Vì sao dầu gạo được ưa chuộng trên thế giới?

(PLO) -40% trường học ở Nhật dùng dầu gạo trong bữa ăn hàng ngày, còn ở Mỹ, nhiều đầu bếp xem đây là bí quyết nấu ngon cho người nổi tiếng.

Dầu gạo được làm từ cám tươi, tinh luyện ngay trong vòng 6h sau khi tách khỏi hạt gạo, nhằm giữ lại các dưỡng chất quý giá của lớp vỏ bên ngoài. Đây là một trong những loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khỏe, được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển như New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu…

Xu hướng sử dụng dầu gạo cũng được hơn 200 chuyên gia đến từ 20 quốc gia thuộc 5 châu lục cập nhật tại Hội nghị Dầu gạo Quốc tế tổ chức ngày 24 và 25/5 tại Hà Nội. Trên thế giới, loại dầu này đang ngày càng được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.

Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đưa dầu gạo vào chế độ ăn hàng ngày. Hiện, mỗi năm, nước này tiêu thụ hơn 80.000 tấn dầu gạo. Nhiều nghiên cứu đến nay cho thấy, dầu gạo là loại dầu duy nhất chứa dưỡng chất chống oxy hóa Gamma-Oryzanol mạnh gấp 4 lần vitamin E, giúp giảm hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa.

Suốt cả thế kỷ, dầu gạo được người Nhật ưu ái gọi là "Dầu của trái tim". Chia sẻ tại hội nghị, chuyên gia Mayu Aizawa cho biết, sáng kiến bổ sung chống oxy hóa Gamma-Oryzanol và vitamin B1 từ dầu gạo được nước này đề xuất từ năm 1917. Cho đến nay, hơn 40% bữa trưa bổ dưỡng của các trường tiểu học và trung học ở Nhật Bản vẫn đang sử dụng dầu gạo, theo chỉ định của Bộ Y tế. 

Mỹ

Ở Mỹ, dầu gạo cũng được ưa chuộng nhiều năm nay, nhờ cung cấp nguồn chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Hiếm có loại dầu ăn nào có được tỷ lệ cân bằng vàng giữa các loại axit béo như dầu gạo. Loại dầu này có tỷ lệ 30% SFAs (acid béo bão hòa), 38% MUFA (acid béo không bão hòa đơn), 31% PUFAs (acid béo không bão hòa đa) gần giống nhất với mức khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội Tim mạch (AHA) nước này.

Dầu gạo còn được người Mỹ mệnh danh là "loại dầu ăn tốt cho sức khỏe". Giới chuyên gia nước này khuyến cáo, mỗi ngày dùng 20ml dầu gạo có thể giúp giảm cholesterol xấu và phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Đầu bếp Mỹ gốc ViệtJack Lee thường trộn salad với dầu gạo.

Dùng dầu gạolà bí quyết của nhiều đầu bếp nổi tiếng để gia tăng hương vị cho món ăn.

Trong ẩm thực, dầu gạo được nhiều đầu bếp nổi tiếng lăng xê như bí quyết nấu ngon. Jack Lee - Giám khảo “Vua đầu bếp nhí” là một đầu bếp người Mỹ gốc Việt chuyên chuẩn bị bữa ăn cho các sao Hollywood. Jack từng sử dụng nhiều loại dầu ăn, song phải mất đến vài năm để tìm ra công thức cho các món chiên và trộn salad không ngán ngấy bằng dầu gạo, để chiều lòng các thực khách sành ăn nhất nước Mỹ.

Theo đầu bếp Jack, dầu gạo có ưu điểm ít thấm hút hay bám dính vào thực phẩm khi chiên, xào. Ngoài ra, còn có điểm bốc khói cao (254 độ C) nên đun lửa to không tạo mùi cháy khét, giúp đồ rán vàng ruộm đẹp mắt. Ông cũng chuộng dùng dầu gạo trộn salad vì mùi vị thơm dịu nhẹ, không hắc nồng như dầu ôliu, càng không làm miệng bóng nhẫy như các loại dầu ăn khác. Dầu gạo làm bánh còn giúp tăng dậy mùi thơm của bơ. Những thực khách khó tính nhất của Jack Lee hay gia đình Michael Jackson đều mê các món ăn làm từ dầu gạo vì ngon miệng mà không tăng cân.

Ấn Độ

Nhật Bản tìm ra dầu gạo đầu tiên, song Ấn Độ mới là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ dầu gạo hàng đầu thế giới (gần một triệu tấn). Dầu gạo được ưa chuộng ở Ấn Độ phổ biến đến mức mà hơn 300 nhà hàng KFC phải từ bỏ dầu cọ, chuyển sang sử dụng dầu gạo (3.600 tấn mỗi tháng) để bảo vệ sức khỏe, dù loại dầu mới đắt đỏ hơn.

Theo Hiệp hội Tim mạch Ấn Độ, 30% dân số nước này gặp các vấn đề về tim, bệnh còn có tính di truyền. Nghiên cứu cho thấy giảm 1% cholesterol giúp nguy cơ đau tim hạ thấp 2%, và dầu gạo có thể giảm được 7-10% cholesterol, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch. 

Việt Nam

Dầu gạo chỉ mới được sử dụng phổ biến trong nước vài năm trở lại đây, sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế năm 2013. Tuy nhiên, loại dầu này đã được nhiều gia đình ưa chuộng, không ít chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người lớn và trẻ nhỏ.

Phó giáo sư Trương Tuyết Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã có hơn 15 năm nghiên cứu về loại dầu này và thường khuyến nghị các bà mẹ đưa trẻ tới thăm khám sử dụng. Theo bà, dầu gạo dồi dào chất chống oxy hóa Gamma-Oryzanol, lại chứa tỷ lệ chất béo cân bằng. Nhiều phụ huynh sau khi được khuyên dùng cũng phản hồi rằng, trẻ nhỏ trong nhà thích đồ chiên rán bằng dầu gạo vì thức ăn mềm, vàng ruộm đẹp mắt, không ngán ngấy, đầy bụng. Nếu cho vào cháo cũng không nặng mùi như các loại dầu khác.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.