Vi phạm trong lĩnh vực bưu chính phạt đến 70 triệu đồng

Đối với vi phạm quy định về cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mức phạt có thể từ 200 nghìn đồng đến 70 triệu đồng; vi phạm quy định về đầu tư, kinh doanh dịch vụ hành chính, tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt có thể từ 3 triệu đến 50 triệu đồng.

Theo Nghị định 58/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, đối với những hành vi bóc mở, tráo đổi nội dung bưu gửi; chiếm đoạt bưu gửi, hủy bưu gửi trái pháp luật…sẽ bị phạt tiền tới 15 triệu đồng.

Mạo danh gửi bưu chính:  Phạt tới 10 triệu

Theo Nghị định, đối với vi phạm quy định về cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mức phạt có thể từ 200 nghìn đồng đến 70 triệu đồng; vi phạm quy định về đầu tư, kinh doanh dịch vụ hành chính, tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt có thể từ 3 triệu đến 50 triệu đồng.

dzf
Vi phạm quy định về đầu tư, kinh doanh dịch vụ hành chính, tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt có thể từ 3 triệu đến 50 triệu đồng. (Ảnh: internet)

Mức phạt tiền cao nhất từ 50 - 70 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với hành vi sử dụng tem bưu chính không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính phát hành hoặc tem bưu chính Việt Nam đã có dấu hủy hoặc tem bưu chính Việt Nam bị cấm lưu hành hoặc tem bưu chính Việt Nam không còn nguyên vẹn để thanh toán trước giá cước dịch vụ bưu chính sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng.

Nghị định 58/2011/NĐ-CP cũng quy định mức phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Bóc mở, tráo đổi nội dung bưu gửi; chiếm đoạt bưu gửi, hủy bưu gửi trái pháp luật; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, bưu gửi và mạng bưu chính trong kinh doanh dịch vụ.

Đối với hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính sẽ bị phạt tới 10 triệu đồng; hành vi tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trái pháp luật cũng sẽ bị phạt từ 10-15 triệu đồng. Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm kê, lập biên bản và gói, bọc lại trong trường hợp vỏ bọc bưu chính bị rách, hư hại.

Xử nghiêm việc từ chối giải quyết khiếu nại hợp pháp

Nhằm tránh hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” trong hoạt động kinh doanh bưu chính, Nghị định đã đề ra mức chế tài khá mạnh để điều chỉnh hành vi này. Cụ thể, đối với hành vi cung ứng dịch vụ bưu chính có chất lượng thấp hơn chất lượng đã công bố sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng. Ngoài ra, đơn vị vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính 60 ngày.

Đối với một trong các hành vi như: không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với bưu gửi không có người nhận; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc chuyển tiếp bưu gửi đến địa chỉ mới khi bưu gửi chưa phát đến địa chỉ của người nhận và khi người sử dụng dịch vụ thông báo cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính việc thay đổi địa chỉ của người nhận….sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.

Mức phạt sẽ năng lên từ 3 - 5 triệu đồng nếu có hành vi gửi hoặc chấp nhận hoặc vận chuyển hoặc phát những vật phẩm, hàng hóa có nội dung đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự người khác. Hành vi  không lắp đặt hoặc lắp đặt không đúng quy định hệ thống thùng thư công cộng tại khu đô thị khu dân cư tập trung sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng. 

Lâu nay, nhiều người vẫn hay kêu ca về thái độ phục vụ cũng như sự “phủi tay” của nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính khi nhận được đơn thư khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại của khách hàng… Nghị định 58 đã kịp thời có những chế tài để điều chỉnh các hành vi này, tuy mức xử phạt chưa cao nhưng các đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính sẽ thể hiện được trách nhiệm của mình.

Theo đó, phạt tiền tới 1 triệu đồng đối với hành vi từ chối tiếp nhận giải quyết khiếu nại hợp pháp. Khi giải quyết khiếu nại không đúng thời gian quy định, tiền phạt sẽ từ 1-3 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng lên 3-5 triệu đồng nếu không bồi thường thiệt hại hoặc bồi thường thiệt hại không đúng quy định của pháp luật. Đối với hành vi không xem xét giải quyết hoặc không báo cáo  kết quả giải quyết khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức phạt có thể lên tới 10 triệu đồng…

Nghị định  có hiệu lực từ ngày 1/9/2011.

Đông Quang

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.