Vị đầu bếp Michelin tận tâm với từng bữa ăn của người tị nạn Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngay tại biên giới Ba Lan, đầu bếp người Mỹ José Andrés (52 tuổi) và những tình nguyện viên trong tổ chức nhân đạo của ông đã tốn chưa đầy 72 giờ đồng hồ để thiết lập phần hậu cần và tổ chức nấu ăn cho những người tị nạn Ukraine.

Rava-Ruska (hay Rawa-Ruska) là một thị trấn nhỏ của Ukraine từng nổi tiếng là địa điểm nhà tù trong Thế chiến thứ hai. Cách đó chưa đầy 10km là một trại tị nạn của người Ukraine. Tại đây, trong những ngày qua, đầu bếp José Andrés đã phân phát bữa ăn cho những người tị nạn, với sự hỗ trợ của các nữ tu sĩ từ dịch vụ cứu trợ Công giáo Caritas.

Đầu bếp José Andrés tại trại tị nạn Ukraine

Đầu bếp José Andrés tại trại tị nạn Ukraine

Thông qua tài khoản Twitter của mình, vị đầu bếp người Mỹ gốc Tây Ban Nha đã cho người xem thấy những công việc cần chuẩn bị trong nhà bếp của tổ chức World Central Kitchen - tổ chức này đã phân phát hơn 8.000 suất ăn gồm súp, gà hầm và bánh nướng nhân táo đến những người tị nạn, tính đến chủ nhật (28/2). Đầu bếp José cũng giúp đỡ các chủ nhà hàng tại đây bằng cách cung cấp cho họ những gì họ cần để chuẩn bị cho các tình huống trong chiến tranh.

Nhắc đến cái tên José Andrés, có lẽ nhiều người đã biết đến ông với một chủ nghĩa nhân đạo trong ẩm thực, cũng như những nỗ lực cứu trợ người đói nghèo bởi thảm hoạ hoặc chiến tranh trên khắp thế giới.

Ông đã nỗ lực cứu trợ cho các nạn nhân của chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai trong suốt một thập kỷ. Ảnh: AFP

Ông đã nỗ lực cứu trợ cho các nạn nhân của chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai trong suốt một thập kỷ. Ảnh: AFP

Được biết, năm 2010, sau trận động đất tàn phá Haiti, người đầu bếp sinh năm 1969 đã đặt ra cho chính mình một cam kết sẽ làm đủ mọi cách có thể để cứu đói tất cả những nạn nhân của chiến tranh hay thiên tai, bão lũ, bệnh dịch... Vì vậy, sau cơn bão Maria ở Puerto Rico năm 2017, Bão Ida ở New Orleans năm 2021, lũ lụt gần đây ở Đức... người ta đều thấy bóng dáng của người đầu bếp tận tâm cũng như người của tổ chức World Central Kitchen đến phân phát thực phẩm.

Năm 2019, đầu bếp José Andrés được đề cử cho Giải Nobel Hoà bình. Còn năm 2018, tổ chức của ông được James Beard Foundation vinh danh là "tổ chức nhân đạo của năm".

Năm 2012, tạp chí Time đã vinh danh ông là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới; và đến năm 2018, người ta lại thấy người đầu bếp này xuất hiện trên trang bìa bởi sự ảnh hưởng của mình. Ông luôn nói rằng "Ẩm thực là một chất xúc tác cho mọi nền kinh tế".

Tạp chí Time nhiều lần vinh danh ông là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Ảnh: Time

Tạp chí Time nhiều lần vinh danh ông là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Ảnh: Time

Trước khi làm toàn thời gian cho công việc cứu trợ những người nghèo đói, José Andrés đã nổi tiếng với tư cách là một đầu bếp. Đầu bếp gốc Tây Ban Nha đã đến Mỹ vào năm 1991 và nhập tịch Mỹ vào năm 2013, nhưng ông luôn coi mình là người nhập cư và nói lên tiếng nói của người nhập cư.

Ông cũng là một trong những người đầu tiên đưa ẩm thực tapas của người Tây Ban Nha đến Mỹ một cách thành công đáng kể. Tháng 10/2016, nhà hàng Minibar tại Washington của ông được trao tặng hai sao Michelin, sau đó trở thành một biểu tượng ẩm thực trong bảng xếp hạng 50 nhà hàng tốt nhất thế giới năm 2019.

Hiện nay danh tiếng của vị đầu bếp đầy tình nhân đạo đã không chỉ lan rộng khắp Hoa Kỳ, mà khắp thế giới, đến cả những vùng quê xa xôi ở Ấn Độ hay Bahamas (Địa Trung Hải).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

'Tour năm rắn tìm hiểu rắn trong Bảo tàng'

Trẻ em trải nghiệm Tết Việt tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nguồn BTDTHVN
(PLVN) - Là một trong những hoạt động thú vị sẽ có trong chương trình “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào 2 ngày mồng 4 và 5 Tết (01-02/02/2025). 

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.