Vì một cộng đồng không khói thuốc

Ông Hoàng Văn Khôn (áo trắng, thứ hai bên phải) là người tích cực vận động bà con bỏ hút thuốc lá. (Nguồn: Nguyễn Lượng)
Ông Hoàng Văn Khôn (áo trắng, thứ hai bên phải) là người tích cực vận động bà con bỏ hút thuốc lá. (Nguồn: Nguyễn Lượng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết do hút thuốc lá, hơn 900.000 người chết do hít phải khói thuốc lá. Còn ở Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Nhận thức được tác hại của “căn bệnh không lây nhiễm” này, đã có nhiều cá nhân, tổ chức tích cực tuyên truyền, vận động mọi người trong xã hội bỏ thuốc lá.

Tiếng nói của những người có uy tín

Theo thống kê, người dân Việt Nam đã chi 49.000 tỷ đồng để mua thuốc lá mỗi năm. Hút thuốc trở thành thói quen hàng ngày của rất nhiều người. Nhận thức được tác hại của thuốc lá, không chỉ các cơ quan chính quyền, mà rất nhiều người nổi tiếng, có uy tín trong xã hội đã cùng chung tay góp sức vận động người dân bỏ thuốc lá.

Năm 2021, ở thôn Thành Long, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đã thành lập câu lạc bộ “Sức khỏe không thuốc lá”. Chị Phạm Thu Hương - Chủ nhiệm câu lạc bộ chia sẻ, đặc thù của người dân ở thôn Thành Long là những người đi biển, họ thường xuyên sử dụng thuốc lá, lâu dần trở thành một thói quen khó bỏ. Nhận thấy việc sử dụng thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh kết hợp với Hội LHPN huyện, thành lập các câu lạc bộ ở nhiều thôn với mục đích tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của thuốc lá. Như câu lạc bộ ở thôn Thành Long, sau hai năm hoạt động, đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt, phát sổ tay, phổ biến kiến thức cho để khuyến khích người dân bỏ thuốc lá.

Hay đó là câu chuyện của diễn viên Mã Trung, đã truyền cảm hứng về việc bỏ thuốc lá cho rất nhiều người. Được biết, diễn viên Mã Trung luôn gắn với những vai diễn “giang hồ”. Ông thường xuất hiện với điếu thuốc lá, đây là thói quen đã theo ông hàng chục năm nay. Tuy nhiên, khi đóng bộ phim “Giọt nước mắt hận thù”, trong cảnh quay bị ám sát trên giường, ông đã đột quỵ. Đoàn làm phim vốn tưởng ông nhập vai quá mức, cho đến khi nhận ra sự bất thường, họ vội vàng đưa ông đi viện. Thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ, vì trong thuốc có nhiều chất độc làm thu hẹp, tắc nghẽn mạch máu. Sau khi ra viện, diễn viên Mã Trung quyết tâm bỏ thuốc, ông tập trung vào công việc, các thú vui đời thường như nuôi chim, chăm sóc cây cảnh. Câu chuyện của ông đã truyền cảm hứng đến rất nhiều khán giả cũng như bạn bè, người thân. Từ đó, tạo động lực cho mọi người bỏ thuốc lá.

Ngoài các diễn viên, tổ chức tích cực tuyên truyền, vận động mọi người bỏ thuốc lá thì còn sự tham gia của những cá nhân có uy tín trong cộng đồng, xã hội. Như câu chuyện của ông Hoàng Văn Khôn ở xã Yên Dương, Tam Đảo. Đây là nơi có nhiều người dân tộc Sán Dìu sinh sống.

Thói quen của họ là hút thuốc lá mỗi ngày. Theo số liệu thống kê vào năm 1998, 98% đàn ông người Sán Dìu ở xã Yên Dương sử dụng thuốc lá, nhiều người hút từ khi còn nhỏ. Ông Hoàng Văn Khôn cũng từng là một người “nghiện” nặng thuốc lá. Lâu dần, ông nhận thấy tình trạng sức khỏe ngày càng suy yếu, đặc biệt người con út trong nhà của ông luôn bị ho và viêm họng. Cuối cùng, ông quyết tâm bỏ thuốc lá, đồng thời, ông cũng giúp đỡ bà con ở đây “cai nghiện” thuốc lá để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Nhiều câu lạc bộ ở các thôn, xã được thành lập giúp đỡ mọi người nhận thức về tác hại của thuốc lá. (Nguồn: Nguyên Hoàng)

Nhiều câu lạc bộ ở các thôn, xã được thành lập giúp đỡ mọi người nhận thức về tác hại của thuốc lá. (Nguồn: Nguyên Hoàng)

Vốn là người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu, lại nhận thức được tác hại của thuốc lá, ông Khôn thường xuyên đến các nhà, phân tích, khuyến khích mọi người bỏ thuốc. Đặc biệt, ông khuyên bà con không nên chuẩn bị thuốc lá mời nhau trong các đám cưới hỏi, ma chay. Sau nhiều năm kiên trì, hiện tại, hầu hết người dân ở xã Yên Dương đã không còn sử dụng thuốc lá trong những ngày quan trọng và các dịp lễ, Tết.

Bằng việc sử dụng tiếng nói của những người có uy tín trong cộng đồng, xã hội. Việc tuyên truyền, vận động mọi người bỏ hút thuốc diễn ra một cách thuận lợi hơn. Đặc biệt, thông qua những cá nhân đã thành công trong việc bỏ hút thuốc, sẽ truyền cảm hứng để nhiều người bắt đầu “hành trình” bỏ hút thuốc.

Tác động tích cực đến cộng đồng

Nhờ sự chung tay góp sức của Nhà nước, cùng các tổ chức, cá nhân, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đã phòng tránh được 280.000 ca tử vong sớm vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Ước tính chi phí tiết kiệm nhờ giảm tỷ lệ bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra trong giai đoạn 2015 - 2020, là 1.277 tỷ đồng/năm.

Như ở thôn Long Thành, xã Xuân Thành, tỉnh Hà Tĩnh, có nhiều người tham gia câu lạc bộ để được hướng dẫn cách bỏ thuốc lá, giúp cho cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc hơn. Trong đó, có thành viên tiêu biểu như ông Lê Thành Phương (60 tuổi) đã bỏ thuốc thành công. Từ một người đã hút thuốc được hơn 30 năm và phổi bị ám đen do sử dụng thuốc lá quá nhiều. Đến nay, ông đã được Hội LHPN huyện, tỉnh hỗ trợ, khuyến khích để bỏ thuốc, giúp cho sức khỏe hồi phục lại nhanh chóng. Từ năm 2021 đến giờ, câu lạc bộ đã tổ chức hàng chục buổi tuyên truyền cho các đoàn thể, cựu chiến binh, khách du lịch, nhà hàng ven biển,… Từ đó giúp mọi người nâng cao nhận thức về tác hại do thuốc lá và từ bỏ việc hút thuốc.

Câu chuyện của diễn viên Mã Trung là động lực để nhiều người bắt đầu bỏ thuốc lá. (Nguồn:anninhthudo.vn)

Câu chuyện của diễn viên Mã Trung là động lực để nhiều người bắt đầu bỏ thuốc lá. (Nguồn:anninhthudo.vn)

Còn đối với ông Hoàng Văn Khôn, nhờ sự vận động tích cực của ông về tác hại của thuốc lá, mà có rất nhiều người tham gia, đồng hành cùng ông. Ông Khôn trở thành “cầu nối” giữa người dân và các cấp lãnh đạo, chung tay góp sức bỏ thói quen dùng thuốc lá trong cộng đồng. Từ năm 2013 đến giờ, số lượng người hút thuốc ở thôn Yên Dương (Tam Đảo) đã giảm thiểu đáng kể so với trước. Còn tại thôn Đông là một trong năm thôn có nhiều người Sán Dìu sinh sống, trong khoảng mười năm nay, số lượng người hút thuốc đã giảm xuống còn 65%.

Hay từ câu chuyện của diễn viên Mã Trung, đã trở thành tấm gương, để mọi người nhận ra tác hại của thuốc lá đối với đời sống. Diễn viên Mã Trung chia sẻ, ông vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Khoảnh khắc mê man, ông nhớ tới vợ con và khao khát được sống: “Chắc vài phút nữa là không còn sống trên đời. Tôi đưa mắt ra như chào tạm biệt họ”. Vì vậy, khi khỏi bệnh ông càng thêm trân trọng cuộc sống và sức khỏe của mình. Ngay trong các bộ phim ông cũng hạn chế dùng thuốc lá một phần vì sức khỏe, phần vì không muốn những khán giả coi đó là hoạt động lành mạnh, bình thường. Từ một người “nghiện” thuốc lá, ông trở thành tấm gương tiêu biểu luôn hỗ trợ, giúp đỡ người khác bỏ thuốc.

Không chỉ diễn viên Mã Trung, đến nay những cảnh hút thuốc ở trên phim đã được quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ sức khỏe diễn viên, đồng thời tuyên truyền những hình ảnh đẹp. Như đạo diễn Sĩ Tiến của Nhà hát Tuổi trẻ vì trót mê hình ảnh những cao bồi hút thuốc trong phim, mà ông đã sử dụng thuốc lá từ khi còn rất trẻ. Đến nay, đạo diễn dứt khoát cho biết Nhà hát sẽ không sử dụng cảnh diễn viên hút thuốc để thể hiện tính cách gai góc, phức tạp của nhân vật vì: “Cho diễn viên diễn một cảnh hút thuốc lá cũng không làm nên mùa xuân”. đạo diễn Sĩ Tiến nói.

Dù đã có số liệu tích cực cho thấy lượng người hút thuốc lá ở Việt Nam đang giảm xuống. Đặc biệt có các cá nhân, tập thể ý thức được tác hại của thuốc lá và tích cực vận động người dân bỏ thuốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức khác như thuốc lá điện tử, việc sử dụng thuốc lá của học sinh, sinh viên. Vì vậy, để một xã hội “không khói thuốc lá” ở Việt Nam vẫn là một hành trình dài.

Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam có hơn 15 triệu người hút thuốc lá, trong đó tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá điện tử đã gia tăng đáng kể, từ 2,6% năm 2019 lên 3,5% năm 2022, những con số sẽ còn tăng lên trong tương lai. Trong đó, sẽ có 50% số người hút thuốc tử vong, tương ứng khoảng 7 triệu người, do những căn bệnh về phổi, tim mạch,… Vào năm 2030, dự đoán số người tử vong do thuốc lá sẽ là 70.000 người/năm, gấp bốn lần so với tai nạn giao thông. Gánh nặng kinh tế do sử dụng thuốc lá gây ra ở Việt Nam cho điều trị bệnh, tổn thất do mất sức lao động, bệnh tật và tử vong sớm là 25.000 tỷ đồng (tương đương gần 1% GDP của năm nghiên cứu 2011).

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Đọc thêm

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Ở giai đoạn 1 của dự án, 1.550 hộ gia đình đã có thể tiếp cận được biển báo Hệ thống cảnh báo sớm được trang bị tại các cộng đồng. (Ảnh: Plan)
(PLVN) - Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng” giai đoạn 2 từ năm 2024 đến 2027. Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng” giai đoạn 2 được triển khai thực hiện trong 04 năm, từ 2024 tới 2027 trên địa bàn 10 xã thuộc các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) và Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị).

Người trẻ bền bỉ “gieo mầm” tình yêu môi trường đến xã hội

Các bạn trẻ cùng nhau thu gom, tái chế đồ cũ. (Ảnh trong bài: Striped Project)
(PLVN) - Striped Project là dự án về môi trường và cộng đồng được thành lập vào tháng 6/2015 bởi nhóm học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội, với mục đích để khắc phục một phần tình trạng sử dụng giấy và các tài nguyên gỗ một cách lãng phí. Đến nay, các em đã bền bỉ tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động nhằm lan tỏa thông điệp sâu sắc về bảo vệ môi trường đến các cộng đồng trong xã hội.

Đổi mới sáng tạo trong truyền thông để bảo vệ động vật hoang dã

Rất đông người trẻ quan tâm đến sáng kiến “Trung tâm Thiên nhiên lưu động” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ ĐVHD. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam, đặc biệt các loài quý hiếm đang ở mức báo động, bất chấp nỗ lực truyền thông không ngừng của các nhà bảo tồn. Dù đối mặt với vô vàn thách thức, khó khăn về nguồn lực, các sáng kiến bảo tồn vẫn tiếp tục được triển khai nhằm giảm thiểu vấn nạn này.

Khi san hô 'kêu cứu': Tập đoàn TH tiên phong, cùng phục hồi thiên nhiên

Khi san hô 'kêu cứu': Tập đoàn TH tiên phong, cùng phục hồi thiên nhiên
(PLVN) -  Rạn san hô, “lá phổi xanh” dưới lòng đại dương, đang chịu tổn thương nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và tác động của con người. Tại Cát Bà, cơn bão Yagi vừa qua đã nhấn mạnh thách thức trong công tác bảo tồn san hô. Với sự đồng hành của Tập đoàn TH cùng chính quyền, nhà bảo tồn, tổ chức và cộng đồng, câu chuyện bảo vệ rạn san hô trở thành nguồn cảm hứng về một trách nhiệm chung, góp phần xây dựng một đại dương xanh, bền vững cho các thế hệ tương lai.