Vì sao đường Nha Trang – Đà Lạt phải làm muộn?

Tính đến nay, có ít nhất 9 tuyến đường bộ từ vùng duyên hải (Quảng Ngãi - Bình Thuận) đã vươn lên Tây Nguyên. Trong đó, đường Nha Trang – Đà Lạt buộc phải xây dựng sau cùng. Vì sao?

Tính đến nay, có ít nhất 9 tuyến đường bộ từ vùng duyên hải (Quảng Ngãi - Bình Thuận) đã vươn lên Tây Nguyên. Trong đó, đường Nha Trang – Đà Lạt buộc phải xây dựng sau cùng. Vì sao?
Thi công đường đèo 723.
Thi công đường đèo 723.

Một thời, người Pháp có ý tưởng xây dựng Đà Lạt thành trung tâm lớn của Đông Dương. Họ khẩn trương xây dựng tuyến đường sắt tháp Chàm – Đà Lạt và hai tuyến đường bộ Dầu Dây – Đà Lạt và Phan Rang – Đà Lạt (nay là QL20 và QL 27). Nhưng tuyến đường Nha Trang – Đà Lạt thì không? Vì sao?

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đường Nha Trang – Đà Lạt đã được bàn đến trong cuộc họp tại Buôn Ma Thuột (khoảng 1978) do ông Trần Kiên chủ trì. Ông Trần Kiên lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk, được Trung ương giao nhiệm vụ, đã họp với đoàn đại biểu đến từ 4 tỉnh Lâm Đồng, Phú Khánh (cũ), Đăk Lăk và thuận Hải (cũ). Nội dung trọng tâm của cuộc họp là phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh quốc phòng và khai thác tiềm năng kinh tế vùng đất giáp ranh 4 tỉnh. Một trong những biện pháp hàng đầu mà các đại biểu thảo luận nhiều nhất là 4 tỉnh cùng phối hợp làm đường ô tô đến vùng đất giáp ranh nói trên, trong đó hai tỉnh Lâm Đồng và Phúc Khánh (cũ) mở ngay tuyến đường nối liền hai huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) và Khánh Vĩnh (Phú Khánh cũ), làm tiền đề để mở tuyến đường Nha Trang – Đà Lạt.

Đoàn đại biểu của Phú khánh (cũ) do ông Quách Tiến Hấp, Tỉnh đội trưởng làm trưởng đoàn và ông Võ Hòa, Trưởng Ty GTVT làm phó đoàn, đã chủ động tham gia nhiều ý kiến hết sức thực tiễn. Người viết bài này được vinh dự là thành viên duy nhất của GTVT Phú Khánh (cũ) được ông Võ Hòa chỉ định, cũng dự họp tại Buôn ma Thuột năm ấy.

Vậy mà phải gần 30 năm sau cuộc họp ấy, tuyến đường Nha Trang – Đà Lạt mới trở thành hiện thực, làm nức lòng biết bao nhiêu người, làm ngỡ ngàng hoặc tự hào của biết bao vị trong giới chuyên môn.
Đường đèo 723 hiện nay.
Đường đèo 723 hiện nay.

Gần đây, khi khẩn trương chuẩn bị cho tuyến đường này, giới chuyên môn của ngành GTVT hai tỉnh cận kề đã tập trung trí tuệ để chọn vị trí thấp nhất trên dãy núi Hòn Giao làm nơi tuyến đường vượt qua nhằm đảm bảo được tiêu chuẩn tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, cảnh quan, môi trường và đặc biệt là an toàn giao thông. Câu trả lời về vị trí thấp nhất ấy là eo Hòn Giao của dãy núi Hòn Giao, cao 1650 m, là eo  thấp nhất dành cho tuyến đường ngắn nhất. Đó cũng là “tâm điểm” số một mà rất nhiều đại biểu trong cuộc họp tại Buôn Ma Thuột năm nào đã quan tâm đến. Những đại biểu này phần lớn là những sĩ quan, cựu sĩ quan quân đội ta, rất thông thạo địa hình vùng đất này theo đó thì dãy núi Hòn Giao y hệt như bức tường thành, dựng đứng, khổng lồ, cao vời vợi, chạy hướng Bắc Nam, làm nên ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh tinh Tây Nguyên và duyên hải. Eo Hòn Giao cao 1650m là eo thấp nhất của dãy Hồn Giao, tọa lạc nên thơ giữa hai đỉnh núi cao vời vợi, đó là đỉnh Hòn Giao (2010m) và đỉnh Gia Rích (1923m). Gần đó là hai đỉnh Gia Lô (1812m) và Gia Ray (2287m), cao hơn đỉnh Lang Biang (2163m) là trung tâm của cao nguyên Lang Biang. Có đại biểu còn ví von rằng, trên lãnh thổ Việt Nam (tại thời điểm đó) chưa hề có đường đèo nào vượt qua được cốt eo Hòn Giao. Ngày trước, người Pháp xây dựng đèo Prenn (QL20) lên Đà Lạt, được tiếng là đèo cao nhất nước, nhưng Đà Lạt cũng chỉ ở cốt bình quân 1500. Bạn tôi lại tìm ra được đường ô tô lên đỉnh Lang Biang (2.163m) tạm coi là đèo cao nhất nước, nhưng tuyến đường đó là đường chuyên dùng, ngoại lệ, không phù hợp với tiêu chuẩn đường bộ Việt Nam, chỉ dùng cho xe chuyên dùng, loại nhỏ, hai cầu. Vậy là eo Hòn Giao vẫn là eo cao nhất nước, thuộc “eo vương” việt Nam rồi. Có lẽ đó là nguyên nhân chính, kết hợp với địa hình khu vực, dẫn đến việc người Pháp chưa dám chạm đến tuyến đường này. Từ đó, tuyến Nha Trang – Đà Lạt buộc phải xây dựng sau 8 tuyến đường đã vươn lên Tây Nguyên.
Cháu tôi, học sinh lớp 12, khi hỏi đến 8 tuyến đường nói trên, liền kể một mạch: QL19 (Quy Nhơn – PleiKu), QL20 (Dầu Dây- Đà Lạt) và QL 27 (Phan Rang – Đà Lạt) được xây dựng sớm nhất. QL 26 (Ninh Hòa – Buôn Ma Thuột) được xây dựng tiếp sau đó. Còn 3 liên tỉnh lộ mới được “phong hàm” quốc lộ là QL24 (Quảng Ngãi – Kon Tum), QL25 (Tuy HÒa – Plei Ku) và QL 28 (Phan Thiết – Gia Nghĩa). Mới đây hai tỉnh Phú Yên và Đăk Lắk đã làm lễ thông xe tuyến đường từ Phú Lâm (Tuy Hòa) qua huyện Sông Hinh (Phú Yên) lên Buôn Hồ giáp QL124. Và sau cùng là đường Nha Trang – Đà Lạt. Điều ngạc nhiên hơn cả là nhờ xây dựng sau cùng nên đường Nha Trang – Đà Lạt đạt được tiêu chuẩn đường “sang” nhất Việt Nam trong nhóm đường miền núi lên Tây Nguyên, từ đó cho phép hiểu đó là tuyến đường đạt được tốc độ cao nhất và bảo đảm được an toàn giao thông nhất.
Trần Đình Thai

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.