Venezuela: Cựu Đại sứ dính tham nhũng tại PDVSA

Ông Rafael Ramirez (trái) từ chức theo yêu cầu của Tổng thống Nicolas Maduro
Ông Rafael Ramirez (trái) từ chức theo yêu cầu của Tổng thống Nicolas Maduro
(PLO) -Tuyên bố hôm 12-12 của Tổng Chưởng lý Tarek William Saab đã giải tỏa mọi nghi vấn xung quanh vụ từ chức Đại sứ Venezuela tại Liên hợp quốc của ông Rafael Ramirez. Bởi trong thư từ chức đăng trên Twitter hôm 5-12, ông Rafael Ramirez cho biết, phải rời ghế đại sứ tại LHQ theo yêu cầu của Tổng thống Nicolas Maduro. 
 

Phát biểu tại buổi họp báo hôm 12-12, ông Tarek William Saab cho biết, cơ quan chức năng đang điều tra cựu đại sứ Rafael Ramirez vì tình nghi có liên quan tới vụ tham nhũng ở Tập đoàn dầu khí quốc gia (PDVSA). 

Môi giới và rửa tiền

Ông Rafael Ramirez từng giữ chức Bộ trưởng Năng lượng & Dầu khí và Chủ tịch PDVSA trong 10 năm dưới thời cố Tổng thống Hugo Chavez bị tình nghi tham gia vào đường dây rửa tiền thông qua Ngân hàng tư nhân Andorra (BPA) từ năm 2006.

Tổng Chưởng lý Tarek William Saab cho biết, trong quá trình điều tra về đường dây rửa tiền tại BPA, doanh nhân Diego Salazar, một trong 40 người bị bắt giữ, đã khai ông Rafael Ramirez là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động môi giới mua bán dầu khí và rửa tiền với tổng số 4,2 tỷ euro tại ngân hàng này. Điều đáng nói là người tiền nhiệm của Tổng Chưởng lý Tarek William Saab là bà Luisa Ortega (đã trốn khỏi Venezuela) biết rõ vụ này, nhưng không yêu cầu điều tra.

Ông Rafael Ramirez được cử giữ chức Đại sứ Venezuela tại LHQ từ năm 2015. Và từ ngày 28-11, hãng Reuters từng dẫn 4 nguồn thạo tin cho biết, Venezuela đã quyết định bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Samuel Mocada thay thế ông Rafael Ramirez làm Đại sứ Venezuela tại LHQ. 

Ngoài cựu đại sứ Rafael Ramirez, cựu Thứ trưởng Năng lượng điện Nervis Villalobos (đang sống tại Tây Ban Nha) cũng bị cáo buộc có liên quan tới đường dây rửa tiền kể trên. Gần 2 tháng trước (27-10), cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt một cựu Thứ trưởng Bộ trưởng Năng lượng & Dầu khí Venezuela và 3 cựu quan chức của PDVSA.

Những người này bị bắt với cáo buộc rửa tiền và tham nhũng quốc tế. Và vụ bắt giữ được tiến hành dưới sự phối hợp với cơ quan chức năng Mỹ. Tuy danh tính của 4 người kể trên không được tiết lộ, nhưng họ đều vướng vào một số vụ bê bối tham nhũng lớn. Được biết, Mỹ vẫn đang điều tra vụ hối lộ trị giá 1 tỷ USD có liên quan tới các quan chức của PDVSA.

Ông Nelson Martinez
Ông Nelson Martinez

“Bão” tham nhũng

Thông báo về cuộc điều tra cựu đại sứ Rafael Ramirez diễn ra trong bối cảnh 65 quan chức và doanh nhân cấp cao ở PDVSA vừa bị bắt với cáo buộc tham nhũng. Trong số những người bị bắt có cựu Bộ trưởng Năng lượng & Dầu khí Eulogio del Pino và cựu Chủ tịch PSVSA Nelson Martinez. Khoảng 20 ngày trước (30-11), khi phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Caracas, Tổng Chưởng lý Tarek William Saab cho biết, ông Eulogio del Pino và ông Nelson Martinez bị ra lệnh bắt hôm 28-11, chỉ 2 ngày sau khi bị Tổng thống Nicolas Maduro bãi nhiệm.

Và họ hiện là những quan chức cấp cao nhất bị bắt vì có liên quan tới vụ bê bối tại PDVSA. Cũng trong tuyên bố hôm 30-11, Tổng Chưởng lý Tarek William Saab cho biết, đa phần trong số 65 người bị bắt kể trên là thành viên Ban giám đốc của Công ty Citgo, chi nhánh lớn nhất của PDVSA tại Mỹ, và các công ty con của tập đoàn này ở Venezuela như Petrozamora, Petropiar và Bariven./.

Cựu Bộ trưởng Năng lượng & Dầu khí Eulogio del Pino dính líu tới đường dây tham nhũng, chỉnh sửa số lượng dầu khí khai thác trong giai đoạn 2015-2017, trị giá khoảng 500 triệu USD. Cựu Chủ tịch PDVSA Nelson Martinez bị bắt vì đã ký một hợp đồng tái cơ cấu nợ (trị giá tới 4 tỷ USD) của Công ty Citgo, nhưng không báo cáo Chính phủ.

Chủ tịch và 5 Phó Chủ tịch Công ty Citgo đã bị bắt bởi theo hợp đồng kể trên, toàn bộ tài sản của chi nhánh này đã được sử dụng để thế chấp. Chính phủ Venezuela nghi ngờ, một khoản hối lộ trị giá 50 triệu USD ẩn sau hợp đồng này./. 

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.