Về “miền cổ tích” Ngọc Chiến nghe chuyện về 7 cây di sản Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) được nhiều du khách đặt cho cái tên “miền cổ tích giữa đại ngàn Tây Bắc” bởi cảnh đẹp non nước hữu tình, du lịch có nhiều điểm nhấn khác biệt. Một trong những điểm thu hút du khách tới với Ngọc Chiến là những câu chuyện mang màu sắc huyền bí về 7 cây di sản với tuổi đời từ 300 -1.000 năm tuổi.

Chuyện về “cây thần” ngàn năm tuổi

Ngày 18/3, nằm trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội hoa Sơn Tra diễn ra tại huyện Mường La tỉnh Sơn La, UBND xã Ngọc Chiến đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận 7 cây di sản Việt Nam xã Ngọc Chiến năm 2023 tại khu vực thờ cây sa mu đại thụ bản Nà Tâu. 7 cây di sản này nằm tại 4 bản: bản Nà Tâu, bản Phày, bản Lướt, bản Mường Chiến.

Các nhà chuyên môn đánh giá thật hiếm khi có 1 địa phương nào trên cả nước lại có nhiều cây cổ thụ, đa dạng chủng loại như ở Ngọc Chiến.

Không chỉ có tuổi đời lớn, các cây cổ thụ tại xã Ngọc Chiến còn gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm, hoặc những bậc tiền nhân có công khẩn hoang, lập bản lập mường. Hàng năm vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, người dân khắp bản gần, làng xa lại làm lễ cúng thần cây, để cầu mong mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.

Khung cảnh bình yên tại xã Ngọc Chiến vào buổi chiều tà.

Khung cảnh bình yên tại xã Ngọc Chiến vào buổi chiều tà.

Theo hồ sơ được Hội đồng cây di sản Việt Nam công nhận, cây số 1 là cây Du sam núi đất, ở bản Nà Tâu được người dân trong vùng gọi là “cây thần” - “sa mu đại thụ” hay “co mạy pé”, đây là cây gỗ lớn cao trên 35m, đường kính trên 100 cm, có tuổi lên đến hàng nghìn năm.

Theo anh Lường Văn Xiên – Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Ngọc Chiến kể rằng, những người dân tại bản Nà Tâu cũng không biết chính xác cây Du sam núi đất đại thụ có từ bao giờ, chỉ biết rằng người dân bản từ khi lớn lên đã thấy bóng cây sừng sững. Từng lớp người con Thái Trắng, Thái đen, Mông, Kinh của bản Nà Tâu đều sinh ra, lớn lên và trưởng thành dưới tán cây Du sam huyền thoại.

Ngày nay, ở bản Nà Tâu vẫn lưu truyền câu chuyện truyền thuyết rằng, khi người đồng bào mới đến mảnh đất này định cư, đoàn người muốn đốn hạ cây Du sam núi đất này để làm nhà, làm ruộng nhưng lúc đó giông gió bỗng nổi lên, bầu trời tối đen như mực.

Ngay lúc đó, từ trên cây, một con hổ khổng lồ nhảy xuống, đôi mắt nó đỏ rực như hai hòn than. Con hổ gầm gừ, nhe nanh, định xông vào vồ mọi người, ngay lúc đó, từ trong thân cây, một cụ già đi ra. Cụ già bảo: “Đây là cây thần, là nơi thần ngự. Mọi người cứ ở đây khai phá, canh tác, thần sẽ bảo vệ, nhưng tuyệt nhiên không được đốn hạ cây mà chết cả bản. Nói rồi, cụ già và con hổ biến mất”. Từ đó, người dân dựng một miếu thờ thần, gọi cây Du sam núi đất là “cây thần”.

Người dân nơi đây cũng luôn tự hào kể lại rằng, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hàng chục lớp thanh niên trai tráng trong vùng trước khi lên đường nhập ngũ đều đến “cây thần” để cầu xin được che chở, bảo vệ. Không biết cây thần có thực sự linh nghiệm hay không nhưng chỉ biết rằng khi chiến tranh kết thúc, những người con của bản Nà Tâu đều an toàn quay trở về.

Cây Du sam núi đất 1.000 năm tuổi.

Cây Du sam núi đất 1.000 năm tuổi.

Hàng năm, vào ngày mùng 7 Tết (Âm lịch) – ngày chuẩn bị làm vụ mùa mới, dân bản Nà Tâu lại mua sắm lễ cúng tại ngôi miếu dưới tán “cây thần” để cầu xin thần linh phù hộ cho thời tiết thuận hòa, cây cối tốt tươi, người dân được bình an, no đủ.

Lễ vật bao gồm một con lợn nặng gần tạ, một con chó khoảng 10 cân, một cặp gà trống mái màu đen và đỏ.

Ngày nay, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự ủng hộ của du khách, nhân dân bản Nà Tâu đã dựng được ngôi nhà thờ khang trang bằng đá, và 1 khu sân rộng lớn với 36 hòn đá lớn, là chỗ đặt mâm cho cộng đồng chung vui vào ngày mùng 7 Tết (Âm lịch) hàng năm.

Những điều thiêng liêng, tuyệt đối không được mạo phạm

Tiếp đến là 3 cá thể đa tía tạo thành 1 quần thể đa tại bản Lướt, theo các cụ già trong bản đây là cây còn lại trong quá trình khai phá mở mang và trở thành cây thiêng của bản, quần thể cây đa thiêng này có độ tuổi khoảng trên 400 năm.

Quần thể 3 cây đa tía tại bản Lướt.

Quần thể 3 cây đa tía tại bản Lướt.

Là cây thứ 5 được công nhận là cây di sản, cây gạo nằm ở trung tâm bản Phày được người dân trồng khi xây dựng bản làng. Hiện nay, dân làng đã xây dựng một ngôi miếu thờ bên cạnh cây và coi như cây thiêng của bản làng. Tuổi cây khoảng trên 300 năm.

Cây gạo 300 năm tuổi nằm ở trung tâm bản Phày.

Cây gạo 300 năm tuổi nằm ở trung tâm bản Phày.

Cây thứ 6 và 7, là 2 cây sồi quấn vào nhau, được nhân dân trồng để làm ranh giới giữa 2 bản, người dân trong vùng tôn kính coi đây là hình ảnh ông bà, tổ tiên chung của cộng đồng và đặt tên là “cây cột mốc” hay “cây đôi tình yêu”. Đây là những cây còn giữ lại trong quá trình khai phá mở mang và trở thành cây thiêng của bản Mường Chiến.

Theo “truyền thuyết khâu Sam Síp” (truyền thuyết của người Thái trắng Ngọc Chiến- Pv) có ghi rằng: Ngày xưa, ở một bản trên vùng thượng nguồn sông Đà, có một chàng trai là người ở đem lòng yêu con gái của chủ nhà. Người này có uy quyền và giàu có nhất ở mường đó. Tình yêu của họ không được bố cô gái chấp nhận. Vì theo tập tục, người ở, người nghèo không thể lấy người quý tộc. Nhưng cô con gái quyết phá bỏ tục lệ để lấy chàng trai người ở làm chồng. Để đến được với nhau, đôi trai gái cùng một số người hầu xuôi bè theo sông Đà để đi tìm nơi ở mới. Sau nhiều ngày di chuyển, đoàn người đã chọn bản Mường Chiến nơi có cánh đồng rộng ngút tầm mắt ngày nay làm nơi định cư.

Ngày nay, để tưởng nhớ đến mối tình đẹp đẽ của ông bà xưa, người dân Ngọc Chiến gọi hai cây này là “cây đôi tình yêu”. Giữa cánh đồng Mường Chiến, hai cây không quá to cao cũng không sum xuê cành lá nhưng rắn chắc, toàn thân phủ đầy rêu và địa y. “Cây đôi tình yêu” vươn mình đón mưa rừng, gió núi đã bao đòi nay.

Nhìn từ xa hai cây giống như một cặp tình nhân đang bên nhau, che chở, chia sẻ, bảo vệ nhau và bảo vệ cho dân bản luôn được bình yên, no ấm và hạnh phúc.

Hai “cây đôi tình yêu” tại bản Mường Chiến.

Hai “cây đôi tình yêu” tại bản Mường Chiến.

Bên cạnh đó, theo phong tục dân tộc Thái, khi định cư ở đâu, người ta sẽ trồng cây ở đầu bản, đánh dấu vùng lãnh thổ và gọi tên tiếng Thái là “mạy Lắc mương” – “cây cột mốc bản mường”. Họ dặn nhau: Những điều tốt đẹp và những điều xấu xa cũng chỉ đem ra đến đây. Cũng như vậy, khi con thú rừng vào bản bắt vật nuôi, nếu có xua đuổi thì cũng chỉ ra đến hai cây là dừng lại. Ranh giới này không chỉ mang ý nghĩa địa lý mà còn mang cả ý nghĩa tâm linh.

“Cây cột mốc” được coi là một trong ba điểm thiêng liêng của vùng, tuyệt đối không được mạo phạm bao gồm Nhà thờ tổ; Núi thần và Cây cột mốc.

Những cây di sản là nơi mỗi người dân xã Ngọc Chiến thường gửi gắm và nguyện vọng của bản thân và gia đình.

Những cây di sản là nơi mỗi người dân xã Ngọc Chiến thường gửi gắm và nguyện vọng của bản thân và gia đình.

Việc 7 cây cổ thụ được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Đây là những cây cổ thụ như chứng nhân lịch sử, văn hóa của đất nước, của dân tộc, gắn liền với quá trình hình thành của một vùng đất Ngọc Chiến. Đồng thời, góp phần lưu giữ nguồn gen quý, bảo vệ những cây cổ thụ lâu năm. Việc lưu giữ cây cổ thụ còn bày tỏ lòng tri ân, kính trọng đối với các bậc tiền nhân có công bảo vệ và gìn giữ những cây này cũng như phong tục, tập quán của người Thái nơi đây.

Xã Ngọc Chiến cam kết sẽ có biện pháp bảo vệ tốt 7 cây di sản trên địa bàn, giao cho người đại diện của từng bản để quản lý, bảo vệ lưu giữ nét văn hóa tâm linh của người dân xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Các bạn trẻ cùng nhau đồng lòng quảng bá di sản văn hóa Việt trên nền tảng số. (Ảnh: Thái Sơn)

Quảng bá mạnh mẽ di sản Việt Nam trên nền tảng số

(PLVN) - “Đổi mới và bảo tồn di sản trong thế giới số” là chương trình triển khai các hoạt động đưa di sản văn hóa tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản, kết hợp công nghệ biến những giá trị truyền thống trở thành nguồn cảm hứng sống động, “quốc tế hóa” di sản Việt.

Đọc thêm

Kiến trúc Hà Nội trong 'dòng chảy'công nghiệp văn hóa

Toàn cảnh Hà Nội xưa. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, công trình kiến trúc - nghệ thuật độc đáo, có thể trở thành những không gian sáng tạo, được kỳ vọng hòa cùng sự phát triển công nghiệp văn hóa, Thành phố sáng tạo.

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'

Kỹ năng tuyệt vời của người An Nam xây cầu 'Paul Doumer'
(PLVN) - Cây cầu Long Biên là một điểm nhấn của Hà Nội mà ai ghé Thủ đô đều tới đó một lần. Đã 2 thế kỷ trôi qua, cây cầu đã chứng kiến biến đổi lịch sử của nước nhà từ Pháp thuộc, đến độc lập, đến chiến tranh với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Ngược dòng lịch sử để chúng ta tìm hiểu câu chuyện người thợ Việt Nam xây dựng cây cầu mang tên “Paul Doumer”, nay là cầu Long Biên.

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa

Thế hệ trẻ tự hào đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn xa
(PLVN) - Trong dòng chảy của xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ đang miệt mài góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây chính là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình là thế hệ tiếp theo trong hành trình bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa dân tộc.

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Hơn 300 nghệ sĩ hội tụ, sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
(PLVN) - Tối 29/3 (tức mùng 1/3 Âm lịch) sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cội" tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện mở màn, đồng thời là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong nhiều ngày trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau
(PLVN) - Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/4 (nhằm mùng 4/3 – 6/3 âm lịch năm 2025), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ trở thành 'lễ hội kiểu mẫu'

Rước kiệu truyền thống - nghi lễ quan trọng mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: Vũ Tuân)
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ thành “lễ hội kiểu mẫu” tạo điều kiện cho đồng bào, du khách về dâng hương bái Tổ và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc.

Độc đáo mảnh đất hai vua mang đậm 'hồn' Bắc Bộ

Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xòe tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi.
(PLVN) - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự biến thiên của lịch sử, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp văn hóa đặc trưng về lối sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng cùng kiến trúc nhà cổ niên đại hàng trăm năm...

Chi Lăng - nơi lưu giữ những chiến công chói lọi

Ải Chi Lăng. (Ảnh: DLLS)
(PLVN) - Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Khai hội Đền Bà Triệu năm 2025

Toàn cảnh lễ khai hội Đền Bà Triệu năm 2025.
(PLVN) - Sáng 21/3, tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025; kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.

Bắc Ninh khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới phát hiện

Các thuyền được phát hiện vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn.
(PLVN) -  Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một phát hiện rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.