Vì sao dân bao vây cán bộ?

Dự án “trùm” lên đất nông nghiệp của người dân
Dự án “trùm” lên đất nông nghiệp của người dân
(PLO) - Sự kiện hàng trăm người dân bao vây, bắt giữ công an, đập phá trụ sở ủy ban, đốt phá nhà cán bộ xã Bắc Sơn (huyện Thạch Hà) trở thành vấn đề “nóng” tại Hà Tĩnh – địa phương được coi là “lành”. 
Theo ý kiến của cán bộ địa phương, nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ sự phản đối của người dân đối với dự án “Công viên Vĩnh Hằng Bắc Sơn” được dự định xây dựng tại đây…
Theo tìm hiểu của PLVN, Dự án “Công viên Vĩnh Hằng Bắc Sơn” được quy hoạch theo mô hình khép kín trong 38,68ha với mức đầu tư khoảng 386 tỉ đồng. Khi quy hoạch nghĩa trang bắt đầu được triển khai, ngay từ đầu năm 2013, người dân xã Bắc Sơn đã liên tục phản đối và đã có những xô xát nhỏ xảy ra. 
Sự việc lên đến “đỉnh điểm” là vào ngày 10/4, khi 6 cán bộ công an đến thôn Trung Sơn (xã Bắc Sơn) để thực hiện lệnh bắt tạm giam về hành vi “gây rối trật tự công cộng” đối với ông Trương Văn Trường, hàng trăm người dân kéo đến, những người quá khích đã bắt trói bốn cán bộ công an. Đến tối cùng ngày, nhiều người dân quá khích kéo đến ném đá nhà chủ tịch xã, phá và đốt cháy 12 xe máy trong UBND xã, rồi đập phá nhiều nhà cán bộ khác. 
Dân bất bình năm điểm
Liên quan đến dự án, vào ngày 2/1/2014, ông Dương Công Tự - Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn thay mặt Đảng ủy xã có ý kiến đề xuất Huyện ủy, UBND huyện Thạch Hà về việc triển khai thực hiện dự án Công viên Vĩnh hằng có nhiều vấn đề không khả thi. 
Theo đó, tổng hợp ý kiến người dân, có 5 vấn đề bất cập và nổi cộm khi xây dựng nghĩa trang này: Dự án không hợp với lòng dân bởi diện tích đất canh tác bị thu hồi quá lớn (13,5ha đất sản xuất lúa hai vụ) ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Cảnh quan môi trường không an tâm; dự án này được thực thi thì một dãy công trình (khu chăn nuôi lợn siêu nạc, Trại giam Xuân Hà và Công viên Vĩnh Hằng) sẽ án ngữ mọi ngả đường nối thông với miền xuôi và TP.Hà Tĩnh. 
Về tâm linh, Công viên Vĩnh Hằng trùm lên nghĩa trang của xã, mồ mả cha ông họ phải dời dọn, mai sau người dân Bắc Sơn qua đời phải đi mua đất để chôn.  Tiếp đến, địa giới hành chính giữa hai xã Bắc Sơn và Thạch Lưu được thành lập tháng 11/1985 theo Quyết định 266 của Hội đồng Bộ trưởng, đã nhiều lần kiến nghị chưa được bàn giao, nay lại thu hồi 38,6ha nên nhân dân không đồng tình. 
Cuối cùng, dự án này trùm lên quy hoạch nông thôn mới của xã trong khi quỹ đất của xã đã khép kín thì những công trình như: khu nghĩa trang, khu tiểu thủ công nghiệp…của địa phương sẽ không có đất quy hoạch để thực hiện theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Điểm “nóng” đã thấy trước?
Ngoài ra, trong văn bản này, ông Dương Công Tự cũng báo cáo Huyện ủy và UBND huyện Thạch Hà về việc người dân đã đến hội trường xã nhằm ngăn cản Hội nghị triển khai những vấn đề liên quan đến dự án Công viên Vĩnh Hằng. 
Văn bản nhấn mạnh: “Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Cấp ủy, chính quyền không thể tổ chức được công tác tuyên truyền về dự án Công viên Vĩnh Hằng. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn, làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm “nóng” thì hậu quả sẽ rất lớn”. Tuy nhiên, việc triển khai quy hoạch dự án vẫn tiếp tục.
Báo cáo ngày 22/11/2013 của Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn Dương Công Tự kể lại, sáng 20/11, Đảng ủy xã tổ chức hội nghị cốt cán để tuyên truyền, phổ biến chủ trương xây dựng Công viên Vĩnh Hằng, bổ sung kế hoạch chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp… 
“Lúc này, người dân đã có những biểu hiện quá khích, mạt sát cán bộ xã và cho rằng cán bộ xã đã bán đất cho nhà đầu tư để lấy tiền. Trên gác hai, đám đông xông vào cướp máy quay của đồng chí công an huyện. Tại hội trường, nhiều đối tượng bao vây, đấm đá, xua đuổi đồng chí Lê Văn Sơn (Trưởng ban Dân vận huyện Thạch Hà). Bản thân tôi ngay lúc đó cũng bị đám đông tấn công…Sự việc xảy ra làm ảnh hưởng đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, làm gián đoạn sự chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ của hệ thống chính trị…”.
Dự án không được lòng dân, đã được lãnh đạo xã Bắc Sơn cảnh báo; tuy nhiên cấp trên vẫn “quyết” thực hiện khiến lãnh đạo xã này lâm vào tình thế “khó xử”. Thậm chí, lãnh đạo xã Bắc Sơn liên tục bị cấp trên phê bình: Ngày 26/11/2013, Kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Hà đã chỉ đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể trong hệ thống chính trị xã Bắc Sơn phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình. 
Ngày 7/1, ông Nguyễn Phi Quang, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà đã có công văn nghiêm túc phê bình Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn vì thiếu các giải pháp…Yêu cầu Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn thực hiện nghiêm túc các kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh… đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nhân dân về chủ trương khảo sát xây dựng Công viên Vĩnh Hằng. 
Kết luận số 212 ngày 26/11/2013 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Hà cũng “thúc”: “Thống nhất, đồng tình về chủ trương của tỉnh xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương, phải tập trung, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; triển khai một cách nghiêm túc thực hiện quy trình lập và thực hiện dự án Công viên Vĩnh Hằng. Cán bộ, đảng viên toàn huyện phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương của tỉnh, tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị”. 
Với diễn biến của sự việc, không ít người cho rằng việc người dân quá khích tấn công cán bộ, công an và hủy hoại tài sản là điều không chấp nhận được, cần phải xử lý; tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn tại sao một dự án ngay từ khi “trứng nước” đã không được lòng dân, chính quyền cấp xã đã cảnh báo trước về những bất cập nhưng dự án vẫn được vội vã thực hiện khi công tác tuyên truyền, vận động chưa được làm tốt. Báo PLVN sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.
Sáng 14/4 Phóng viên Báo PLVN đã liên hệ với lãnh đạo xã Bắc Sơn, tuy nhiên được biết xã đang bận họp. Cuối giờ chiều cùng ngày, trao đổi qua điện thoại, ông Trần Bá Hoành - Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết: “Cả ngày hôm nay xã bận họp, hiện đang làm công tác trấn an tư tưởng cán bộ, chuẩn bị đi động viên các gia đình. Hôm nay tôi đã về lại nhà mình, tối thì vợ con vẫn đang phải đi ngủ nơi khác. Về cơ bản thì người dân đều tốt, chỉ do một số đối tượng xấu kích động thôi”. Ông cũng phủ nhận thông tin cho rằng cán bộ xã xúi giục nhân dân dẫn đến sự việc trên…

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Lâm Đồng: Bị can “ngậm quả đắng”?

Bị cáo Nai Thương trong phiên tòa sơ thẩm bị hoãn ngày 12/8/2015.
(PLO) - Việc Tou Prong Nai Thương (40 tuổi, trú tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) bị khởi tố, bắt giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên tới trên 17,2 tỷ đồng làm rúng động cộng đồng Churu tại địa phương. Liệu Nai Thương có bị “ngậm quả đắng” trong vụ án này?

Nghệ An: Thầy - trò “đánh vật ” với đường sá

Thanh niên, đàn ông cũng bị ngã trên đường trơn trượt.
(PLO) - Những hình ảnh ngập tràn trên trang mạng xã hội facebook về “con đường đến trường” của các cô giáo và nhân dân xã Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn) khiến ai nấy cũng phải “rùng mình”. Pháp luật Việt Nam đã có mặt ghi nhận những khó khăn, vất vả của nhân dân nơi đây, với chung một khát khao có con đường sạch sẽ. 

Bình Định: Phạt để hợp thức hóa sai phạm?

Với hiện trạng xây móng đá chẻ và dựng các trụ sắt cao xung quanh, người dân cho rằng ông Châu xây dựng nhà kho, còn Phòng QLĐT thị xã khẳng định làm đúng GPXD
(PLO) - Đấu giá trúng 12 lô đất do Nhà nước quy hoạch làm khu dân cư nhưng sau đó ông Nguyễn Văn Châu (trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định) ngang nhiên xây dựng nhà kho sử dụng vào mục đích chứa nông sản.

Hiệu trưởng ĐH Tài Chính - Maketing dính nghi án ngoại tình được bao che?

Ông Phạm Thiên Kha (trái) và ông Hoàng Trần Hậu đang ôm nhau song ca
(PLO) - “Nghi án” ngoại tình liên quan đến PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing đang trong quá trình xác minh làm rõ thì người tố cáo bất ngờ “chộp” được hình ảnh người được giao nhiệm vụ làm rõ vụ này đang tay trong tay, song ca cùng Hiệu trưởng Hậu tại một cuộc tiệc tùng khá rôm rả.

Rủi ro trong xây dựng cơ bản ở Nghệ An: Thiệt đủ đường do không tuân thủ quy định

Một công trình bị từ chối bồi thường vì chủ đầu tư vi phạm hợp đồng bảo hiểm
(PLO) - Hàng năm, nhiều địa phương phải gánh chịu nhiều thiệt hại do mưa bão gây ra, trong đó thiệt hại liên quan đến các dự án đang xây dựng. Đáng nói là dù một số công trình đã được mua bảo hiểm nhưng khi thiệt hại xảy ra lại không được bồi thường bởi chủ đầu tư không tuân thủ các điều khoản nêu trong hợp đồng khiến Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép. 

Xử lý bến xe dù kiểu "ném đá ao bèo"!

“Bến xe dù” 16 Phạm Hùng hoạt động công khai cả ngày lẫn đêm
(PLO) - Mặc dù các cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm và Thanh tra Giao thông (TTGT) thường xuyên kiểm tra nhưng không hiểu sao các “bến xe dù” vẫn ung dung tồn tại, hoạt động một cách công khai, ngang nhiên đón, trả khách cả ngày lẫn đêm. 

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn
(PLO) - Bà Trần Thị Ngượi (sinh năm 1955) rất bức xúc về việc, chồng bà là ông Trần Văn Sơn do tuổi cao sức yếu đã qua đời. Gia đình đã nhờ người thân xin mai táng tại nghĩa trang thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Thế nhưng, người của thôn bảo rằng không phải người gốc của làng nên gia đình phải nộp 30 triệu đồng mới được chôn cất.

“Bao giờ bãi đá sông Hồng được “tự do“?

 “Bao giờ bãi đá sông Hồng được “tự do“?
(PLO) - UBND quận Tây Hồ khẳng định sai phạm ở bãi đá sông Hồng sai đến đâu xử lý đến đấy. Nhưng sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại qua nhiều năm trời. Có lẽ bãi đá sông Hồng sẽ còn rất lâu nữa mới được "tự do" khi mà chính quyền địa phương cũng đã bó tay gần chục năm trời.

Nghi vấn bán thầu tại Dự án Quốc lộ 1A?

Dự án nâng cấp QL1A đoạn qua Quảng Bình
(PLO) - Đang có nhiều dấu hiệu bất thường tại Gói thầu số 13 thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ (QL) 1A đoạn qua Quảng Bình khi có nghi vấn rằng, nhà thầu thi công đoạn tuyến này - Cty CP Tập đoàn Phúc Lộc có một số biểu hiện gần với việc bán thầu. 

Hàng loạt tiểu thương thành Huế trắng tay vì siêu lừa

Hàng loạt tiểu thương thành Huế trắng tay vì siêu lừa
(PLO) - Tận dụng mối quan hệ quen biết lâu năm với các tiểu thương chợ Đông Ba và nhiều đại gia ở TP.Huế, chủ hụi Đoàn Thị Mai Trâm (SN 1968, ở 297 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế) đã “hốt” hơn 20 tỉ đồng của các “con hụi” rồi lên máy bay bỏ trốn cùng chồng con. 

Lại xuất hiện những lình xình mới tại dự án Đường 32

Lại xuất hiện những lình xình mới tại dự án Đường 32
(PLO) - Kết luận thanh tra năm 2013 vừa “ráo mực” thì xuất hiện “nghi án” mới: hàng ngàn mét vuông đất từng bị thu hồi để “làm đường” đã trở thành đất “lưu không” rồi được giao cho chủ mới. Việc thu hồi đất, giao đất lòng vòng trên khiến người dân ở đây nghi ngờ họ đã bị GPMB một cách oan uổng ở diện tích nằm ngoài phạm vi làm đường?

Đất đang tranh chấp vẫn được cấp phép xây dựng?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - “Sổ đỏ” cấp chồng lên “sổ đỏ” làm nảy sinh đất thuộc diện tranh chấp. Trong khi tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm thì UBND huyện Chư Prong (tỉnh Gia Lai) lại cấp giấy phép xây dựng trên diện tích đất đang tranh chấp khiến người dân khiếu kiện.

Đánh người gây thương tích vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

Nạn nhân chỉ nơi xảy ra vụ việc
(PLO) - Cả 4 cha con dùng hung khí vây đánh hai vợ chồng nạn nhân, trong đó một người có bệnh tim một cách dã man. Vụ việc khiến dư luận địa phương vô cùng bức xúc. Nhưng khó hiểu là đã 3 tháng trôi qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Thốt Nốt là đơn vị thụ lý điều tra vụ việc vẫn nói “từ từ giải quyết” còn những kẻ côn đồ thì mặc nhiên nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật(?).