Vì sao du lịch giáo dục Việt lép về trước những trại hè 'nghìn đô'?

Học sinh đi du học hè được trải nghiệm tại nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
Học sinh đi du học hè được trải nghiệm tại nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
(PLVN) - Trong xu thế hội nhập quốc tế, những năm gần đây, nhiều gia đình đã mở rộng hầu bao, chi cả chục triệu đến hàng trăm triệu đồng để con trẻ tham gia những chuyến du học hè ngắn hạn. Các chuyến xuất ngoại hè mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các con. Tuy nhiên, sự nở rộ của hình thức du học hè đã vô tình tô đậm thêm những mảng màu kém sắc của ngành du lịch trong nước dịp hè.

Đa dạng các trại hè… nghìn đô

Du học hè được hiểu là chương trình học tập ngắn hạn dành cho học sinh, sinh viên, giúp các bạn có khoảng thời gian học tập, trải nghiệm và tích luỹ thêm nhiều kiến thức quý giá tại các nước có nền giáo dục phát triển. Chương trình là sự kết hợp giữa những giờ học tiếng Anh hoặc kiến thức chuyên ngành bổ ích cùng những chuyến tham quan, khám phá các địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Những năm gần đây, du học hè được xem là lựa chọn tối ưu của nhiều gia đình khá giả vào mùa hè. Trên thanh tìm kiếm của google, cụm từ khóa “du học hè” cho ra 77.800.000 kết quả chỉ trong 0,39 giây. Điều này chứng tỏ sức hút mạnh mẽ từ các khóa du học hè đối với các phụ huynh và học sinh.

Tại các diễn đàn của phụ huynh trên mạng xã hội, những bài viết về du học hè cũng được các bậc cha mẹ chia sẻ từ ngay những ngày đầu năm. Đó là các bài về chủ đề chọn chương trình du học hè, chọn đơn vị dịch vụ uy tín hay chọn điểm đến để các con xuất ngoại dịp hè. 

Các khóa du học hè thường có thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng. Tiền học phí cho các khóa học kết hợp du lịch này thay đổi tùy theo địa điểm và thời gian lưu trú. Trung bình, giá 1 chuyến xuất ngoại trong vòng từ 2 đến 6 tuần đến Mỹ, Anh, Australia dao động từ 4.000 đến 7.000 USD (khoảng 92 – 161 triệu đồng), đến Singapore thì khoảng 1.500 đến 3.000 USD (tương đương 34 – 70 triệu đồng).

Với nhu cầu “khủng” của phụ huynh, vào mỗi dịp hè, nhiều Trung tâm tiếng Anh, Trung tâm tư vấn du học và các trường tiểu học, trung học cơ sở dân lập, bán công chất lượng cao lại tấp nập tổ chức những khóa tham quan và học tập tại nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình.

Trung tâm tư vấn du học V có trụ sở tại Giảng Võ, Hà Nội đang cung cấp chương trình Trại hè tiếng Anh tại Philippine dành cho học sinh từ 6 – 16 tuổi trong thời gian từ 4 – 8 tuần. Hoạt động chủ yếu của chương trình này là học tiếng Anh và giao lưu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống với bạn bè quốc tế. Chi phí cho trại hè giao động từ 2600 – 4800 USD, chưa bao gồm vé máy bay, bảo hiểm du lịch, phí ủy quyền.

Du học sinh
Du học sinh

Với lời quảng cáo “đi để trưởng thành”, một công ty giáo dục ở quận Hai Bà Trưng mùa hè này cũng tổ chức 7 chương trình du học hè tới 7 quốc gia. Đơn vị này cũng cam kết cung cấp hành trình đặc biệt đến các quốc gia hiện đại, khám phá những địa danh nổi tiếng. Đồng thời, tạo điều kiện để các em tìm hiểu và học hỏi nền văn hóa mới, giao lưu và kết bạn với du học sinh từ khắp nơi trên thế giới.

Du lịch kết hợp cùng học tập, trải nghiệm

Hình thức du lịch giáo dục còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nhưng trên thế giới, loại hình du lịch này đã trở nên phổ biến và trở thành lựa chọn của nhiều phụ huynh. Trên thực tế, du học hè cũng là một hình thức của du lịch giáo dục.

Đến gặp gia đình chị Nguyễn Thị Mai Linh (Ba Đình, Hà Nội) khi đang sắp xếp hành lí cho cậu con trai chuẩn bị xuất ngoại hè. Không khí trong mái ấm nhỏ tràn ngập sự hào hứng và kì vọng. Chị Mai Linh chia sẻ: “Nghỉ hè là thời gian nghỉ ngơi của con để tạm xa trường học nhưng tôi lại không có thời gian đưa con đi đây đó. Vì vậy, nên hè này tôi thử cho con tham gia một trại hè quốc tế ở Úc xem hiệu quả ra sao.

Theo tôi tìm hiểu, tại trại hè, các con cũng được đi tham quan nhiều địa điểm thú vị. Lần đầu con trai một mình đi xa vòng tay bố mẹ trong thời gian dài, tôi hi vọng ở môi trường mới, bé sẽ học hỏi được nhiều kĩ năng sống và có nhiều trải nghiệm đáng nhớ”.

Có nhiều kinh nghiệm cho con đi du học hè, chị Trần Phương Anh (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) tiếp tục cho con tham gia trại hè quốc tế tại Mĩ kéo dài 4 tuần. Chị Phương Anh cho hay: “Hè năm ngoái tôi đăng kí khóa du học hè Singapore. Sau 10 ngày trở về, bé Quỳnh Anh lớn hơn hẳn, bé tự lập và chủ động sắp xếp gọn gàng các đồ dùng cá nhân, đồng thời cũng tỏ ra sôi nổi hơn. Vì thế năm nay, tôi mạnh dạn đưa con đi lâu hơn. Đây vừa là chuyến du lịch trải nghiệm, vừa là một khóa học bổ ích cho con”.

Thực chất của những chuyến đi nghìn đô này chủ yếu là các hoạt động du lịch vui chơi, giải trí được đan xen khéo léo với những buổi học nhóm, giao lưu để chuyến đi mang tinh thần giáo dục. Vì vậy khi tham gia các khóa du học hè, các bạn học sinh thường cảm thấy thích thú và trở nên năng động hơn.

Em Đào Quỳnh Anh, con gái chị Phương Anh bày tỏ: “Năm trước bị mẹ đưa đi du học hè, em cứ ngỡ đó cũng là một khóa học ngoại ngữ với kiến thức nặng nề nhưng ngược lại, việc học tập ở trại hè rất nhẹ nhàng và vui vẻ. Em vẫn học được ngoại ngữ, học được kĩ năng sống, đồng thời cũng được tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng”.

Ngẫm chuyện du lịch nước nhà

Có thể thấy rằng, sức hút của các chuyến xuất ngoại ngày hè cho đối tượng học sinh vô cùng mạnh mẽ; kéo theo đó, thị trường du lịch nước ngoài theo hình thức du học hè ngày càng khởi sắc. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta phủ nhận sự phát triển của du lịch trong nước. Thế nhưng, đứng trước sự cạnh tranh từ nước ngoài, ngành du lịch trong nước đang tỏ ra lép vế.

Một lịch trình tại trại hè ở Úc.
 Một lịch trình tại trại hè ở Úc.

Với hình thức du lịch giáo dục, ngành công nghiệp không khói trong nước vẫn thiếu vẫn còn khá lúng túng trong khâu tổ chức. Các tour du lịch dạng này thường thiếu sáng tạo và đơn điệu khiến nhiều du khách không muốn quay lại lần thứ hai. Qua khảo sát ở một số công ty cung cấp dịch vụ du lịch giáo dục, các hành trình chủ yếu là tham quan các di tích lịch sử, các bảo tàng truyền thống…

Tại các điểm tham quan, du khách chủ yếu nghe thuyết trình từ các hướng dẫn viên mà thiếu đi sự trải nghiệm. Sau một chuyến du lịch giáo dục cùng với lớp, em Tạ Khánh Huyền (Trường THCS Sài Sơn, Hà Nội) cho biết: “Đợt tháng 3 nhà trường có cho các lớp đi tham quan di tích K9 – Đá Chông. Tuy nhiên chuyến đi không như kì vọng. Tại K9, em chỉ đi tham quan là chính, còn không được tự mình trải nghiệm nhiều. Với em, chuyến tham quan này chưa thực sự hấp dẫn”.

Không chỉ bị lép vế bởi sự thiếu sáng tạo trong khâu tổ chức, du lịch Việt cũng đang yếu trong khâu quảng bá khiến du khách Việt vô tình “lãng quên” các hành trình khám phá trong nước. Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018, Việt Nam chỉ đứng thứ 80 trong danh sách 136 quốc gia về hiệu quả quảng bá cho du lịch. Chỉ số này thấp hơn nhiều các quốc gia khác trong khu vực, đứng sau cả Lào (xếp hạng 53) và Campuchia (xếp hạng 73). 

Khách quan nhìn nhận, trong du lịch nói chung và du lịch giáo dục nói riêng, trải nghiệm của du khách tại điểm đến là yếu tố quan trọng mang lại hình ảnh tích cực, tạo dần thương hiệu. Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch cùng môi trường, an ninh trật tự xã hội, ứng xử của cộng đồng, cũng như các dịch vụ khác mà khách sử dụng trong thời gian tại điểm đến quyết định lớn đến sự phát triển của ngành. Chính vì vậy, có lẽ đã đến lúc du lịch trong nước cần phải chuyển mình để tạo ra các sản phẩm du lịch giáo dục đặc sắc, nếu không muốn để khách Việt mãi chi ngoại tệ cho những kì nghỉ hè bên ngoài đường biên.

Đọc thêm

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.