Về cội nguồn Bộ Tư pháp: Nơi khơi nguồn cảm hứng bất tận

Các nhạc sĩ của đoàn Bộ Tư pháp đang dâng hương tưởng niệm tại Di tích lịch sử của Bộ tại xã Minh Thanh-Sơn Dương-Tuyên Quang
Các nhạc sĩ của đoàn Bộ Tư pháp đang dâng hương tưởng niệm tại Di tích lịch sử của Bộ tại xã Minh Thanh-Sơn Dương-Tuyên Quang
(PLO) - Hướng tới Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam, Đoàn cán bộ Bộ Tư pháp cùng một số nhạc sỹ lão thành thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam vừa có chuyến đi thực tế tại tỉnh Tuyên Quang để có thêm những trải nghiệm và cảm hứng sáng tác về ngành Tư pháp. 
Lán Nà Lừa – In đậm chân dung một “Con Người”
Xe bon bon trên con đường nhựa phẳng lì của quốc lộ 2C, dẫn chúng tôi đến Khu di tích lịch sử Tân Trào. Điểm đến đầu tiên của đoàn chúng tôi là lán Nà Lừa - nơi Bác Hồ ở và chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Theo chân cô hướng dẫn viên của Khu di tích, chúng tôi đi qua một chiếc cầu nhỏ bắc qua một dòng suối, bên trái là một hồ nước trong xanh, soi bóng rừng phách hoa đỏ tươi. Phong cảnh non xanh, nước biếc hữu tình, thơ mộng, đẹp đến nao lòng. Chúng tôi chợt ngân nga câu thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: “Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Leo nhiều bậc đá lên tới giữa đỉnh núi là một rừng trúc, lán Nà Lừa (tiếng Tày có nghĩa là ruộng cao) nhỏ bé chỉ chừng 10 mét vuông lợp bằng lá cọ hiện ra, tựa vào vách đá.
Đứng bên lán, chị hướng dẫn viên diện bộ quần áo màu chàm của người dân tộc Tày với đôi chút cách điệu cất giọng ấm áp giới thiệu với du khách:  “Lán Nà Lừa là căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Lừa, cách làng Tân Lập gần 1km về hướng đông. Lán được dựng bằng tre, nửa lán, nửa đất của người miền núi. Lán chia làm 2 gian nhỏ, một bên là nơi Bác nằm nghỉ, một ngăn vừa là chỗ làm việc, vừa là nơi tiếp khách. Tại đây, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã ở và làm việc để chuẩn bị khởi nghĩa và lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước…”. 
Cũng theo lời của chị hướng dẫn viên, hồi đó nơi đây rừng âm u, rậm rạp. Thức đêm nhiều, cùng với muỗi, vắt và những bữa ăn đạm bạc mà thức ăn chủ yếu là măng, rau rừng đã khiến Bác ốm mệt. Các đồng chí Trung ương lo lắng, các chiến sĩ cận vệ và cả Tân Trào lo lắng. Những cơn sốt triền miên khiến Bác lả, mệt, hốc hác. Thế nhưng, cứ gượng dậy được là Bác lại làm việc và bàn bạc việc cách mạng.  
Đồng chí Võ Nguyên Giáp từng kể rằng: “Có hôm tôi đến, Bác đang lên cơn sốt… Thuốc men chẳng có gì, chỉ kiếm được vài viên thuốc cảm và ký ninh. Bác có uống nhưng không thấy đỡ, nói mê sảng. Nhưng cứ đỡ bệnh là Bác trao đổi công việc. Một lần Bác nói: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Trong lúc nguy khó, bệnh tật như thế, có một ông lang người Tày đã xem mạch,  rồi đốt cháy một thứ củ vừa đào trong rừng về, hòa vào cháo loãng đưa Bác ăn. Hôm sau, ăn thêm một vài lần thang thuốc đó, Bác đã đỡ và dứt sốt…”.
Nhạc sĩ Cát Vận và cán bộ Sở Tư pháp trong đêm giao lưu âm nhạc chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam
 Nhạc sĩ Cát Vận và cán bộ Sở Tư pháp trong đêm giao lưu âm
nhạc chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam
Câu chuyện về Bác đã khiến các nhạc sĩ  đi cùng đoàn Bộ Tư Pháp không giấu nổi cảm xúc, nét mặt trầm ngâm nhớ về Bác, nhớ về một thời oanh liệt của dân tộc. Dường như cảm xúc thi ca dần dần được khơi dậy, các nhạc sĩ bắt đầu ngân nga những lời ca về Bác, không gian trở nên thiêng liêng, kỳ vĩ giữa rừng trúc mênh mang.
Rời lán Nà Lừa, đoàn chúng tôi tiếp tục đi đến cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái. Thời gian đã làm cây đa Tân Trào hỏng đôi phần, nhưng ý chí cách mạng còn vẹn nguyên với lời tuyên thệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội Việt Nam cứu quốc quân. 
Tiến về cánh tả của Khu di tích, đoàn chúng tôi tới đình Hồng Thái - nơi đã diễn ra Quốc dân Ðại hội vào ngày 17 -18 tháng 8 năm 1945, tiền thân của Quốc hội nước ta hiện nay. Tại nơi đây, chúng tôi lại nghe thêm một câu chuyện về Bác: Ngày 17, Bác đã từ lán Nà Lừa đi bộ sang để chủ trì Quốc dân Ðại hội. Trước cửa đình có hòn đá gọi là “hòn đá Thề”. Tại đây, trước khi diễn ra Quốc dân Ðại hội với cái tên xuất hiện lần đầu tiên “Hồ Chí Minh”, Người đã đọc “Lời thề quyết tâm giành độc lập” trước Quốc dân Ðại hội, đại diện cho ý chí của nhân dân cả nước. Quốc dân Ðại hội đã biểu quyết nhất trí quyết tâm Tổng khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng, tức Chính phủ Cách mạng lâm thời gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, mở đầu cho việc thành lập một nước Việt Nam mới.
Tư pháp khơi nguồn cảm hứng
Những bậc thang cao lên ngàn đã đưa đoàn chúng tôi đến với trụ sở của Bộ Tư pháp từ năm 1949 -1950 tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Dừng chân trước văn bia lịch sử, những dòng chữ khắc cốt, ghi tâm của cán bộ ngành Tư pháp nhớ về những tháng năm lịch sử: “Trong sự đùm bọc, che chở đầy tình nghĩa của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, những cán bộ tư pháp đầu tiên đã vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ, lãnh đạo công tác tư pháp trong toàn quốc giúp Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chính sách pháp luật, duy trì công tác công tố, xử án góp phần vào việc giữ vững chính quyền nhân dân kháng chiến, kiến quốc thắng lợi”. Đây cũng chính là nơi diễn ra các Hội nghị Tư pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo và gắn với câu nói nổi tiếng của Người: “Tư pháp là vấn đề ở đời và làm người”.
Trong trí nhớ của ông Hà Ngộc Hội, năm nay đã 79 tuổi, vẫn còn in rõ những ngày Bộ Tư pháp về xã Minh Thanh: “Hồi Bộ Tư pháp về đóng trụ sở tại đây, tôi mới 14 tuổi, nhưng cũng như bao người dân xã Minh Thanh ngày đó luôn hiểu biết về thời thế, hiểu về cách mạng. Vì thế, khi Bộ Tư pháp về đây, bà con đón tiếp rất nhiệt tình. Mọi thứ để xây dựng nên cơ sở vật chất đầu tiên đều do nhân dân xã Minh Thanh quyên góp. Trụ sở của Bộ cũng do chính người dân chúng tôi xây dựng nên. Mọi thứ cơ sở, vật chất của Bộ ngày đó rất đơn sơ, hội trường dùng để họp là căn nhà lợp mái kè có 5 gian. Nhà của Bộ trưởng Vũ Đình Hòe thì nằm ở mạn trái hội trường, gồm có ba gian. Vất vả là thế nhưng hồi đó cán bộ tư pháp và người dân sâu sắc, chân chất lắm! Như công việc bảo vệ, xây dựng, cơm nước cho Bộ đều do dân chúng tôi lo hết. Còn mỗi buổi tối, các cán bộ tư pháp lại đến dạy lớp bình dân học vụ cho chúng tôi, nhờ thế mà dân làng chúng tôi ngày đó xóa được nạn mù chữ”. 
Các nhạc sĩ của đoàn Bộ Tư pháp đang hát những bản nhạc do mình vừa sáng tác về ngành Tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang
 Các nhạc sĩ của đoàn Bộ Tư pháp đang hát những bản nhạc do mình
vừa sáng tác về ngành Tư pháp tại Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang
Lắng nghe những hồi ức của ông Hội, nghiền ngẫm văn bia, như được khơi nguồn cảm hứng, các nhạc sĩ xum họp với nhau chia sẻ cảm xúc về ngành Tư pháp. Mỗi người mang trong mình một cảm xúc riêng tư. Một vài vần điệu được ngân lên làm tiền đề cho những sáng tác mới. Nhạc sĩ Cát Vận thốt lên: “ Đâu phải tư pháp là khô khan, càng đi sâu càng thấy mềm mại. Bởi những điều luật, pháp lý đều là nhân văn, nhân đạo của đời. Đó chính là nguồn cảm xúc bất tận”.
Sau khi trao quà lưu niệm cho cán bộ và nhân dân xã Minh Thanh, đoàn chúng tôi rời khỏi Khu di tích của Bộ Tư pháp. Bước xuống bậc thềm cuối cùng, trời cũng vừa nhá nhem tối. Tiết trời mùa thu miền sơn cước hơi se lạnh, nhưng mọi thứ trở nên ấm áp, sôi động hơn khi âm nhạc vang lên giữa màn đêm. Những tiết mục giao lưu giữa cán bộ tư pháp, nhân dân xã Minh Thanh cùng các nhạc sĩ làm khuấy động cả màn đêm tĩnh mịch. Bà con lối xóm đứng quanh các nghệ sĩ cùng múa hát. 
Trong đêm hội, nhạc sĩ Doãn Nho không giấu nổi niềm vui khi được trở lại Tuyên Quang. Ông liên tục chia sẻ cảm xúc và hát tặng người dân những ca khúc tâm đắc trong sự nghiệp sáng tác của mình như: Chiếc khăn Piêu, Người con gái sông La, Năm anh em trên một chiếc xe tăng… “Tôi đã đi nhiều vùng đất, từ Móng Cái cho đến Cà Mau, hay Tây Nguyên bao la, mỗi vùng đất đều khơi nguồn cảm xúc cho các sáng tác của tôi. Nhưng hơn hết vẫn là vùng đất Tây Bắc mà đặc biệt là Tuyên Quang, nơi đã cho tôi một nguồn cảm hứng bất tận. Tôi còn nhớ mãi chuyến công tác về Tuyên Quang và gặp người Khơ Mú, những vẻ đẹp văn hóa, sắc áo, hương rừng đã cho tôi cảm hứng sáng tác nên bài hát “Chiếc khăn Piêu” – một tuyệt phẩm mà tôi rất tâm đắc” - nhạc sĩ Doãn Nho chia sẻ. 
Nối vòng tay lớn bên lửa trại trong đêm giao lưu âm nhạc chào mừng kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam
Nối vòng tay lớn bên lửa trại trong đêm giao lưu âm nhạc
chào mừng kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam
Ngọn lửa trại bùng lên sáng rực một góc trời, tiếng nhạc vang lên rộn rã, những bàn tay của các cán bộ tư pháp, các nhạc sĩ và nhân dân xã Minh Thanh nắm lấy nhau, một vòng tay lớn được tạo thành. Tất cả tạo nên sự ấm áp và gẫn gũi, thấm đượm tình đồng đội, đồng chí trên đất Tân Trào.
Khi ngọn lửa trại tàn cũng là lúc đoàn chúng tôi chia xa với vùng đất cội nguồn của Tư pháp năm xưa. Bịn rịn bước lên xe trở về Hà Nội, các nhạc sĩ Cát Vận, Đức Minh, Doãn Nho, Vũ Trọng Tường, Vũ Thiết, Nguyễn Thiên Sơn, Xuân Sinh…mang theo niềm thương nhớ, nỗi thao thức hiện hữu trên từng khuôn mặt. Để rồi trên đường trở về Thủ đô, các nhạc sĩ gấp gáp ghi lại những cảm xúc bằng những nốt nhạc, những lời ca. Tin rằng, những cảm xúc bất tận ấy sẽ được thai nghén thành những ca khúc về ngành Tư pháp, về tình dân, về quê hương cách mạng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Đọc thêm

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo, ngày 30/10/2024. Ảnh: TTXVN
(PLVN) -Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Cô giáo Lê Thị Lan Phương: “Người lái đò” thắp sáng tri thức pháp luật cho học sinh nơi dải đất biên cương

Cô giáo Lê Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
(PLVN) -Sau bao năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô giáo Lê Thị Lan Phương đã để lại nhiều dấu ấn cho các thế hệ học trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Cô vinh dự được nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (6 lần); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng.

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý
(PLVN) - Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF), với tư cách là cơ quan chủ quản, ngày 19/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý – Phần về điều ước quốc tế, kinh nghiệm quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh: Tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II
(PLVN) - PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh hiện là Phó Bí thư Đảng ủy; Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II - ông là một trong những cá nhân có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phong trào thi đua yêu nước. Trải qua hành trình sự nghiệp hơn 20 năm, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và thành tựu, góp phần vào sự phát triển của nền giáo dục chính trị tại Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo Bộ Tư pháp cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đến thăm, chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và gửi lẵng hoa tươi thắm đến các cơ sở giáo dục, đào tạo luật thuộc Bộ Tư pháp.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, nếu pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế. Do đó, yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.