Về miền xẩm, gặp truyền nhân cụ Cầu

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu. (ảnh: NVCC)
Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu. (ảnh: NVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một chiều đầu tháng 8, chúng tôi về nơi “Nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX” đã ra đi. Và trong ngôi nhà nhỏ của cụ Hà Thị Cầu, chúng tôi được nghe những làn điệu xẩm Chợ, xẩm Thập ân, xẩm Hà liễu, Thăm huyện Yên Mô cụ Cầu sáng tác từ những năm 1970… Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc, giản dị chan chứa tình quê.

“Mẹ tôi ngày trẻ nhỏ nhắn, xinh, khéo lắm”

Đón chúng tôi trong căn nhà nhỏ nơi nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu từng sống ở làng Quảng Phúc (xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) giờ đã là nơi thờ cụ và cũng là không gian sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Mận.

Là con gái và cũng là một truyền nhân của cụ Hà Thị Cầu, bà Mận tự hào về câu lạc bộ hát xẩm mang tên cụ Hà Thị Cầu với sự góp sức của bạn bè, chòm xóm để cùng nhau giữ chất xẩm dân gian. Bà Mận kể, năm 2013, nghệ nhân Hà Thị Cầu qua đời. Khi ấy, ông Trịnh Xuân Quảng, một cựu chiến binh, thầy giáo sống gần nhà vì quá tiếc thương cụ Cầu, bàn với bà Mận tìm cách duy trì chiếu xẩm. Nhưng cũng phải đến năm 2018, câu lạc bộ xẩm Hà Thị Cầu mới được thành lập với 12 thành viên. Câu lạc bộ truyền dạy miễn phí cho các nghệ sỹ không chuyên và học sinh huyện Yên Mô.

Đàn nhị, trống, phách gắn với đời xẩm của cụ Hà Thị Cầu vẫn còn đó. Tay trống Vũ Đức Năng từng gắn bó với cụ cũng sẵn lòng truyền dạy cho đời sau. Ở lứa học trò đầu tiên, có nghệ nhân hát xẩm Đào Bạch Đàn. Lời hát, cốt cách của xẩm cứ thế mà ngấm vào từng thành viên, từ những em bé bắt đầu biết hát múa, tới các cụ già...

Trước đó, nhà nghèo, bà Mận bận mưu sinh, nên dù sống cùng mẹ, bà Mận chưa từng hát xẩm. Nhưng thật kỳ lạ, từ ngày mẹ mất, bà đã lên sân khấu và hát như đã thuộc làu từ lâu 12 làn điệu xẩm cổ của cụ Cầu… Và thế rồi, CLB xẩm Hà Thị Cầu đã truyền dạy đến khóa thứ 3 với 29 em học sinh. Trong đó, có nhiều em được cha, mẹ gửi học từ năm 4 tuổi. Chúng tôi không khỏi bất ngờ khi những cháu bé gõ trống, phách, kéo đàn nhị trình diễn cùng các bà bài “Ngãi mẹ sinh thành”…

Ở tuổi 14, em Đinh Thùy Linh, chắt ngoại của cụ Hà Thị Cầu được đánh giá có giọng hát tốt và kéo nhị điêu luyện. Linh cho biết: “Em bắt đầu học xẩm theo bà ngoại (bà Mận) từ năm 7 tuổi. Ở đây các em nhỏ cũng đã thuộc đến 30 bài phát triển từ các làn điệu cổ, em và bạn lớn hơn đều thuộc tới 50 - 70 bài hát, làn điệu. Lúc đầu khi mới tiếp cận em thấy chưa quen cách hát sao cho ra xẩm, nhưng sau đó càng học em càng hứng thú và không còn thấy khó nữa”. Bà Mận cho biết, các cháu nội, ngoại đều học xẩm rất nhanh. Thùy Linh nay đã cùng bà đứng lớp, không chỉ dạy hát mà còn dạy đàn…

Bà Mận xúc động nói: “Lúc mẹ tôi còn sống, cụ thường lo lắng sau khi khuất núi, không còn người nối nghiệp. Mẹ tôi không biết chữ nhưng nói gì cũng ra văn, ra thơ. Nay trực tiếp biểu diễn và truyền dạy, tôi thấy ngày càng có nhiều người biết xẩm, yêu xẩm”.

Cùng các cháu hát cho chúng tôi nghe bài Hà liễu, bà Mận nói, đây là một trong những bài hát khó nói về thân phận người phụ nữ xưa, khi hát bà luôn nhớ tới cuộc đời của mẹ. Trước đây cụ Cầu nói bài Thập ân rất khó vì ca từ ấy, đời người đi mãi không hết một chữ “hiếu”…

Nghệ nhân, Nghệ sĩ Ưu tú Hà Thị Cầu (tên thật Hà Thị Năm, Cầu là cách gọi theo tên con trai cả của bà, theo cách mà người Yên Mô, Ninh Bình thường gọi), sinh năm 1917 tại Nam Định. Từ thuở ấu thơ cụ đã theo cha mẹ đi “khắp chợ cùng quê” hát rong kiếm sống. Chính tiếng đàn khúc hát quê hương, qua cha mẹ, bạn nghề của cha mẹ đã ngấm vào máu thịt, ăn sâu vào tiềm thức của cụ. Để sau này khi cụ cất tiếng hát, tiếng hát ấy là hồn quê, là nghĩa nước, là tình nhà, là tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật hát xẩm hun đúc mà thành.

Không được học nên không biết chữ, nhưng bé Năm ngay từ nhỏ đã thuộc hết các tích chuyện dân gian như Nhị Độ Mai, Thoại Khanh Châu Tuấn, Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa... đặc biệt là khúc hát về chàng Trương Chi đa tình mà giàu lòng tự trọng.

Năm 15 tuổi, sau khi cha mẹ mất ở Thanh Hóa, bà về Ninh Bình theo ông trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu rồi nên duyên với ông. Ngày bà Cầu về làm lẽ cho ông Mậu thì ông đã 49 còn bà mới 16 tuổi. Hồi đó, ông Mậu là một trong những ông trùm xẩm lớn, ông đàn bầu, đàn tranh hay nhất vùng. Cô bé Năm ngày đầu đi hát cùng nhau người ta thường đùa là ông cháu. “Mẹ tôi ngày trẻ nhìn xinh, khéo lắm. Bố tôi cũng cao lớn, đẹp trai. Tôi không đẹp như hai cụ. Năm mẹ tôi gần 40 tuổi thì bố tôi qua đời” - bà Mận kể.

Bà Nguyễn Thị Mận cùng các cháu nội, cháu ngoại truyền nhân của cụ Hà Thị Cầu. (Ảnh: PV)

Bà Nguyễn Thị Mận cùng các cháu nội, cháu ngoại truyền nhân của cụ Hà Thị Cầu. (Ảnh: PV)

Nỗ lực để hát xẩm được UNESCO công nhận văn hóa phi vật thể thế giới

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, bé Năm ngày nào đã trở thành thiếu nữ, rồi làm mẹ, làm bà, làm cụ - đi qua nhiều thăng trầm của thân phận người phụ nữ xưa, của dòng chảy lịch sử. Sinh thời, cụ nhiều lần chia sẻ, nhờ có Đảng, có Bác Hồ mà cuộc đời hát rong của cụ được đổi thay. Bài xẩm “Con ơi theo Đảng trọn đời cái tâm, cái tình, cái nghĩa của bà với Đảng, với Bác Hồ”, vốn không biết chữ nên nghĩ được câu nào bà lại nhờ con cháu, anh em ghi lại, rồi thỉnh thoảng đọc cho bà nghe để bà lẩm nhẩm học thuộc. Cứ như vậy, hơn ba năm bà mới hoàn thành tâm nguyện của mình. “(Con nghe) mẹ kể từ khi sinh thành/Mới sinh con đã biết gì đau thương/ Giặc Pháp (thời) giầy xéo quê hương/Bà con chết đói ngập đường đầy sông/Cảnh nhà ta, nay bước đường cùng”.

Bài ca không chỉ là hơn ba mươi câu lục bát mà là cả cuộc đời huyền thoại của cụ Cầu. Sâu nặng, ân tình... Chiếu xẩm từ lề đường, góc phố đã lên sân khấu lớn với những giá trị còn mãi với thời gian…

Theo các tài liệu nghiên cứu, hát xẩm được hình thành khoảng thế kỷ thứ XIV. Từ khi ra đời đến khoảng nửa đầu thế kỷ XX, hát xẩm được gọi với những tên khác nhau như hát rong, hát dạo… Nhưng trên thực tế, hát xẩm là thể loại âm nhạc dân gian chuyên nghiệp. Một lối diễn xướng dân gian độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền của dân tộc ta, với lối kể tích sâu sắc, khéo léo và hấp dẫn. Thời phong kiến, hát xẩm là tiếng nói phản kháng lên án những bất công, cường quyền, áp bức, những thói hư, tật xấu của xã hội, cất lên tiếng nói bênh vực những số phận bất hạnh nghèo khổ bị chà đạp. Sau chiến tranh, các làn điệu xẩm được các nhạc sỹ, cán bộ văn hóa sử dụng như một công cụ để tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước

Cho đến nay, nhiều người vẫn hiểu xẩm là lối hát của người khiếm thị, ăn xin. Nhưng đúng ra là người khiếm thị đã dùng xẩm làm phương tiện kiếm sống. Vì thế, hát xẩm thực sự là một loại hình âm nhạc chuyên nghiệp. Chỉ khác ở chỗ, sân khấu của họ chính là đường phố, là gốc đa, bến nước, sân đình, một góc chợ quê nghèo... Trước đây xẩm gắn với hoạt động của nhân dân ta trong những vụ nông nhàn, những gánh hát xẩm thường được mời về hát tại tư gia những gia đình giàu có, quyền quý.

Yên Mô là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát xẩm, hiện toàn huyện có gần 30 CLB hát xẩm thường xuyên tập luyện, giao lưu. Ninh Bình hiện lưu giữ hơn 10 làn điệu hát xẩm như: Điệu xẩm chợ, Chênh bong, Phồn huê, Riềm huê, Huê tình, Hò bốn mùa, Ba bậc, Thập ân, Hà liễu, Tàu điện…

Trên bình diện quốc tế, nghệ thuật hát xẩm đã được các nhà khoa học của Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội, Đại học Temple, Hoa Kỳ, đặc biệt là Giáo sư Ngô Thanh Nhàn nghiên cứu phổ biến trong nhiều năm qua.

Với các hoạt động truyền dạy hát xẩm và biểu diễn, phục vụ sự kiện cũng như khách du lịch, cùng nỗ lực của cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình, nghệ thuật hát xẩm đang được bảo tồn, phát huy. Bà Vũ Thanh Lịch - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cho biết tại một hội thảo về xẩm tổ chức tại huyện Yên Mô cuối năm 2022, nghệ thuật hát xẩm ở Ninh Bình vẫn đang được các thế hệ truyền nhân của cố Nghệ sĩ Ưu tú Hà Thị Cầu duy trì và truyền dạy cho các lớp trẻ. Các thế hệ đã và đang bảo lưu những lề lối, lời hát, nhạc cụ của xẩm cổ theo các cách truyền dạy khác nhau như: truyền dạy trực tiếp, soạn giáo trình học theo, đi biểu diễn trong các hội thi, hội diễn...

Theo bà Lịch, với những giá trị đặc biệt đó, nghệ thuật hát xẩm ở Ninh Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021 và hướng tới xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Đọc thêm

An Giang: Có chợ nổi Long Xuyên đậm đà hồn quê

Vừa hửng sáng, khung cảnh ghe thuyền của tiểu thương tấp nập trên sông Hậu thật nên thơ. Ảnh: Ngọc Tài
(PLVN) - Trong khi nhiều chợ nổi miền Tây có thể đang “chìm dần” thì chợ nổi Long Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang vẫn còn cảnh bán mua mỗi buổi sáng tinh mơ. Chợ còn họp, bao nhiêu tiểu thương, người sống nương theo con sóng dập dềnh còn thu nhập đôi ba trăm nghìn mỗi ngày.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

Bắc Giang: Xây dựng thương hiệu du lịch gắn với văn hóa - tâm linh

Mộc bản quý giá được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm (trái) và chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cùng bề dày lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên phong phú, Bắc Giang hội tụ đầy đủ chất liệu “quý” để phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách gần xa. Tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, thời gian qua, ngành du lịch Bắc Giang từng bước khẳng định mình là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam thông qua các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh.

Du lịch tránh gây tiêu cực đến di sản văn hóa

Quần thể khu di tích Chăm - Mỹ Sơn thu hút du khách. (Ảnh: Hoàng Hữu Quyết)
(PLVN) - Tuy du lịch tạo ra nhiều lợi ích cho mỗi địa phương nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng du lịch phát triển nhanh chóng mà không tuân theo quy hoạch, hướng tới phát triển bền vững sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, thậm chí có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn

Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn
(PLVN) - Nghệ thuật múa Phương Đông - Đánh thức khí chất nữ thần bên trong bạn” là tác phẩm đầu tiên tại Việt Nam, trình bày tổng quan về lược sử Bellydance, các dòng múa và lợi ích Bellydance mang lại.

Trái tim... giấy

Ảnh minh họa. (Ảnh chụp màn hình phim Yêu tinh)
(PLVN) - Phi ngồi thẫn thờ bên cửa sổ, nhìn vơ vẩn dãy nhà cùng những cụm mây đen che lấp nền trời. Theo thói quen, anh liếc mắt qua ô cửa đối diện. Đăm đăm dán mắt vào khung cửa khép kín, Phi tin tưởng rằng nếu cứ nhìn mãi như vậy, một lúc nào đấy nó sẽ được mở ra bởi đôi tay trắng muốt. Nhưng rõ là vô vọng, Hân chuyển đi được gần một tuần. Cô đã gặp Phi để nói lời từ biệt, còn tặng anh chiếc lọ thủy tinh đựng những ngôi sao giấy.

Ánh Sao

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chiều thả những sợi nắng vàng rực xuống sân ga lố nhố người. Tiếng loa thúc giục hành khách lẫn trong tiếng cười nói xôn xao. Đây là chuyến đi xa một mình đầu tiên của tôi. Tôi chọn cho mình cách di chuyển bằng tàu hỏa như muốn có thêm chút thời gian và tâm sức để suy ngẫm về những gì đã xảy ra và cả những điều sắp phải đối mặt.

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành

Đường phố Đà Nẵng rực đỏ trong đêm với hơn 600 ông già Noel diễu hành
(PLVN) - Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) chính thức khai mạc tại sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Đông cầu Rồng vào tối 20/12 với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn phục vụ người dân và du khách dịp cuối năm.

Lan toả vẻ đẹp Đà Lạt qua những thước phim

Lan toả vẻ đẹp Đà Lạt qua những thước phim
(PLVN) - Từ hơn 2.600 bài dự thi từ khắp mọi miền đất nước, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo video clip Đà Lạt năm 2024 đã tuyển chọn 10 thước phim xuất sắc nhất vào vòng chung kết để trao giải.

Hành lang pháp lý cho đặt cược thể thao

Bóng đá là môn thể thao rất nhiều người đặt cược và được nhiều quốc gia cho phép. (Ảnh: Getty Images)
(PLVN) - Cá cược thể thao đã phát triển mạnh mẽ tại một số quốc gia trên thế giới như: đua ô tô công thức 1, đua ngựa, đua xe đạp lòng chảo, bóng đá... Tất cả các hoạt động này đều có luật pháp quản lý chặt chẽ, hạn chế các tác động tiêu cực đối với xã hội.