơ bộ về các vụ đuối nước trong 6 tháng đầu năm 2019

Từ tháng 6/2018, Bộ LĐ-TB&XH, WHO và Tổ chức GHAI đã hỗ trợ Việt Nam triển khai chương trình phòng, chống đuối nước ở trẻ em. Giai đoạn 1, dự án được triển khai tại 21 huyện thuộc 8 tỉnh, thành gồm Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Sóc Trăng.

Đây là các địa phương có tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao nhất. Hơn 550 giáo viên dạy bơi đã được đào tạo. Đến nay, hơn 6.100 trẻ được học bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Đến cuối năm 2019, dự kiến trên 16.000 trẻ em từ 6 đến 15 tuổi được đào tạo về kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Dự án sẽ tiếp tục triển khai chương trình tại các tỉnh khác, đảm bảo giảm thiểu thương tích do đuối nước ở trẻ em 20%. “Trẻ em từ 6-15 tuổi sẽ được tham gia học bơi 15 buổi với thời gian từ 60- 90 phút. Sau khoá học, trẻ sẽ được kiểm tra và trẻ học bơi cần phải bơi được 25m và nổi trong 90 giây. Chúng tôi dạy trẻ kỹ năng bơi sống còn, không phải bơi thông thường”, bà Anuradha Khanai nhấn mạnh.

Về phía Cục Trẻ em, bà Vũ Thị Kim Hoa cho biết: “Hiện chúng tôi xây dựng tài liệu dạy bơi an toàn cho trẻ, mỗi trẻ sau khi kết thúc khóa học phải đạt tiêu chí bơi được 25m và nổi được 90 giây”.

Cần lắm sự trách nhiệm của nhiều người

Các cụ ngày xưa có câu “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo”, nhưng đừng bắt trẻ phải “biết”, mà cần phải dạy cho trẻ “biết”, bởi đó là quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền sống còn của trẻ.

Từ thực tế phòng chống đuối nước cho trẻ em đã và đang được thực hiện, có thể thấy 10 năm qua, các chính sách và can thiệp phòng chống tai nạn thương tích nói chung và đuối nước nói riêng của các bộ, ngành, địa phương đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ số người tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng.

Nhiều địa phương đã kêu gọi các đơn vị, trường học, gia đình… cùng tham gia, góp phần giảm thiểu đuối nước, hướng đến tiêu chí “cộng đồng an toàn”, “ngôi nhà an toàn” và “trường học an toàn”. Đã có những cá nhân chung tay đóng góp nhân lực, vật lực vào việc dạy bơi cho trẻ hoặc đầu tư cơ sở vật chất, bể bơi để toàn dân có điều kiện học bơi… mà câu chuyện của người phụ nữ nghèo hơn 15 năm dạy bơi miễn phí cho trẻ em xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là một ví dụ.

Lý do khiến bà Sáu Thia trở thành “huấn luyện viên” dạy bơi cho trẻ em rất đơn giản nhưng cũng rất đỗi tình người. “Miền Tây sông nước mênh mông, chằng chịt, nhưng tôi coi ti vi thấy chỉ có 35% trẻ em ở khu vực này biết bơi đúng cách và thấy nhiều trường hợp trẻ em chết đuối mà thương lắm. Nên tôi muốn dạy mấy đứa nhỏ biết bơi để chúng tự bảo vệ mình được chứ đâu vì chuyện tiền bạc” - bà Sáu Thia cho biết.

Bà Sáu Thia dạy bơi miễn phí cho trẻ em
 Bà Sáu Thia dạy bơi miễn phí cho trẻ em

Nghĩ là làm, bà Sáu Thia quyết định mở lớp dạy bơi với hồ dã chiến dựng từ tre, sào trên các khúc sông cạn trên địa bàn xã. Hồ bơi của bà là những chiếc cọc tre đóng chặt xuống đáy sông, được bao lưới cẩn thận xung quanh, chiều ngang độ 4m, dài 8m và cao 2m.

Lớp học bơi của bà Sáu diễn ra đều đặn hàng ngày trong 3 tháng hè, mỗi buổi học diễn ra 1,5 giờ và khóa học kéo dài trong khoảng 10-15 ngày. Bà tận tình chỉ cách lặn, ngụp, đạp chân, quạt tay cho từng em. Bà Sáu Thia khẳng định em nào học nhanh thì chỉ cần 5 ngày là biết bơi, chậm thì 10 ngày.

Sau khi “tốt nghiệp” lớp học bơi của bà Sáu Thia, các em đều vượt qua kỳ sát hạch của Trung tâm văn hóa thể thao huyện Tháp Mười và được cấp giấy chứng nhận. 15 năm qua, bà Sáu Thia đã dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em vùng này. Trung bình mỗi năm bà dạy khoảng 8 lớp với khoảng 240 trẻ từ 7-15 tuổi.

Cao tuổi nên việc ngâm nước lâu mỗi ngày với bà Sáu Thia cũng không hề dễ dàng gì. “Ngâm mình dưới nước lâu, tối về xương khớp đau nhức lắm nhưng rồi nghĩ đến tụi nhỏ thì mọi cơn đau đều tan biến, chỉ mong trời mau sáng để được ra sông dạy tụi nó biết bơi”, bà Sáu Thia cho biết.

Trân trọng tấm lòng và những đóng góp của bà, nhiều năm qua, UBND xã, huyện đều trao Giấy khen và biểu dương, khen thưởng. Mới đây, bà Trần Thị Kim Thia được UBND tỉnh Đồng Tháp tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác dạy bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em từ năm 1992 - 2017.

Năm 2017, bà Sáu Thia được Hãng thông tấn BBC của Anh bình chọn trong tốp 100 phụ nữ tiêu biểu có ảnh hưởng và truyền cảm hứng trên toàn thế giới. Năm 2018 bà là một trong 3 cá nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long vinh dự nhận giải thưởng KOVA ở hạng mục “Sống đẹp” và bà cũng là một trong 73 cá nhân được tôn vinh tại cuộc triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” nhân dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tháng 5/2019 vừa qua.

Từ câu chuyện của bà Sáu Thia có thể thấy, việc giành giật lại mạng sống những đứa trẻ từ tay “hà bá” cần lắm sự trách nhiệm của nhiều người, để cho mỗi ngày qua đi sẽ không còn những con số về những đứa trẻ thiệt mạng vì đuối nước xuất hiện trên báo đài truyền thông nữa.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.