Về quê ăn Tết

Về quê ăn Tết
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Anh đi làm về, nhìn thấy vợ ngồi thẫn thờ bên cửa sổ. Chị ngẩn ngơ đến mức anh bước vào nhà chị vẫn không biết gì. Cho đến lúc anh đi đến, đặt tay lên vai, chị mới giật nảy mình.

Vợ chồng sống với nhau bao năm, chỉ cần nhìn cái dáng ngồi của chị, anh cũng hiểu trong tâm tư chị đang có những gì. Nếu tính cả Tết năm ngoái, đã là cái Tết thứ 3 chị không được về quê thăm nhà. Tết 2019, chị sinh con. Tết 2020, con còn nhỏ, dịch bệnh lại hoành hành, ai ở đâu ở yên chỗ nấy, cả nhà lại ăn Tết Sài Gòn. Tết 2021, vợ chồng đã sửa soạn về, thì nghe nói ở quê bùng nhiều ca nhiễm bệnh, ở quê gọi vào báo cháu còn nhỏ, đừng nên về.

Đầu năm 2020, anh chị còn tranh thủ xin nghỉ phép, về quê ăn đám giỗ bố chị được hai hôm, cả nhà đoàn viên mừng tủi. Nhưng cả năm 2021 vừa qua, dịch bệnh nghiêm trọng, chị không được về thăm quê. Cuộc sống trở lại bình thường, chị đã bàn với chồng, thu xếp về quê ăn Tết, chị nhớ mẹ, nhớ các anh chị em, nhớ quê lắm rồi. Anh cũng đồng ý với chị, cả nhà chuẩn bị tinh thần đón Tết đoàn tụ quê nhà chị. Thì mới đây, chị nghe thông tin về việc quê hương đang “vận động” người dân xa quê “đang ở đâu ở yên chỗ đấy”, tạm thời không về quê ăn Tết.

Chị buồn rười rượi trong lòng. Mẹ chị gọi vào, giọng run run, bảo có thu xếp về được không hở con. Về quê mà bị cách ly tới 7 ngày, thì còn thời gian đâu mà ăn Tết nữa. Chị bình tĩnh bảo mẹ để yên con thu xếp, nhưng trong lòng chị rối lắm.

Cả gia đình chị có 5 anh chị em. Bố chị mất đã nhiều năm, mẹ già năm nay hơn 70 tuổi. Cả nhà chị có chị vào Nam sinh sống. Vì mưu sinh, vì duyên nợ mà chị sống, lập nghiệp, lập gia đình trong này, nhưng chưa bao giờ chị nguôi đau đáu nhớ quê hương. Quê hương chiêm trũng, nghèo khó nhưng nơi đó chứa đựng cả bầu trời tuổi thơ của chị. Nhớ những ngày theo mẹ ra đồng gặt lúa. Nhớ bờ ao, mái đình. Nhớ căn nhà ba gian nho nhỏ mà cả gia đình sống, chật chội mà ấm áp. Nhớ người mẹ tảo tần cả đời, nhớ các anh chị em đã hy sinh, vun vén cho chị được ăn học đến nơi đến chốn.

Hồi chưa có dịch, năm nào chị cũng cùng chồng về quê. Vậy mà 3 năm nay chỉ được 1 lần về nhà. Nếu Tết năm nay mà không được về nữa, thì trong lòng còn buồn tủi, nhớ thương bao nhiêu cho vừa?

...

Chị vẫn ngồi lặng lẽ, đầu tựa lên vai anh. Anh vuốt mái tóc óng mềm của chị. Anh không thể cảm hết được lòng nhớ thương quê hương của chị. Bởi anh là chàng trai Sài Gòn chính hiệu. Cha mẹ và các anh chị đã di dân sang nước ngoài sinh sống. Sài Gòn là vùng đất mở, người ta coi Sài Gòn là quê hương, mà cũng là nơi trú ẩn tạm thời. Anh từ đi làm ăn xa Sài Gòn hơn 1 năm. Từng vác ba lô nhiều lần tạm biệt Sài Gòn. Nhớ nhung cũng có, nhưng cái đau đáu vọng quê hương như chị thì có lẽ anh chưa từng cảm nhận được.

Với anh, ăn Tết quê vợ cũng có vui, thú vị, ấm áp. Ăn Tết Sài Gòn, thì vui kiểu khác. Thành phố những ngày ấy dường như được trả về một Sài Gòn nguyên sơ. Sài Gòn như một cô gái trút bỏ lớp xiêm y mỹ miều của sự ồn ào, náo nhiệt để trở về vẻ đẹp mộc mạc buổi đầu. Thành phố những ngày Tết thơ và bình yên lắm. Mỗi một góc phố, con đường đều dịu dàng như chưa từng. Ai bảo Sài Gòn không có Tết? Với anh, Tết Sài Gòn mới dễ chịu làm sao.

Anh không thể cảm hết nỗi nhớ quê hết và đau đáu muốn về quê ăn Tết của vợ. Nhưng anh có thể thấu hiểu, cảm thông và ủng hộ chị. Vuốt tóc chị, anh thì thầm. Rằng 7 ngày cách ly thì 7 ngày, chúng mình chẳng ngán. Anh và em sẽ xin nghỉ phép thêm 7 ngày ấy, chấp nhận trừ lương, chấp nhận bị khiển trách, để em có một cái Tết thật thoải mái ở quê hương, đoàn tụ với gia đình. Chúng mình sẽ ăn Tết trong khu cách ly, rồi ăn Tết ở nhà em, cũng là trải nghiệm mới mẻ mà, phải không em?

Đang buồn muốn khóc, nghe anh nói, chị chợt bật cười và thấy lòng ấm lại. Dẫu rằng chị biết kế hoạch anh nói cũng khá khó khả thi. Con còn nhỏ, chẳng lẽ kéo cả nhà đi cách ly, khổ thân con. Rồi cập rập, vội vàng, rồi nhiều công việc cản trở. Nhưng chị cảm động vì sự thấu hiểu và sẻ chia của chồng, một chàng trai Sài Gòn dành cho cô gái quê là chị. Có lẽ, chuyện ăn Tết ở quê, chị đành gác lại một năm nữa vậy.

Hai ngày sau, đang ở chỗ làm quay cuồng với mớ công việc giáp Tết, chị nhận được cuộc gọi của chồng, giọng anh hào hứng: “Em ơi, em đọc báo chưa? Sài Gòn lên vùng xanh rồi đó!”. Chị vội mở báo mạng đọc. Phải rồi, Sài Gòn, sau những ngày đau thương vất vả, sau những ngày nỗ lực gồng mình, giờ đây, bóng ma của dịch bệnh dường như đã không còn ám ảnh. Sài Gòn vùng xanh! Đi cùng niềm vui ấy, chị nhận thông tin từ quê nhà, rằng quê hương đã bỏ đi những quy định khắt khe dành cho những người con xa quê trở về.

Thay vào đó, người ta sẽ tổ chức xét nghiệm PCR cho người hồi hương ăn Tết, hoàn toàn miễn phí để đảm bảo an toàn và phần nào hỗ trợ bà con. Đó là tấm lòng quê hương dành cho những người con xa xứ, đóng góp xây dựng quê hương.

Chị hồ hởi bắt máy gọi cho chồng báo tin vui. 5 phút sau, anh gửi sang máy chị 3 tấm vé về quê dành cho cả nhà vào ngày 26 Tết. Chị nhắm mắt, nghe niềm háo hức chảy tràn trong lồng ngực. Chị dường như đang được thấy lại căn nhà ngói ba gian ấm áp, khoảng sân gạch đỏ, ngày Tết cây hoa đào trước nhà nở rộ. Cả nhà quây quần nơi khoảnh sân ấy, gói bánh chưng, tiếng cười nói rộn ràng...

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.