Vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền: Có thể bị phạt tới 50 triệu đồng

Bộ đội Biên phòng lấy lời khai những người nhập cảnh trái phép.
Bộ đội Biên phòng lấy lời khai những người nhập cảnh trái phép.
(PLVN) - Hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền có thể bị phạt tiền từ 300 nghìn đến 50 triệu đồng. 

Ngày 24/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/10/2020) thay thế cho Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. 

Nghị định xử phạt rất nhiều hành vi vi phạm khu vực biên giới đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lãnh thổ Việt Nam, trong đó đáng chú ý là vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền được quy định tại Điều 6 với 10 nhóm hành vi, cụ thể như sau:

Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 đến 500 nghìn đồng đối với một trong những hành vi vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo giấy tờ tùy thân; tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định; không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.

Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới, đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới, chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới; người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế), vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định, vào vành đai biên giới không trình báo với đồn Biên phòng sở tại thì bị phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. 

Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi  cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới; canh tác, đào bới trong phạm vi đường thông tầm nhìn biên giới; không trình báo với đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại về mục đích, thời gian, danh sách người, số lượng phương tiện, nội dung và phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới…

Hành vi dẫn dắt, tạo điều kiện cho người, phương tiện vào hoạt động trái phép trong khu vực biên giới đất liền; đi lại quá phạm vi quy định trong khu vực biên giới đất liền, trừ trường hợp là cư dân biên giới; quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ cảnh vật, ghi hình trái phép bằng các thiết bị điện tử, thu phát vô tuyến điện trong vùng cấm… bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng. 

Cư dân biên giới qua biên giới không có giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới, làm ruộng rẫy, qua lại biên giới không đúng các điểm quy định dành cho việc qua lại của cư dân biên giới, sử dụng giấy tờ có giá trị của người khác để qua lại biên giới… thì bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Hành vi đốt cây khai hoang trong phạm vi 1.000m tính từ đường biên giới trên đất liền; xâm cư ở khu vực biên giới đất liền; sử dụng vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ trái phép trong vành đai biên giới nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. 

Còn việc vào vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định và không trình báo cho đồn Biên phòng hoặc UBND cấp xã sở tại (trừ cư dân biên giới); đánh bắt thủy sản trái phép, sử dụng vật gây nổ, chất có độc, xung điện trên sông suối, trong lòng đất khu vực biên giới; vận chuyển thi hài, hài cốt, xác động vật trái phép qua biên giới; chôn thi hài, hài cốt, xác động vật, dịch chuyển mồ mả trong vành đai biên giới; bắn, phóng, thả, điều khiển các phương tiện bay trong khu vực biên giới hoặc qua biên giới có thể bị phạt đến 50 triệu đồng. 

Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, bị tịch thu giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới, bị trục xuất.

Đọc thêm

Sự việc lấn chiếm đất tại Thừa Thiên - Huế: Tỉnh yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, buộc người vi phạm chấp hành quyết định

Văn bản phản hồi Báo PLVN của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(PLVN) -  Liên quan việc UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Quyết định “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả” buộc ông Phạm Đình Toại khôi phục tình trạng ban đầu trước khi vi phạm, trả lại đất đã lấn chiếm cho bà Trần Tố Dung, nhưng qua nhiều năm sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để; mới đây UBND tỉnh có văn bản cho biết đang xây dựng phương án cưỡng chế.

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất

Dạy nghề cho người bị thu hồi đất
(PLVN) - Nhận thức rõ mức độ bị ảnh hưởng của người bị Nhà nước thu hồi đất, khoản 1 Điều 84 Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường; thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.

Khi nào nuôi con nhỏ được hưởng trợ cấp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc Như Quỳnh (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang một mình nuôi ba người con (lớp 8, lớp 6 và lớp 5). Bốn mẹ con cùng một hộ khẩu và không chung với ai, không có nhà riêng mà đang phải đi thuê. Tôi hiện làm công nhân với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Xin hỏi, tôi có thuộc diện được hỗ trợ, trợ cấp gì không?

Vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng, nhân văn

Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí
(PLVN) - Trong báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí vừa gửi đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan 4 nhóm vấn đề chất vấn ngày 20/3 tới đây tại Phiên họp thứ 21 UBTVQH, có một vấn đề đáng lưu ý, là Viện trưởng VKSNDTC cho rằng án kinh tế cần phân hóa, giảm nhẹ, tạo điều kiện để chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả nếu xác định không có vụ lợi.

Phát huy giá trị, tiện ích thẻ căn cước công dân

Đại diện Bộ Công an phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) -  Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) (CCCD).  Theo báo cáo tại buổi làm việc, Luật Căn cước công dân (CCCD) được Quốc hội khoá XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

Di sản và nguồn lực

Chùa Côn Sơn
(PLVN) - Hôm qua (16/3), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. Trong rất nhiều nhiệm vụ, Thủ tướng gợi ý Hải Dương bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, lịch sử, giá trị truyền thống, biến di sản thành tài sản, thành nguồn lực phát triển.

Quyết sách nào với nhà chung cư?

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Dự kiến, tại Phiên họp thứ 21, ngày 17/3 tới đây, UBTVQH xem xét, thảo luận dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó có một nội dung quan trọng, là có nên quy định thời hạn sở hữu với nhà chung cư hay không?

20 hộ dân “mắc kẹt” ở Dự án xử lý nước thải Đà Nẵng

Dự án diện tích 100.000m2 trải dài tại xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu).
(PLVN) -  Vì vướng 20 hộ dân chưa thể giải tỏa đền bù mà Dự án Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu (Đà Nẵng) trễ hẹn suốt 5 năm. Điều này cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường quanh khu công nghiệp chưa thể giải quyết. Đặc biệt cuộc sống của hơn 20 hộ dân cũng chịu cảnh “đi không được, ở không xong”, ngày nắng hôi hám, chưa mưa đã ngập…

Lo chung, lo riêng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước khó khăn của thị trường BĐS hiện nay, quan điểm của Chính phủ là “chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững”.

'Cuộc chiến' giành vỉa hè

Ảnh minh họa. (Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ)
(PLVN) -  Hà Nội đang vào “cuộc chiến” mới giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Suy cho cùng đó là cuộc chiến của “thượng tôn luật pháp”, cuộc chiến của văn minh đô thị.