Vì sao dịch lở mồm long móng lan rộng ở Quảng Ngãi?

Tiêu hủy bò bị lở mồm long móng
Tiêu hủy bò bị lở mồm long móng
(PLVN) - Đến thời điểm này, hơn 2.500 con trâu, bò ở tỉnh Quảng Ngãi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM). Dù ngành thú y và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi triển khai nhiều biện pháp nhưng dịch vẫn đang lây nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn hỏa tốc đề nghị Bộ NN&PTNN hỗ trợ 20.000 liều vaccine lở mồm long móng type O-A và 20.000 lít hóa chất Benkocid để phòng chống dịch bệnh. Do không tiêm phòng và việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc tràn lan được đánh giá là nguyên nhân khiến dịch bệnh lan nhanh và khó kiểm soát.

Bệnh LMLM đang lây lan rộng 

Những ngày qua, gia đình bà Lê Thanh Hoài (xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) như “ngồi trên đống lửa”. “Đầu cơ nghiệp” của nhà bà là 3 con bò đều bỏ ăn, sùi bọt mép. Khi phát hiện bò có triệu chứng bất thường, gia đình thông báo với cán bộ thú y địa phương và được chẩn đoán bò bị bệnh LMLM. 

Gia đình cũng nhanh chóng cho rải vôi xung quanh chuồng trại, dùng dung dịch sát khuẩn khế, chanh và theo hướng dẫn của xã để chăm sóc cho bò bệnh. Bà Hoài cho biết, thấy bò lở miệng, bà còn nhờ thú y xã đưa thuốc để xoa móng phòng bệnh lan xuống dưới chân. Đầu mùa dịch, bà đã chích thuốc phòng bệnh cho bò (3,5 tháng/lần), nhưng vẫn bị. 

Theo đánh giá của một số nông dân, hiện xã Bình Tân xảy ra dịch LMLM nghiêm trọng với gần 1.000 con bò bị mắc bệnh, trong đó có khoảng 40 con đã chết. Do cả gia tài nằm ở hết 3 con bò nên bà rất lo lắng, mong địa phương có phương án tiết chế, không để dịch lây lan.

Ông Phạm Hồng Nguyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bình Sơn thông tin, cả huyện có tổng số 1.650 con trâu, bò của 550 hộ mắc bệnh LMLM, trong đó hơn 60 con đã chết và bị tiêu hủy. Dịch bệnh xuất hiện từ trước Tết Nguyên đán và đã lan rộng ra 24/25 xã, thị trấn trên địa bàn. Đây là địa phương có số gia súc mắc bệnh LMLM nhiều nhất Quảng Ngãi. 

Ngoài việc phun thuốc, rải vôi sát trùng chuồng trại, các hộ chăn nuôi dùng chanh, khế chua và muối chà xát vào miệng, lưỡi gia súc bị bệnh; bôi thuốc đặc trị vào vùng chân bị loét… Tiếp sau dịch tả heo châu Phi hồi cuối năm ngoái, nay dịch LMLM xuất hiện càng khiến người dân hoang mang, lo lắng trước nguy cơ dịch chồng dịch và lan rộng khó kiểm soát.

Tại thôn An Bình (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa), nhiều nông dân cũng đang lo lắng khi bò của gia đình có dấu hiệu LMLM và bị chết. Anh Nguyễn Tấn Vệ (thôn Bình An) buồn rầu: “Đàn trâu, bò đã lan nhanh trên 6 xã của huyện Tư Nghĩa, hơn 160 con mắc bệnh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Lo ngại nhất, hầu hết số gia súc mắc bệnh nặng, có biểu hiện bệnh đều chưa được tiêm phòng. Nghe các lực lượng chức năng thông tin, tôi cũng theo dõi, cho bò ăn cháo, uống nước cho có sức, chăm sóc vùng miệng, chân bị tổn thương bằng cách sát khuẩn với thuốc, chanh; hi vọng “còn nước còn tát”.

Theo báo cáo của địa phương, dịch LMLM có chiều hướng phức tạp hơn các năm trước. Tại tỉnh Quảng Ngãi, đến thời điểm này, dịch LMLM đã lan rộng ra địa bàn 52 xã thuộc sáu huyện, TP gồm huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Đức Phổ, Mộ Đức và TP Quảng Ngãi. Hơn 2.500 con trâu, bò bị mắc bệnh nặng, khả năng lây lan cho các đàn chăn nuôi trong vùng.

Để ngăn chặn, khoanh vùng dịch, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã cấp gần 18.000 liều vắc xin và 13.000 lít hóa chất hỗ trợ các địa phương khống chế, bao vây dập dịch LMLM; tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch tả heo châu Phi và dịch cúm gia cầm.

 
Các gia đình dùng dung dịch sát khuẩn chăm sóc bò
Các gia đình dùng dung dịch sát khuẩn chăm sóc bò 

Vì sao khó kiểm soát dịch?

Về nguyên nhân xuất phát dịch bệnh, báo cáo của địa phương cho thấy bệnh xảy ra chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học theo qui định. Gia súc mắc bệnh đa số chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng miễn dịch yếu.

Lo ngại nhất, tại Quảng Ngãi, LMLM vẫn chưa được kiểm soát do các nguồn lây bệnh vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Ngay từ đầu năm 2020, thời điểm cận Tết, nhu cầu giết mổ gia súc tăng cao, nhiều nguồn trâu bò từ các nơi tập kết tại các điểm mổ đã làm bệnh lan nhanh không thể kiểm soát. 

Ông Võ Quang Sinh, cán bộ thú y xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa cho rằng: “Chúng tôi điều tra sơ bộ đều thấy do nguồn bệnh từ các lò mổ, thu mua từ các điểm khác đem về, không kiểm soát được. Đơn cử ở Tư Nghĩa có 7 điểm giết mổ. Nhiều con trâu, bò bị bệnh từ nơi khác mang về giết, truyền bệnh sang cho đàn tại địa phương”.

Ông Nguyễn Văn Đối (xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh) chia sẻ thêm, các đại lý mua bán đưa bò giống từ nhiều nơi cung ứng cho người dân sở tại để tái đàn, phát triển đàn chăn nuôi. Tại các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, TP Quảng Ngãi, nhiều điểm mua bán tự phát, nhỏ lẻ đang được coi là nguyên nhân lây bệnh gia súc.

“Lâu nay bà con mua ở điểm bán trong xã. Họ cột đó mình tới chọn, chủ bán nói giống đảm bảo an toàn trong hai tháng không bị bệnh hay biểu hiện bất thường. Sau hai tháng bò, trâu có bị thì mình ráng chịu”, ông Đối nói.

Tại huyện xảy ra dịch bệnh LMLM nhiều nhất, ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn thừa nhận, nhiều hộ dân, các thôn có bò bị bệnh LMLM nhưng không khai báo nên chưa khống chế kịp thời. Hiện các dự án cấp bò, tái đàn địa phương tạm dừng thực hiện; không cho mua bán con giống trong thời điểm này nhằm ổn định đàn chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường kiểm soát các lò mổ trâu, bò, khống chế nguồn lây từ các khu vực vùng dịch. 

“Chúng tôi hướng dẫn các xã vận động bà con không giấu dịch, phải báo ngành thú y để có những hỗ trợ chăm sóc đàn lành bệnh. Đồng thời, khuyến cáo bà con không mua bán bò, trâu không rõ nguồn gốc, tạm thời chưa tăng đàn, tái đàn để an toàn, hạn chế thiệt hại”, ông Trung nói.

Ông Ngô Hữu Hạ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh nhận định, với tình hình thời tiết giao mùa, địa phương nào cũng có khả năng xảy ra dịch. Để đảm bảo quá trình phòng chống dịch LMLM, tỉnh cần được hỗ trợ số vaccine và hoá chất vì hiện tại Quảng Ngãi đang lưu hành hai type vi rút LMLM O và A, gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch.

Thời điểm này, nếu những hộ dân muốn tái đàn, mua thêm gia súc thì nên dừng để đảm bảo sau một tháng ổn định, thời tiết nắng ấm hãy nhập gia súc nuôi. Việc kiểm soát các nguồn lây bệnh như lò mổ, mua bán, trách nhiệm phân cấp thuộc địa phương, cơ sở; đơn vị cũng sẽ kiểm tra, kiểm soát và có hướng xử lý để ngăn chặn bệnh LMLM. 

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh, khó kiểm soát, UBND tỉnh này vừa có Công văn hỏa tốc số 537/UBND- NNTN gửi Bộ NN&PTNT ngày 16/2 xin hỗ trợ 20.000 liều vaccine LMLM type O-A và 20.000 lít hóa chất Benkocid để phòng chống dịch bệnh LMLM trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.