Verdun - Trận chiến kéo dài nhất lịch sử

Hai bên tập trung hơn 100 vạn quân
Hai bên tập trung hơn 100 vạn quân
(PLO) -Cách đây 100 năm, ngày 19-12-1916, trận chiến Verdun đã kết thúc. Đây là một trận đánh chính của mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời là một trong những trận chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử thế giới.

Verdun có một giá trị biểu tượng to lớn đối với nước Pháp. Trong lịch sử, nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khu vực nội địa nhờ vào vị trí chiến lược trên sông Meuse. Ở đây, từ rất lâu người Pháp đã cho xây dựng nhiều đồn lũy với những công sự. 

Quyết chiến điểm

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Verdun là địa điểm cả Pháp và Đức đều muốn chiếm giữ. Verdun được cấu tạo bởi ba tuyến trận địa với sự tham gia của 11 sư đoàn có 600 cỗ pháo.

Về phía Đức, ý đồ tấn công Verdun là nhằm phủ đầu, trước khi quân Anh và Pháp tiến công đột phá trận tuyến của Pháp để thay đổi tình hình chiến lược, và nhằm kìm giữ và tiêu hao bộ phận lớn binh lực của Pháp. Đảm nhiệm tấn công Verdun là quân đoàn thứ năm, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Hoàng tử Đức là Wiheln, cùng một số quân đoàn khác, với tổng cộng 18 sư đoàn với hơn 1.200 cỗ pháo và 170 máy bay.

7 giờ sáng ngày 21-2-1916, người Đức với sự vượt trội về pháo hạng nặng đã mở màn trận đánh bằng một màn pháo kích dữ dội kéo dài gần 9 giờ rưỡi với hơn 1 triệu lượt pháo kích trên toàn tuyến dài 40 km, với hy vọng nhanh chóng đập tan quân Pháp và san bằng toàn bộ phòng tuyến.

Sau 2 ngày tấn công, quân Đức đã bắn tổng cộng hơn 2 triệu viên đạn pháo. Quân Pháp với hai trung đoàn kị binh nhẹ 56 và 59 gồm 1.300 quân với súng trường, lựu đạn và lưỡi lê đã tuyệt vọng chống trả. Lần đầu tiên, Đức đã sử dụng súng phun lửa để quét sạch chiến hào. Ngày 23-2, Bois des Caurers thất thủ. 

Ngày 25-2, trung đoàn 24 Brandenburg của Đức đã chiếm pháo đài Douaumont, với 60 quân phòng thủ. Đây được xem là chiến thắng quan trọng của quân Đức và là một thảm họa của quân Pháp. Từ đây, pháo của quân Đức ở Douaumont chĩa trực tiếp, đe dọa Verdun.

Ngày 27-2, quân Đức bắt đầu tấn công vào làng Douaumont nhưng liên tục bị đẩy lùi. Thời tiết xấu với mưa tuyết nặng hạt và sự phòng ngự bền bỉ của trung đoàn 33 bộ binh Pháp đã cầm chân quân Đức tại đây.

Hiện Verdun là nơi yên nghỉ của 130.000 người thuộc cả hai phía.
Hiện Verdun là nơi yên nghỉ của 130.000 người thuộc cả hai phía. 

Sau một tuần giao chiến, quân Đức chỉ chiếm được phần phía trái của làng. Điều này giúp cho quân Pháp kịp chuyển 90.000 quân và 23.000 tấn vũ khí ra đến Verdun qua tuyến đường giữa Bar-le- Duc đến Verdun. Đây là tuyến đường huyết mạch duy nhất nuôi sống phòng tuyến Verdun. 

Lực lượng Đức bị dần mất uy lực yểm trợ của pháo binh. Mặt khác, các mũi tiến công của quân Đức rơi vào tầm bắn của pháo binh Pháp ở bờ Tây sông Meuse khiến Đức bị tổn thất nặng nề. Ngày 2-3, toàn bộ 4 trung đoàn của Đức tại làng Douaumont hoàn toàn bị tiêu diệt.

Chuyển hướng

Không có khả năng tiến quân xa hơn, ngày 6-3, quân Đức quyết định chuyển hướng tấn công. Các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của quân Đức đã vượt sông Meuse ở Brabant và Champmeuville. Đến cuối ngày, quân Đức đã chiếm được cứ điểm Bois des Corbeaux.

Đây được xem là bước tiến quan trọng của quân Đức. Nhưng cũng từ thời điểm này, quân Pháp sau khi bị đánh tan tác đã xốc lại đội hình và hai bên giành giật nhau từng tấc đất. 

Sáng sớm ngày 8-3, quân Pháp tổ chức phản công chiếm lại Bois des Corbeaux  khiến quân Đức phải hủy bỏ kế hoạch sử dụng đây như một bàn đạp tấn công đồi Le Mort Homme.

Ngày 9-3, Đức tiến công cứ điểm Le Mort Homme. Nhưng tại đây, chính quân Đức đã phơi mình trước tầm đạn pháo của người Pháp và phải chịu một tổn thất khủng khiếp. Sang đến ngày 10-3, quân Đức lại chiếm lại Bois de Corbeaux với cái giá phải trả thật khủng khiếp: mất 70% lực lượng tấn công.

Ngày 14-3, sau khi quân Đức được tăng cường lực lượng đã tổ chức tấn công đồi Le Mort Homme bằng những cơn mưa pháo kích và vũ khí hóa học xuống đội quân phòng thủ của Pháp. Quân Pháp rút lui và trụ lại ở sườn phía Nam của đồi Le Mort Homme với cao điểm 304. 

Ngày 9-4, cùng với quân số và tài khí tăng viện, tướng Đức Max Von Gallwitz nhận được lệnh phải quét sạch quân Pháp ở cao điểm 304. Quân Pháp với hỏa lực mạnh mẽ đã đẩy lùi quân Đức. Quân Đức chỉ chiếm được phần chân đồi. Đây được xem là trận đánh khốc liệt nhất ở bờ Tây sông Meuse. Lực lượng tham chiến hai bên chỉ còn 1/10.

Từ cao điểm 304, quân Pháp sử dụng hỏa lực từ các khí cầu và máy bay khiến quân Đức không thể thiết lập các vị trí phòng thủ cũng như bố trí pháo binh tấn công. Trong 12 ngày liên tiếp, quân Pháp đã đẩy lùi quân Đức ra khỏi đồi Le Mort Homme.

Ngày 3-5, quân Pháp chịu tổn thất kinh hoàng nhất kể từ đầu trận đánh khi 500 khẩu pháo của quân Đức cùng một lúc tấn công cao điểm 304 trong 36 giờ liên tục. Tuyến phòng thủ của Pháp trở nên hỗn loạn trong cơn bão đạn pháo. Sau khi cao điểm 304 thất thủ, số phận của đồi Le Mort Homme nhanh chóng được định đoạt. 

Ngày 13-5, sau cuộc họp của Bộ Tổng tham mưu, quân Đức quyết định thay đổi hướng tấn công. Dựa trên tình hình, quân Đức quyết định để cánh quân ở bờ Tây nghỉ ngơi và triển khai tấn công ở bờ Đông của sông Meuse với hai sư đoàn của tập đoàn quân số 3. Mục tiêu ở bờ Đông là pháo đài Vaux.

Bộ binh Pháp hứng chịu pháo kích của quân Đức
Bộ binh Pháp hứng chịu pháo kích của quân Đức

Rạng sáng ngày 2-6, pháo đài Vaux hứng chịu một trận bão lửa của quân Đức với khoảng 1.500 đến 2.000 quả đạn pháo/giờ. Quân Đức hoàn toàn bao vây pháo đài và chiếm một số cửa. Cuộc chiến ác liệt diễn ra, giành giật nhau từng đường hầm một.

Sự phòng thủ từ pháo đài và phòng tuyến cộng với sự yểm trợ chính xác của pháo binh Pháp tạo thành một hàng rào cầm chân quân Đức. Đến ngày 7-6, sau khi không còn vũ khí và đặc biệt là cạn kiệt nước uống, quân Pháp quyết định đầu hàng. Pháo đài Vaux trở thành một cứ điểm vững chắc của quân Đức.

Vào thời điểm này, quân Pháp tại thị trấn Verdun đã rơi vào tình trạng hoảng loạn, thậm chí đã tính đến việc rút lui toàn bộ bờ Tây sông Meuse. Trong khi đó, quân Đức lại thay đổi chiến thuật, thay vì tấn công đồng loạt, họ tập trung hỏa lực vào một mũi nhằm tăng hiệu quả. Đó là phòng tuyến Fleury và pháo đài Souville. 

Giành giật

Sáng 12-7, hai đại đội của trung đoàn bộ binh 147 quân Đức tấn công Souville. Cuối cùng, một bộ phận nhỏ cũng chiếm được nóc pháo đài. Tuy nhiên do không có lực lượng tăng viện, cũng như mất hỏa lực yểm trợ từ pháo binh, quân Đức nhanh chóng bị quân Pháp quét sạch. 

Ngày 15-7, quân Đức liều lĩnh tổ chức tấn công vào Fleury. Hai bên giành giật cứ điểm này đến ngày 17-8. Lúc này, tại tổng hành dinh của quân Đức không còn bất kỳ hy vọng nào về một chiến thắng. Tất cả lực lượng dự trữ của quân Đức đều cạn kiệt.

Chiến tuyến trở thành một bãi lầy khổng lồ. Hai bên đều trong tình trạng tuyệt vọng, không vũ khí, không đạn dược, nước uống. Dưới áp lực của Hoàng tử Đức, quân Đức phải ngừng mọi cuộc tấn công trên toàn mặt trận. 

Quân Pháp dưới sự dừng bước của quân Đức đã tiếp tục tấn công vào các vị trí của quân Đức. Sáng ngày 4-8, quân Pháp tổ chức tấn công vào pháo đài Vaux. Súng của quân Đức đã gây thiệt hại cho quân Pháp với khoảng 1.000 người thiệt mạng. Một ngoại lệ đã diễn ra, cả hai bên cùng ngưng chiến để thu dọn chiến trường. Lần đầu tiên, quân Đức đề cập tới khái niệm rút lui chiến thuật. Được sự đồng ý của tướng Ludendorff, quân Đức rút khỏi pháo đài Vaux. 

Trước thắng lợi này, Pháp cử tướng Mangin làm tổng chỉ huy mặt trận Verdun. Ngày 11-12, quân Pháp tấn công quân Đức theo chiến thuật mới. Đến ngày 19- 12, bộ tổng tham mưu Đức thừa nhận chiến dịch Verdun đã hoàn toàn thất bại.

Một quân nhân đứng trầm ngâm bên đống đổ nát của một nhà thờ ở Verdun
Một quân nhân đứng trầm ngâm bên đống đổ nát của một nhà thờ ở Verdun

Trận Verdun - trận dài nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất- sau 10 tháng giao chiến khốc liệt đã khiến cho quân đội Pháp và Đức gánh chịu những thiệt hại khủng khiếp. Theo con số chính thức thì phía Pháp có 162.308 người thiệt mạng còn phía Đức có khoảng 100.000 người thiệt mạng. Số người bị thương của cả hai phía vượt 400.000 người.

Với sự đẫm máu và khốc liệt, trận Verdun đã trở thành biểu tượng cho lòng can trường và chủ nghĩa anh hùng, cũng như sự khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự hủy diệt tận cùng của con người và cuộc chiến giữa hai khối nước đế quốc do mâu thuẫn ngày càng gay gắt trong việc phân chia lại thế giới...

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.