Vi phạm kinh doanh đa cấp sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, đối với hành vi vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp sẽ bị xử phạt lên tới 200 triệu đồng. Nghị định có hiệu lực từ 15/10/2020.

Theo đó, đối với hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp sẽ bị xử phạt khá nặng. Cụ thể phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi sau: Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó; 

Mức phạt trên cũng áp dụng với các hành vi: Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng; cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp; cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Đặc biệt, phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Đối với hành vi hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương và không tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng

Cũng theo Nghị định, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động, lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hành đa cấp; lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đối với hành vi tham gia vào hoạt động tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500 triệu đồng, trừ trường hợp quy định sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi: ký hợp đồng bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; không chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp bị xử phạt về hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc lập danh sách đào tạo viên, lưu giữ hồ sơ kèm theo, công bố danh sách đào tạo viên trên trang thông tin điện tử và thông báo tới Bộ Công Thương.

Đối với hành vi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác, bao gồm cả lợi ích được hưởng theo chương trình khuyến mại, trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của thương nhân; không thanh toán hoa hồng, tiền thưởng, khuyến mại và các lợi ích kinh tế khác bằng tiền cho người tham gia bán hàng đa cấp dưới hình thức chuyển khoản qua ngân hàng sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng.

Mức phạt 40 đến 60 triệu đồng cũng áp dụng với các hành vi: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật hoặc thu phí đào tạo cơ bản đối với người tham gia bán hàng đa cấp. 

Đối với hành vi duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp; thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác; tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp; không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.