Vì sao BOT Cai Lậy phải tạm ngừng thu phí sau 3 lần xả trạm?

Tài xế đưa tiền lẻ kéo dài thời gian qua trạm dẫn đến ùn tắc
Tài xế đưa tiền lẻ kéo dài thời gian qua trạm dẫn đến ùn tắc
(PLO) - Ngày 1/12, đề cập đến BOT, một vấn đề nóng bỏng hiện nay, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ GTVT có báo cáo tổng hợp, trình Thường trực Chính phủ, đặc biệt là công trình BOT Cai Lậy (Tiền Giang) để đánh giá toàn diện. Thủ tướng chỉ đạo không để kéo dài tình trạng này.

Nhiều tài xế dùng tiền mệnh giá nhỏ để mua vé qua trạm và đòi lại 100 đồng tiền thừa, cũng như dùng tiền mệnh giá 500.000 đồng mua vé khiến BOT Cai Lậy tiếp tục bị “tê liệt”, 3 lần xả trạm sau chưa đầy 24 giờ thu phí trở lại.

Theo ghi nhận của PV Báo PLVN tại hiện trường, đến chiều ngày 1/12 Trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn không hoạt động, cabin vắng bóng nhân viên và phương tiện chỉ có bảo vệ túc trực tại khu vực trạm thu phí. Do xả trạm nên tình hình giao thông trên quốc lộ 1 qua địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thông suốt. Điều này làm các tài xế rất phấn khởi, nhiều tài xế còn tập hợp lại cúng heo quay ăn mừng. 

Việc xả trạm không thu phí của BOT Cai Lậy bắt đầu từ lúc 2h25 phút rạng sáng 1/12, do tình hình giao thông bị ùn tắc nghiêm trọng. Nguyên nhân do các tài xế tiếp tục đưa tiền mệnh giá thấp nhưng có nhiều “sáng tạo” hơn so với những lần trước. Hàng chục tài xế đã đồng loạt dùng tiền lẻ để mua vé thu phí qua trạm. Nhưng điều đáng nói là các tài xế đưa dư số tiền đúng 100 đồng và yêu cầu nhân viên bán vé thối lại. Thay vì giá vé 25.000 đồng thì cánh tài xế đưa 24.000 đồng cộng với 1 tờ 500 đồng và 3 tờ 200 đồng để dư  đúng 100 đồng. Nhân viên không có 100 đồng thối, trong khi tài xế một mực yêu cầu. Nhiều người phản ứng la hét, quay phim, chụp ảnh tại hiện trường trước sự “bất lực” của nhân viên thu phí. Các tài xế đã gọi hình thức này là chiến thuật 25-1”. Cùng thời điểm trên, cũng có nhiều tài xế sử dụng tiền mệnh giá 500.000 đồng mua vé, kéo dài thời gian qua trạm khiến giao thông bị ùn ứ hơn 2km. 

Trước đó, trong ngày 30/11 đơn vị khai thác BOT Cai Lậy đã phải xả trạm 2 lần vào trưa và chiều do ùn tắc giao thông cũng bởi mật độ xe đông đúc và “chiến lược tiền lẻ” của các bác tài. Chiều 30/11, trạm thu phí BOT Cai Lậy gần như bị “tê liệt” khi có hàng trăm tài xế và những người dân phản đối thu phí đã vây quanh trạm thu phí cổ vũ. Các tài xế la hét, bóp còi xe inh ỏi và yêu cầu được gặp mặt chủ đầu tư để nói chuyện phản đối việc đặt trạm không đúng vị trí, thu phí giá cao. Đến 16 giờ 30, tình trạng kẹt xe cả hai hướng trên quốc lộ 1, đoạn gần trạm BOT Cai Lậy vẫn nghiêm trọng. Lực lượng công an đã can thiệp và “mời” 2 người đàn ông được cho là có phản ứng gây rối tại trạm BOT Cai Lậy về cơ quan làm việc, đồng thời  dùng xe cẩu kéo 1 ôtô ra khỏi trạm. Được biết, 2 tài xế đó là Nguyễn Minh Trung (31 tuổi, ngụ Sóc Trăng) và Trịnh Hồng Phương (50 tuổi, Bình Dương). Tại cơ quan công an, ông Phương bị lập biên bản về hành vi cản trở giao thông đường bộ. Ông Trung cho rằng chỉ yêu cầu nhân viên trả lại tiền thừa rồi mới qua trạm chứ không gây rối nhưng “Sau khi làm việc xong, các anh công an có đưa 1 biên bản lời khai ghi tôi 3 khuyết điểm. Thứ nhất, tôi lại tới BOT, đóng phí rồi người ta cho tôi đi nhưng không chịu đi. Thứ hai, tôi có lời lẽ xúc phạm ngành Công an nhân dân, tôi nói “cảnh sát nhân dân mà hành dân”. Thứ ba, tôi đứng trước kính chắn gió, ôm kính chắn gió của xe đặc chủng”, ông Trung nói. 

Trao đổi với PV Báo PLVN, đại tá Trương Văn Sáng - Trưởng Công an huyện Cai Lậy cho biết đã cho 2 tài xế này ra về và hẹn ngày tiếp tục làm việc là vào 8h sáng ngày 2/12. 

Nói về nguyên nhân tạm ngưng thu phí, ông Lưu Văn Hào, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư BOT QL1 Tiền Giang cho biết, trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm thời ngưng hoạt động, chờ ý kiến của các ngành, các cơ quan hữu quan. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có cuộc họp khẩn với UBND tỉnh Tiền Giang và các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang để bàn hướng giải quyết vấn đề hoạt động tại trạm thu phí. Liên quan đến vụ việc Lãnh đạo Sở GTVT Tiền Giang cũng cho hay, cơ quan này đã có văn bản báo cáo tình hình về Bộ GTVT đồng thời Bộ cũng đang cử đoàn đến làm việc với tỉnh Tiền Giang. 

Chiều cùng ngày, Bộ GTVT đã có thông cáo báo chí về vấn đề trên. Theo thông cáo, việc triển khai thực hiện dự án nhận được đồng thuận của tỉnh Tiền Giang và chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. 

Bộ cho biết về vị trí đặt trạm thu phí đã lấy ý kiến tỉnh Tiền Giang, đồng thời phân tích, so sánh phương án đặt trạm thu giá trên quốc lộ 1 hiện hữu với phương án đặt trạm trên tuyến tránh. Theo đó, phương án đặt trên tuyến tránh có ưu điểm là chỉ thu phí phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến tránh nhưng nhược điểm lại không hạn chế được phương tiện đi qua thị trấn Cai Lậy trên quốc lộ 1 hiện hữu do các phương tiện sẽ tránh trạm thu phí bằng việc không sử dụng tuyến tránh. Trong điều kiện mặt đường quốc lộ 1 hiện hữu không được cải tạo, tăng cường sẽ gây ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy, không đảm bảo hiệu quả đầu tư và hiệu quả tài chính dự án rất thấp, không thu hút được nhà đầu tư. Theo đó, tỉnh Tiền Giang đã đồng thuận đặt trạm trên vị trí hiện hữu.

Bên cạnh đó, hiện nay, Bộ GTVT đang tích cực phối hợp với Bộ Công an, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức việc thu phí tại trạm để hoàn vốn cho Dự án và có biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng để gây rối an ninh, trật tự tại trạm thu giá Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1/8. Trạm có 8 làn xe cơ giới, mỗi chiều có một làn thu phí tự động, mức phí mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng. Trạm nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt quốc lộ 1. Ngay từ khi trạm thu phí này hoạt động, các tài xế và người dân đã phản ứng dữ dội vì cho rằng, vị trí đặt trạm thu phí trên QL1 là không hợp lý, mức phí quá cao nên đã đưa tiền lẻ khi qua trạm gây kẹt xe, buộc chủ đầu tư phải nhiều lần xả trạm. Sau đó, Bộ GTVT họp và thống nhất giảm giá vé qua trạm BOT Cai Lậy nhưng không di dời trạm. Vào 9 giờ ngày 30/11, sau hơn 3 tháng ngừng thu phí, BOT Cai Lậy chính thức hoạt động trở lại và tiếp tục bị tài xế và người dân phản ứng.  

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).