Về Dữu Lâu têm trầu cánh phượng, gói bánh chưng tiến Vua

Nghi môn đình Dữu Lâu. (Ảnh: M. Xuân)
Nghi môn đình Dữu Lâu. (Ảnh: M. Xuân)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dữu Lâu thuộc vùng đất của kinh đô Văn Lang thời các Vua Hùng, nay là phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Hòa cùng với dòng chảy lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, làng cổ Dữu Lâu chứa đựng cả bề dày và sự phong phú, độc đáo của vùng Đất Tổ Vua Hùng. Nhiều du khách trong và ngoài nước về thăm làng để được trải nghiệm têm trầu cánh phượng và gói bánh chưng tiến Vua.

Têm trầu thể hiện trọn nghĩa, vẹn tình

Dữu Lâu còn có tên gọi làng Trầu, là vì nhân dân vùng đất này xưa kia trồng rất nhiều trầu không (lá dầu) cung cấp cho các tỉnh trung du, miền núi và đồng bằng, kể cả Kinh thành Thăng Long. Vì vậy, lá trầu của làng Dữu Lâu nổi tiếng trong cả nước và trở thành thương hiệu.

Quả cau, lá trầu tuy nhỏ nhưng là vật phẩm không thể thiếu trong nhiều nghi thức truyền thống của người dân Việt Nam, trở thành nét đẹp văn hóa giao tiếp được người dân gìn giữ.

“Miếng trầu là đầu câu chuyện” nên trong mọi lễ nghi truyền thống người Việt: Tế thần thánh, thờ cúng gia tiên, lễ hội, cưới hỏi, tang ma, giỗ chạp... bất kể giàu sang hay nghèo khó, trầu cau luôn là thứ không thể thiếu.

Những vườn trầu ở làng Dữu Lâu trải rộng khắp các cánh đồng, những quả đồi, nằm san sát bên nhau. Mỗi vườn được đầu tư công phu, bên trong cắm những hàng cọc đều tăm tắp cho trầu leo, bên ngoài có dàn che chắn nắng vào mùa hè và che sương muối giá rét vào mùa đông. Nhiều cao niên trong làng coi cây cau, giàn trầu như sức khỏe của mình nên khi nào cũng chăm chút cẩn thận để cây luôn xanh tốt. Ở đây con người ta đặc biệt rất coi trọng tình cảm và cung cách ứng xử với nhau. Mà điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua miếng trầu cau.

Têm trầu thể hiện trọn nghĩa, vẹn tình. (Ảnh minh họa)

Têm trầu thể hiện trọn nghĩa, vẹn tình. (Ảnh minh họa)

Têm trầu, một nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ xưa. Với người dân làng Dữu Lâu, trầu têm cánh phượng và văn hóa mời trầu thấm đượm tình người, giàu giá trị thẩm mỹ và nhân văn sâu sắc đã trở thành nét văn hóa đặc sắc từ bao đời nay và luôn được gìn giữ, phát huy trong đời sống hiện đại. Miếng trầu têm cánh phượng còn hàm chứa, biểu đạt cách đối nhân xử thế trọn nghĩa vẹn tình.

Việc têm trầu, nhất là trầu cánh phượng đòi hỏi sự cẩn thận, cầu kỳ và tỉ mỉ trong nhiều công đoạn mới có thể tạo được một sản phẩm duyên dáng, đẹp mắt và mang đến giá trị thẩm mỹ cho người thưởng thức. Từ cách bổ cau, vấn vỏ cau, cắt lá trầu… tất cả đều phải chính xác từng thao tác, mới ra hình cánh phượng.

Têm trầu cánh phượng trở thành mỹ tục với phong cách mời trầu lề lối, lịch lãm và tinh tế của người dân Bắc Bộ nói chung và làng Dữu Lâu nói riêng. Làng trầu là niềm tự hào, nét đẹp văn hóa truyền thống của những người con quê đất Tổ.

Gói bánh tiến Vua - tự hào tình yêu dân tộc

Theo truyền thuyết, Hoàng tử Lang Liêu là con thứ của Vua Hùng thứ sáu (Hùng Huy Vương), sống tại làng Dữu Lâu. Hoàng tử Lang Liêu thông minh, hiếu thuận, siêng năng làm lụng ruộng nương, sống gần gũi hòa đồng với nhân dân. Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử truyền rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua”. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ dạy, Lang Liêu rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, tượng hình cho trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu vô cùng mừng rỡ và làm theo lời Thần dặn. Ông chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng trưng cho trời, gọi là bánh dầy. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa “Trời tròn - đất vuông” bèn truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu.

Lang Liêu trở thành Vua Hùng thứ 7 hiệu là Hùng Chiêu Vương. Từ khi nhận trọng trách vua cha giao cho, Hùng Chiêu Vương thể hiện là một ông vua hiền tài, đức độ, luôn tu rèn bản thân, sống giản dị, lấy nhân nghĩa làm gốc trị vì thiên hạ. Tâm niệm của Ngài là làm sao dân yên, nước thịnh, thiên hạ thái bình. Hùng Chiêu Vương rất chăm lo cho việc cầu cúng, hương khói tổ tiên. Ngài thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cúng tế trời đất, dâng hương tổ tiên, cầu xin trời đất ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân dân ấm no, đất nước thịnh vượng. Nhà vua còn cùng vợ là bà Lăng Thị Tiêu lãnh đạo, chỉ huy quân dân Văn Lang đánh thắng đội quân xâm lược nhà Ân từ phương Bắc, giữ yên bờ cõi.

Đông đảo du khách thập phương cũng dừng chân, đến xem, theo dõi và cổ vũ cho các đội thi gói bánh chưng tại đất Tổ. (Ảnh: Thế Lượng)

Đông đảo du khách thập phương cũng dừng chân, đến xem, theo dõi và cổ vũ cho các đội thi gói bánh chưng tại đất Tổ. (Ảnh: Thế Lượng)

Với tấm lòng hiếu nghĩa với tổ tiên và thương yêu dân lành nên khi Ngài còn tại vị hay khi đã quy tiên, nhân dân luôn kính trọng, ngưỡng mộ. Sau khi Vua Hùng Chiêu Vương băng hà, nhân dân làng Dữu Lâu đã lập miếu thờ Ngài, gọi là “Dữu Lâu Vũ Miếu” và tôn vinh là Lang Liêu Đại Vương. Ban đầu miếu làm hoang sơ, tường đất, mái lá cọ, cho tới những năm 1800, thời nhà Nguyễn, mới xây miếu lại bề thế hơn gồm 3 gian, tường gạch, mái ngói âm dương, bên trong có tầng gác gỗ đặt ban thờ, long ngai, bài vị và các đồ tế khí… Ngôi miếu cổ thờ Hoàng tử Lang Liêu xưa kia đến nay đã hư hỏng, nhân dân địa phương rước ngai bài vị của Ngài về phối thờ tại đình làng Dữu Lâu. Đình Dữu Lâu được xây dựng trên khu vực Vườn Đền, xóm Ô Rồng. Đình quay về hướng Đông - Bắc theo dòng Lô Giang, phía sau đình là Đồi Gầu.

Đình được bố cục theo kiểu chữ Đinh gồm 5 gian đại bái và 2 gian hậu cung. Cấu trúc bộ khung gồm 6 hàng cột, vì kèo kiểu thượng giường hạ kẻ giống các ngôi đình cổ. Nóc đình trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các đầu bẩy, cốn nách, cốn mê được chạm khắc hoa văn mây, cây cỏ. Đó là những hình thức trang trí hoa văn truyền thống của đình làng. Đình Dữu Lâu thờ: Sự tích Tản Viên - Quý Minh; Sự tích Lang Liêu; Sự tích trầu cau.

Hàng năm đình Dữu Lâu tổ chức 4 lễ hội theo âm lịch: Hội mùng 6 tháng Giêng rước vua từ miếu ra đình làm lễ Hội mùng 10 tháng 3 Giỗ Tổ; Hội mùng 5 tháng 5 thi thổi xôi, chè kho, tổ chức cướp cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi; Hội mùng 10 tháng 10 lễ cầu mùa tổ chức đánh lốc...

Làng Dữu Lâu thường tổ chức hội thi gói bánh chưng tiến vua. Theo các lão niên trong làng, tiêu chuẩn của chiếc bánh tiến vua phải có hình thức đẹp, vuông thành sắc cạnh, màu sắc tươi tắn, gạo rền, thơm hương. Bánh thơm ngon không chỉ bởi lớp nhân đậm đà, lớp vỏ gạo cũng phải dẻo, mềm rền hạt, không nhão. Quá trình tạo nên sản phẩm kỳ công, đòi hỏi người gói có kỹ thuật, tâm huyết. Người làm bánh chọn kỹ lá dong to bản sạch, gạo nếp chắc mẩy ngâm trong nước mưa lắng lọc, trong ngọt, gói ghém với đậu xanh, thịt tươi thớ nạc thớ mỡ, nêm gia vị muối tiêu thơm nức. Người gói bánh chưng không bao giờ gói bánh bằng khuôn, khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới vuông vắn, gạo rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay bánh dễ bị nhão, không ngon. Những chiếc bánh sau khi được các nghệ nhân gói xong sẽ được mang ra nấu ngay tại đình Dữu Lâu. Khi nấu bánh chưng, các thành viên thay phiên nhau trực để thêm củi, pha nước, trung bình 1 - 2 tiếng/lần để nồi bánh đượm lửa, chín đều từ trên xuống dưới.

Hội đình Dữu Lâu có trò chơi đánh phết, nhân dân quen gọi là đánh lốc. Ở đây khác với một số nơi khác là chơi cả hai quả lốc. Trước khi vào đám ông từ cử hành nghi lễ tắm lốc tại đình làng. Đây cũng chính là các hoạt động tạo thêm sinh khí cho thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc và có sức thu hút khách du lịch về với vùng đất Tổ.

Nhiều năm trở lại đây, tỉnh Phú Thọ đón trung bình 7,5 - 8 triệu lượt đồng bào, du khách trong nước và quốc tế về tham quan, thực hành tín ngưỡng và trải nghiệm, thưởng thức văn hóa, di sản, các điểm di tích thường xuyên đón khách du lịch gồm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền mẫu Âu Cơ (Hạ Hòa), Miếu Lãi Lèn, Đình Hùng Lô, Đền Tam Giang, Thiên Cổ Miếu… các điểm di tích trên nằm trong các tour: City tour Việt Trì, tour hàng ngày Hà Nội - Phú Thọ, tour du lịch đường sông, tour liên kết Sài Gòn - Phú Thọ - Sapa, tour Hà Nội - Phú Thọ liên vùng Đông Tây Bắc…

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà sàn đá Khuổi Ky dưới chân Thác Bản Giốc. (ảnh: Thùy Dương)

Độc đáo làng đá miền biên viễn

(PLVN) - Đối với người dân tộc Tày những ngôi nhà sàn bằng đá, mái ngói âm dương không chỉ tạo nên nét cổ kính nhuốm màu huyền thoại cho ngôi làng vùng biên viễn, mà còn là hướng đi của phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng, để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đọc thêm

Lào Cai: Thu hồi quyết định công nhận 3 điểm, tuyến du lịch không hiệu quả tại huyện Mường Khương

Chợ phiên Cao Sơn (ảnh: Như Ngọc)
(PLVN) -  Ba điểm du lịch của huyện Mường Khương bị thu hồi do không được đầu tư phát triển cũng như quản lý, khai thác, phát huy giá trị của điểm du lịch đã được công nhận; không duy trì đảm bảo điều kiện về điểm du lịch như đã quy định; tên gọi không còn phù hợp với sự thay đổi trong Luật Du lịch năm 2017.

Môi trường văn hóa ở khu du lịch quốc gia: Rất cần để phát triển du lịch Việt Nam

Để đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam, rất cần xây dựng môi trường văn hóa ở khu du lịch quốc gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Trong quá trình phát triển của ngành Du lịch, bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế - xã hội thì vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế về môi trường văn hóa, an ninh, an toàn đối với du khách, sản phẩm du lịch kém chất lượng, tình trạng chèo kéo khách du lịch… gây ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu và hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Màn đối đầu kịch tính của Mỹ và Ý tại DIFF Đà Nẵng 2024

Màn đối đầu kịch tính của Mỹ và Ý trong Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024.
(PLVN) - Toàn bộ khán đài DIFF 2024 bên sông Hàn đã được lấp đầy, 10.000 du khách và hàng trăm nghìn người dân cùng hướng về bầu trời đêm Đà Nẵng để thưởng thức những “tuyệt tác” ánh sáng giữa hai đối thủ cân sức cân tài là Mỹ và Ý trong tối ngày 15/06.

'Đánh thức' tiềm năng du lịch từ bảo tàng

Tiềm năng du lịch bảo tàng ở Việt Nam cần được khai thác tốt hơn. (Ảnh: Một gian trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Việt Nam có số lượng bảo tàng lớn với hàng nghìn hiện vật mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, du lịch bảo tàng ở Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự hấp dẫn.

“Mùa trái chín” Lái Thiêu đang đón chờ du khách

“Mùa trái chín” Lái Thiêu đang đón chờ du khách
(PLVN) - Đây là dịp để quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Bình Dương và những sản phẩm trái cây đặc sản trên địa bàn tỉnh nói chung và vườn cây ăn trái Lái Thiêu nói riêng đến với du khách thập phương.

"Cháy" cùng Festival Huế

Nghệ sĩ biểu diễn phục vụ khán giả
(PLVN) - Không khí sôi động, náo nhiệt Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 đã và đang diễn ra khắp các tuyến phố trung tâm TP. Huế, các sân khấu bên trong Đại Nội Huế. Nhiều chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật được tổ chức hoành tráng và ấn tượng.

"Sóng nước Tam Giang" thu hút hàng ngàn lượt người dân và du khách

Lễ hội "Sóng nước Tam Giang" được tổ chức tại huyện Quảng Điền
(PLVN) - Sau 3 ngày diễn ra, lễ hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2024 tại huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã thu hút hàng chục nghìn du khách đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng quê sông nước nơi đây.

Khơi dậy, phát huy văn hóa sông nước TP Hồ Chí Minh

Tour du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh đang được du khách trong nước và quốc tế ủng hộ . (Ảnh: TQ)
(PLVN) - TP Hồ Chí Minh với hệ thống sông ngòi và kênh rạch phong phú, không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của Việt Nam mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn. Những năm gần đây, TP càng nỗ lực mạnh mẽ hơn để phát huy thế mạnh văn hóa sông nước, tạo nên điểm nhấn mang tính bản sắc cho thành phố.

Bừng sáng đêm Đà Nẵng với màn khai mạc DIFF 2024 của đội Pháp và Việt Nam

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 chính thức khai mạc tối 8/6.
(PLVN) - Tối 8/6, bên bờ sông Hàn thơ mộng, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 chính thức khai mạc, khuấy động thành phố biển bằng những màn trình diễn pháo hoa lung linh từ đương kim vô địch Pháp và đội chủ nhà Việt Nam, cùng màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao trên mặt nước lần đầu tiên có tại Đà Nẵng.

Hàng trăm con diều 'khủng' bay lượn ở phố biển Quy Nhơn

Liên hoan Diều nghệ thuật Quy Nhơn - Bình Định diễn ra từ ngày 7 - 9/6 (Ảnh: Dũng Nhân).
(PLVN) -  Ngày 7 - 9/6, hàng con con diều “khủng” với đủ sắc màu bay lượn ở phố biển Quy Nhơn. Sự kiện này là Liên hoan Diều nghệ thuật Quy Nhơn - Bình Định do UBND TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) tổ chức lớn nhất từ trước đến nay.