Vì đâu gameshow mất dần khán giả?

Nhiều gameshow dần không còn chỗ đứng trong lòng khán giả. (Ảnh minh họa)
Nhiều gameshow dần không còn chỗ đứng trong lòng khán giả. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một thời, các gameshow chiếm sóng truyền hình, thu hút lượng khán giả đông đảo theo dõi. Nhưng giờ đây, các chương trình đã không còn sức hút, nhiều khán giả quay lưng.

Hết thời gameshow?

Nếu nhắc đến thời kì vàng son của gameshow truyền hình, có lẽ phải kể đến những năm 2010-2015. Đây là thời gian ra đời những gameshow “ăn khách” đình đám của truyền hình như: Ơn giời cậu đây rồi, Thách thức danh hài, Bố ơi mình đi đâu thế, Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ...

Các gameshow thuần Việt hoặc mua format của nước ngoài liên tục ra mắt, với cách thức xây dựng chương trình mới lạ, hấp dẫn, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của khán giả. Như Giọng hát Việt, mùa 1 (năm 2013) có rating cao ngất ngưởng, song hành với bảng giá quảng cáo lên đến 280 triệu đồng/30 giây.

Ở những năm đỉnh cao của truyền hình thực tế, có thể thấy “nhà nhà coi gameshow, người người xem gameshow”. Những tình tiết trong các gameshow trở thành đề tài bàn tán từ mạng xã hội ra đến ngoài đời. Các chương trình này cũng thành bệ phóng cho những người mới đặt chân vào làng giải trí.

Nhưng 2-3 năm trở lại đây, gameshow nhạt nhoà dần trên sóng truyền hình. Những cuộc thi tài năng trực tuyến không còn đủ sức hút, đến quán quân cũng không mấy ai quan tâm. Một số chương trình mua format đình đám từ nước ngoài về nhưng vẫn rating èo uột. Không những thế, nhiều chương trình còn bị khán giả quay lưng, “ném đá”, kêu gọi tẩy chay vì sử dụng những chiêu trò “bẩn”, tạo scandal, lừa dối khán giả...

Giờ đây, chiếm rating cao trên sóng truyền hình phải kể đến các bộ phim truyền hình. Những năm gameshow đang ở đỉnh cao, phim truyền hình lại ở buổi “chợ chiều”. Không nhiều kịch bản hay, khán giả không quan tâm, bị cho là “không hợp thời”. Đến vài năm gần đây, khi gameshow thoái trào, phim truyền hình lại có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục với hàng loạt bộ phim hấp dẫn, khiến khán giả mê mẩn.

Đặc biệt, năm 2019 được coi là đánh dấu bước chuyển mình của phim truyền hình Việt, giành lại khán giả. “Về nhà đi con” của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng, “Tiếng sét trong mưa” của đạo diễn Nguyễn Phương Điền... là hai bộ phim “khuynh đảo” màn ảnh nhỏ trong suốt thời gian dài.

Thống kê từ Kantar Media Vietnam tháng 2 vừa qua cho thấy, rating Top 10 chương trình truyền hình tháng 2/2022 cả phía Nam lẫn phía Bắc đều dành cho các phim truyền hình và trong danh sách cả hai miền chỉ có 1-2 chương trình truyền hình trực tuyến nằm ở cuối Top.

“Mổ xẻ” nguyên nhân

Thời điểm dịch bùng phát, giãn cách diễn ra trên toàn quốc, người dân bị hạn chế ra đường, lựa chọn các thú vui trên sóng truyền hình là lựa chọn phổ biến. Những tưởng gameshow sẽ có những bước “bứt phá”, nhưng sau dịch, tình hình các chương trình truyền hình thực tế còn “tệ” hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thoái trào gần đây của các gameshow Việt. Sự phát triển của giải trí mạng xã hội là một trong những nguyên nhân dễ nhận thấy. Youtube, TikTok với tính giải trí cao, bắt trend tốt thu hút hầu hết khán giả trẻ tuổi. Cạnh đó, sự lên ngôi của mảng phim truyền hình cùng với sự phát triển nhanh của ứng dụng truyền hình trả tiền với lượng phim nước ngoài cực kì hấp dẫn đã khiến gameshow mất đi vị thế trong lòng khán giả.

Tuy nhiên, đó chỉ là nhân tố khách quan, còn nhắc đến lý do gameshow mất đi sự ủng hộ của khán giả, phải kể đến những nguyên nhân nội tại. Những năm gần đây, truyền hình thực tế bắt đầu nhạt dần do thiếu kịch bản chương trình hay, các yếu tố thi thố, hài hước, hẹn hò... đã được khai thác triệt để, hầu như không còn mới mẻ. Các “ngôi sao”, một trong những yếu tố “hút khách” cũng nhẵn mặt trên truyền hình, có nghệ sĩ xuất hiện một lúc mấy gameshow phát sóng cùng thời điểm khiến khán giả ngán ngẩm.

Để “cứu” rating, nhiều chương trình đã có những bước đi không mấy hay ho, dàn dựng những drama, lừa dối khán giả, tạo scandal “câu khách”. Dồn dập nhiều tai tiếng, những cú vạch mặt đã khiến khán giả ngày càng bất mãn, chán ngán đối với truyền hình thực tế.

Cạnh đó, nhiều nghệ sĩ giờ đây đã không còn nhận được sự tin tưởng, yêu quý của khán giả như trước. Những scandal dồn dập như chuyện ngâm tiền từ thiện, lối sống buông thả, thiếu đạo đức của nghệ sĩ đã khiến họ mất đi lượng lớn người hâm mộ - một trong những lực lượng đông đảo ủng hộ chương trình. Thậm chí, nhiều chương trình còn bị “vạ lây” do khán giả tẩy chay nghệ sĩ làm MC, giám khảo hay thí sinh tham dự.

Hiện nay chỉ còn lại một số gameshow “sạch”, thiên về thi kiến thức, kĩ năng sống... như Ai là triệu phú, Kí ức vui vẻ, Sao nhập ngũ... Ngoài ra, hầu hết các chương trình đình đám trước kia giờ đây đã lần lượt rời bỏ sóng truyền hình.

Có thể nói, sự thoái trào của gameshow là tất yếu, khi những giá trị mà hầu hết các chương trình mang lại cho khán giả không còn nữa. Theo thời gian, sẽ có những hình thức giải trí khác hợp với xu thế thời đại thay thế.

Đọc thêm

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)
(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Ấm tình đoàn kết tôn giáo từ những mái nhà cho người nghèo Bài 2: Từ bi, bác ái bằng những việc làm cụ thể

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Linh mục Gioan Bùi Văn Kế cùng khánh thành nhà tình nghĩa tặng người nghèo ở giáo xứ Đồng Bài. (Ảnh: MTTQ cung cấp)
(PLVN) - Giáo lý nhà Phật đề cao hạnh từ bi. Triết lý Công giáo nhấn mạnh tinh thần bác ái, yêu người. Chia sẻ với PLVN, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho rằng: Qua những việc làm cụ thể của các chức sắc, chức việc đã góp phần phát huy nét đẹp của các tôn giáo và đóng góp vào khối đoàn kết toàn dân tộc.

Xử phạt nghiêm hành vi 'xúc phạm' di tích

Hình ảnh nam ca sĩ đứng trên nóc nhà phố cổ Hội An gây bức xúc dư luận. (Ảnh minh họa - Nguồn: FBNV)
(PLVN) - Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra đó là có một bộ phận những cá nhân, thậm chí cả người nổi tiếng để thể hiện “đẳng cấp” đã sẵn sàng lựa chọn cách hành xử phản văn hóa tại chốn linh thiêng, di tích văn hóa, gây phản cảm, bức xúc trong cộng đồng.

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ

Những bức chân dung diệu kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tạc lên từ lòng kính yêu vô bờ
(PLVN) -  Tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã làm triệu trái tim người Việt Nam như nấc nghẹn. Biến nỗi đau buồn thành hành động, một số tác phẩm nghệ thuật có một không hai đã ra đời, khắc họa chân dung Tổng bí thư giản dị mà rực rỡ, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu vô bờ của tác giả dành cho Tổng bí thư.

Phát động thi ảnh về miền di sản xứ Nghệ và Trại sáng tác mỹ thuật

Ảnh minh họa. Tác giả: Nguyễn Quang Nam Định
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

Du lịch 6 tháng cuối năm và “đòn bẩy” chính sách visa

Hàn Quốc điều chỉnh chính sách visa và thành công chinh phục thị trường du khách Việt. (Ảnh: Đ.T)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2024, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm. Để đạt được những mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chính sách visa phù hợp để tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách.

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà

Độc đáo đôi giếng cổ bên ngôi đình Bảo Đà
(PLVN) - Tọa lạc tại phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đình Bảo Đà là di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1993. Đình thờ ba vị thánh Cao Sơn đại vương, Quý Minh đại vương và tướng quân Cương Trực - đây là tam vị đại vương thượng đẳng thần, có công trạng “bảo dân hộ quốc” của Đức Thánh Tản Viên.

Bảo tồn văn hóa Chăm gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm. (Ảnh: UBDT)
(PLVN) - Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, rất nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống và được bảo tồn khá toàn vẹn. Vì thế, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại.