Vị Phó Chủ tịch tỉnh vô cảm?

(PLO) - Các đại biểu (ĐB) phản ánh còn nhiều hạn chế trong công tác tiếp công dân ở các cơ quan hành chính các cấp. Đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Pha - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp kể câu chuyện liên quan đến lời hứa của một Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Ông Nguyễn Văn Pha - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp nhận định, những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua có phần trách nhiệm của chính quyền một số địa phương. Dẫn chứng câu chuyện năm 2015, thực hiện chương trình phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và một số bộ, ngành, ông Pha dẫn đầu đoàn liên ngành đến một tỉnh phía Nam xem xét một vụ án dân sự tồn tại dai dẳng. 

Hồ sơ tính đến năm 2015 của vụ án này đã có hiệu lực 14 năm, toà án các cấp xử 4 lần, trong hồ sơ có đầy đủ văn bản của các cơ quan chức năng khẳng định vụ án đã xét xử đúng pháp luật, không có căn cứ để xem xét kháng nghị.

Tuy nhiên, khi làm việc, lý do duy nhất địa phương đưa ra là “người thi hành án năm nay đã 80 tuổi, lúc nào cũng thủ can xăng trong nhà và nói nếu cưỡng chế sẽ đốt”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Chỉ đạo thi hành án dân sự địa phương trả lời là đang chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp nên xin phép “Đại hội xong sẽ giải quyết”.

“Thời gian trôi qua, vị Phó Chủ tịch đã lên chức vụ rất cao. Nhưng năm 2016, khi tôi chuyển công tác khác thì vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Như vậy, nếu như chúng ta bớt vô cảm khi phục vụ nhân dân, coi khó khăn của người dân như khó khăn của người nhà mình thì chắc vụ việc không tồn tại lâu như thế”, ông Pha nói.

Đùn đẩy, lòng vòng

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018, ngày 14/11, ĐB Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) khẳng định vai trò quan trọng của công tác tiếp công dân, là khâu quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thông qua hoạt động tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Theo ĐB Phương, làm tốt công tác này là một trong những giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực giải quyết các bức xúc, tâm tư, nguyện vọng của người dân ngay từ cơ sở... từ đó đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Tuy nhiên, theo ĐB tỉnh Tây Ninh, qua thực hiện nhiệm vụ ĐBQH và thực tế giám sát cho thấy hoạt động lắng nghe, kiến nghị, phản ánh trong tiếp công dân còn đang bất cập. ĐB cho biết, hiện nay quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được ban hành tương đối đầy đủ và chặt chẽ nhưng quy định trình tự, thủ tục về tiếp thu, giải quyết kiến nghị, phản ánh của người dân thì chưa được ban hành. 

Do đó, khi công dân thực hiện kiến nghị, phản ánh thì việc xem xét, giải quyết của các cơ quan chức năng thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục nào chưa rõ. Từ đó xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan với nhau hoặc giải quyết không tới nơi tới chốn hoặc hướng dẫn sai địa chỉ gây mất thời gian, lòng vòng, làm bức xúc của người dân thêm gia tăng.

ĐB Huỳnh Thanh Phương cũng cho rằng nguyên nhân bao trùm dẫn đến tình trạng này là do chưa bố trí được cán bộ có tâm, có tầm, có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhiều nơi cán bộ công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, đơn thư tố cáo của người dân thiếu tận tụy, chưa toàn tâm, toàn ý với công việc, thiếu thân thiện, thiếu tôn trọng, thiếu lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân. Mặt khác, việc thường xuyên tập huấn đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, đạo đức công vụ cũng chưa được chú trọng.

Từ đó, ĐB Phương đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo, đào tạo lại cũng như nâng cao chất lượng các lớp tập huấn chuyên đề hoặc bồi dưỡng về kỹ năng công tác này hàng năm. Lựa chọn những cán bộ giỏi, tâm huyết, có năng lực, phẩm chất làm công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Ông Phương lưu ý, mỗi cán bộ, công chức ở lĩnh vực này cần hành động theo phương châm lắng nghe để người dân nói, làm gương để người dân noi theo, tuyên truyền để người dân hiểu, giải thích để người dân tin, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo giá trị và hiệu quả công việc.

Chưa coi trọng đối thoại 

Cùng quan điểm, ĐB Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) thẳng thắn chỉ rõ, tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND các cấp còn thấp và bất cập, chưa coi trọng việc đối thoại của người có thẩm quyền với người khiếu nại, tố cáo. Thực tế, lãnh đạo địa phương cứ tiếp hoặc cử cho cấp phó hoặc cấp có thẩm quyền đến ghi nhận về báo cáo lại để xem xét, nghiên cứu giải quyết thì dân chờ mỏi mòn.

Từ phân tích này, ĐB đề nghị Chính phủ chỉ đạo địa phương thực hiện nghiêm chế độ tiếp công dân và đối thoại với công dân. Việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND các cấp cũng như việc thực hiện đối thoại phải hết sức nghiêm túc thì mới tạo sự đồng thuận, trả lời, giải quyết cụ thể được cho dân.

Đồng tình với phản ánh trên, ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Thanh tra Chính phủ cần có tham mưu Chính phủ quy định chặt chẽ, kỹ càng hơn công tác tập huấn cho cán bộ tiếp dân.

Theo ĐB này, cần phải thay đổi cách tập huấn về tiếp công dân để cán bộ tiếp công dân có đầy đủ kỹ năng hơn, có nhiều sáng tạo hơn, những cách xử lý linh hoạt với những người dân quá khích, những người dân có thái độ tiếp tục cù nhầy trong khiếu nại, tố cáo; phải có những video clip chỉ những hình mẫu, biểu diễn những đợt tiếp công dân, cách tiếp công dân, hình thức nào và diễn đạt sâu, kỹ hơn.

Trong đó, ĐB nhấn mạnh tập huấn kỹ những hình thức nào để cán bộ tiếp dân có thể xử lý đối với những đơn thư đã khiếu nại 2, 3 lần, thẩm quyền của tòa nhưng không ra tòa mà lại tiếp tục khiếu nại ở cơ quan hành chính. Bởi hiện này có một số cán bộ tiếp dân chưa tròn trong việc tư vấn, thuyết phục người dân một là ra tòa, hai là đi về dẫn đến tình trạng một số vụ khiếu nại, tố cáo, những vụ đơn lẻ, đơn thuần, đơn giản là trong tầm tay cấp tỉnh, nhưng bây giờ là những vụ xương xẩu.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.

Tham gia ý kiến, ĐB Đoàn Ninh Thuận Nguyễn Bắc Việt cho rằng cần phải làm thật tốt công tác dân vận chính quyền. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tiếp công dân. ĐB Việt cho biết đã có nhiều trường hợp chỉ có người đứng đầu trực tiếp giải quyết thì không còn đơn thư khiếu nại lần thứ hai từ đó khắc phục tình hình đơn thư kéo dài.

Cùng với đó là trong công tác tiếp công dân thì thái độ, vị trí, cách thức tiếp công dân cũng cần được tính đến làm sao để cho dân không vào đó choáng ngợp, sợ. Cách thức và vị trí ngồi của người tiếp công dân cũng nên xử lý một cách thể hiện cho được gần dân, đừng thể hiện quan cách với dân. Câu chuyện này nếu làm tốt sẽ xử lý được nhiều việc người dân đang rất nóng nhưng đến với tinh thần, thái độ, vị trí, cách tiếp dân sẽ làm dịu người dân.

Trong khi đó, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đặt vấn đề xem xét thực hiện giải pháp thông tin tuyên truyền như thế nào cho hợp lý đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có internet hoặc có internet nhưng người dân không sử dụng máy tính, không sử dụng smartphone thì chúng ta có biện pháp gì để tuyên truyền cho bà con? Đặc biệt đối với bà con chưa hiểu tiếng phổ thông, nếu chỉ thông báo tiếp công dân trên cổng thông tin của tỉnh thì chưa toàn diện.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH và giải trình làm rõ một số nội dung, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, vừa qua còn tồn tại tình trạng thủ trưởng cơ quan hành chính ở một số nơi chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: “Vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thiếu quyết tâm trong việc tiếp công dân, đối thoại với dân, xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc có tính chất phức tạp”, ông Khái nói.

Cũng theo ông Khái, đối với những nội dung, vụ việc thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương ở cơ sở, Thanh tra Chính phủ với trách nhiệm của mình sẽ đôn đốc, hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.

Đặc biệt là những vấn đề về chấp hành các quy định của Luật Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo như là tiếp công dân định kỳ, tiếp công dân đột xuất ở cơ sở Thanh tra Chính phủ sẽ cố gắng đôn đốc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện tốt những yêu cầu, những đề nghị của ĐBQH.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.