Vì sao chị em bà Giám đốc tài chính Huawei không mang họ cha?

Bà Meng Wanzhou, ái nữ của nhà sáng lập Huawei, Ren Zhengfei, cùng với em gái cùng cha khác mẹ Annabel Yao đang trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông sau khi bà Meng bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ.

Trước khi bị bắt, bà Meng, 46 tuổi, là Giám đốc Tài chính của Tập đoàn Huawei (Trung Quốc). Bà Meng là con gái của ông Ren, 74 tuổi, với người vợ đầu tiên Meng Jun - con gái của một cựu quan chức cấp cao ở tỉnh Tứ Xuyên, Meng Dongbuo. Ông Ren còn có một người con trai tên Meng Ping với người vợ này.

Cả bà Meng Wanzhou lẫn ông Meng Ping đều lấy họ mẹ mà không lấy họ cha để "tránh gây sự chú ý không cần thiết", mặc dù ông Meng Ping trước đây thường được gọi bằng tên Ren Ping. Còn theo kênh CNA (Singapore), bà Meng lấy họ mẹ kể từ khi cha mẹ ly dị.

Việc con cái không lấy họ cha không phải là hiếm trong các gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc. Chẳng hạn, người đồng sáng lập nhà đấu giá China Guardian, bà Wang Yannan, cũng không lấy họ cha – ông Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), thủ tướng Trung Quốc từ năm 1980-1987 và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987-1989.

Vì sao 2 ái nữ tập đoàn Huawei không mang họ cha? - Ảnh 1.

Bà Meng Wanzhou (trái) và cô Annabel Yao. Ảnh: SCMP

Bà Meng làm việc cho công ty của cha mình từ năm 1993 sau khi lấy bằng thạc sĩ tại Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Huazhong, trích tiểu sử được đăng trên trang web của Huawei. Tuy nhiên, công việc đầu tiên của bà Meng là tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc.

Tại Huawei, bà Meng bắt đầu với nhiệm vụ thư ký. Sau đó, bà giữ vị trí giám đốc bộ phận kế toán quốc tế của Huawei, giám đốc tài chính cho Huawei Hong Kong và cũng là chủ tịch bộ phận quản lý kế toán. Bà Meng khẳng định vị thế của mình từ năm 2011 sau khi gia nhập hội đồng quản trị. Những người trong công ty mô tả bà Meng là người có năng lực và chăm chỉ.

Báo South China Morning Post (SCMP) cho biết bà Meng đã có một con trai và một con gái. Người phụ nữ này hầu như không công khai cuộc sống riêng tư cho đến khi đồng ý tham gia phỏng vấn vào năm 2013.

"Một ngày nọ, con trai tôi không muốn đi bơi và xin chồng tôi được ở nhà nhưng bị từ chối. Bây giờ, nó đại diện cho trường học tham gia các cuộc thi bơi lội" – bà Meng phát biểu tại Trường Quốc tế Trùng Khánh vào năm 2016. 

Vì sao 2 ái nữ tập đoàn Huawei không mang họ cha? - Ảnh 2.

Hình ảnh của Annabel Yao trên Instagram

Bà Meng từ lâu được xem là nhân vật kế nhiệm ông Ren, người sáng lập Huawei vào năm 1983. Ông Ren trước đây phục vụ trong quân đội Trung Quốc và được bầu vào quốc hội Khóa XII của nước này.

Trong khi đó, Annabel Yao, 21 tuổi, là con gái của ông Ren với người vợ thứ hai Yao Ling. Vợ thứ ba của ông Ren là Su Wei who, người từng làm thư ký cho ông Ren, theo truyền thông Trung Quốc. Annabel Yao là sinh viên ngành khoa học máy tính tại Trường ĐH Harvard, đồng thời là nữ diễn viên múa ba-lê, trích thông tin đăng tải trên tài khoản Instagram của cô.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.