Về Chí Linh chiêm ngưỡng ngôi cổ tự linh thiêng, hữu tình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nằm trong hệ thống những ngôi chùa thuộc Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, chùa Thanh Mai (thuộc xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, Hải Dương) được biết đến là ngôi chùa cổ rất linh thiêng ở chốn rừng sâu, núi cao. Ngôi chùa trang nghiêm, tĩnh mịch đặc biệt thu hút khi những cây phong vào mùa đổ lá đỏ...

Chùa Thanh Mai được khởi dựng vào thế kỷ XIV, toạ lạc trên sườn núi Thanh Mai (còn gọi là núi Tam Ban, thuộc thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám). Đây cũng là vùng đất xung yếu gắn liền với lịch sử quân sự các triều đại trong các cuộc đại chiến chống giặc phương Bắc. Chùa cách Quốc lộ 18A chừng 12km, là điểm dừng chân của du khách khi hành hương lễ Phật về chốn Yên Tử.

Đây cũng là một trong những Trung tâm Phật giáo nổi tiếng của nước ta dưới thời nhà Trần và còn là nơi gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa, vị tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ, khi ngài tu hành, biên soạn kinh, sách về đạo Phật lúc sinh thời.

Chùa Thanh Mai.

Chùa Thanh Mai.

Trải qua năm tháng và chiến tranh tàn phá, chùa Thanh Mai hiện nay chỉ còn giữ được bia “Viễn thông Thanh Mai tự” có nội dung ghi chép lại thân thế và công ích của Thiền sư Pháp Loa và một số bia ký ghi lại việc trùng tu tôn tạo chùa vào các đời Vĩnh Thịnh và Chính Hoà.

Ngôi cổ tự này còn là một trong những đại danh lam của tỉnh Hải Dương, với vị thế đẹp lại gắn liền với các vị Tổ sư Trúc lâm, vì vậy mà từ xưa người ta đã biết đến như một chốn Tổ. Chùa được dựng trên núi cao, ẩn khuất sau rừng lá phong đỏ bạt ngàn nên từ xa đã thấy thấp thoáng chốn thiền môn linh thiêng, huyền bí. Mỗi lần tiếng chuông chùa ngân lên, vang xa muôn dặm như nhắc nhở lòng từ bi của Đức Phật trong tiềm thức của mỗi người.

Vẻ đẹp cổ kính, tĩnh mịch ở chùa Thanh Mai.

Vẻ đẹp cổ kính, tĩnh mịch ở chùa Thanh Mai.

Chùa Thanh Mai vốn có quy mô rộng lớn 16ha và nhiều hạng mục công trình. Theo bia ký, chùa là một cơ sở thờ tự lớn bao gồm: Phật điện, nhà tổ, nhà mẫu, tăng đường, nhà khách, gác chuông, nhà chứa kinh… Nhiều lần trùng tu, tôn tạo lại bị chiến tranh tàn phá vì vậy về mặt kiến trúc chùa đến nay không còn chứng tích. Hiện ban quản lý cũng như nhà chùa cố gắng phục dựng lại theo nguyên mẫu xưa, tuy nhiên không tránh khỏi những cách điệu phù hợp với văn hoá, nghệ thuật kiến trúc đương thời.

Ngôi chùa ngày nay có tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính như: Tam quan, lầu bia, điện Phật, nhà tổ, nhà mẫu, nhà khách, tăng đường và các công trình phụ khác xây dựng theo kiến trúc thời Trần. Trong đó, Tam quan được làm theo kiểu “chồng diêm”, gồm 2 tầng, 3 gian, 8 mái. Tầng dưới có 3 cửa đi, kết cấu khung bằng gỗ lim. Nền lát gạch đỏ, xây tường 2 hồi với tổng diện tích 60m2, hoàn thành năm 2009. Từ Tam quan qua một khu vườn rộng là lên tới sân chùa.

Tháp Viên Thông thờ nhục thân Thiền sư Pháp Loa, tổ đệ nhị Thiền phái Trúc Lâm.

Tháp Viên Thông thờ nhục thân Thiền sư Pháp Loa, tổ đệ nhị Thiền phái Trúc Lâm.

Lầu bia kết cấu khung bằng gỗ, với 4 cột đường kính 30cm. Mái có 2 mái, 4 đầu đao, lợp bằng ngói mũi hài. Nền cao lát gạch đỏ, ốp đá xanh. Chính giữa dựng bia ký đặt trên lưng rùa đá. Chùa chính có kiến trúc kiểu chữ đinh, với 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, có các xà ngang, con rường, giá nghiêng theo kiểu “chồng rường bát đấu”. Đây là loại hình kiến trúc phổ biến đời Trần.

Chùa khởi công và hoàn thành năm 2005. Từ chùa chính qua một khoảng sân rộng phía sau là nhà tổ. Phía sau nhà tổ là tháp Viên Thông thờ nhục thân Thiền sư Pháp Loa, tổ đệ nhị Thiền phái Trúc Lâm. Ngoài các công trình này, chùa Thanh Mai còn có một số hạng mục công trình khác như tăng đường, nhà kho… Hệ thống thờ tự tại chùa cho đến nay không còn lưu giữ được pho tượng nào, toàn bộ tượng đều được làm mới trong giai đoạn trùng tu hiện nay.

Thầy Thích Chí Chung, trụ trì chùa Thanh Mai cho biết, là một di tích lịch sử quan trọng, năm 1980, chùa đã được đầu tư khôi phục dần dần theo từng hạng mục. Năm 1992, chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Nhưng quy mô còn nhỏ hẹp, lại ở nơi heo hút, đường sá không thuận tiện nên trừ ngày lễ, dịp Tết, những ngày còn lại ngôi chùa khá yên ắng và tĩnh lặng, ít người lui tới.

Xung quanh chùa Thanh Mai là rừng phong, vì vậy đến con đường vào chùa cũng có rất nhiều cây phong lớn, nhỏ mọc ở ven đường. Điều này đã thu hút nhiều du khách đến đây để chiêm ngường chùa và rừng phong lá đỏ.

Xung quanh chùa Thanh Mai là rừng phong, vì vậy đến con đường vào chùa cũng có rất nhiều cây phong lớn, nhỏ mọc ở ven đường. Điều này đã thu hút nhiều du khách đến đây để chiêm ngường chùa và rừng phong lá đỏ.

Nơi đây không chỉ được biết đến là ngôi chùa linh thiêng, cổ kính mà còn đặc biệt nổi tiếng với không gian ngập tràn của những cây phong đang mùa đổ lá đỏ xung quanh chùa vào mùa đông. Chính điều này đã giúp mấy năm gần đây thêm thu hút các du khách đến thăm, thưởng ngoạn tại chùa Thanh Mai.

Bởi khi đến đây, dọc con đường bê tông nhỏ dẫn lên chùa, xung quanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng, ngắm nhìn những gốc cây phong cổ thụ 2-3 người ôm hay những cây phong có kích thước nhỏ mọc rất nhiều và chỉ có ở nơi này mới có, trong khi các ngọn núi khác gần đó không hề có. Rất nhiều bạn trẻ đã về đây để leo núi trải nghiệm hoặc chụp ảnh kỷ niệm…

Thầy Thích Chí Chung, trụ trì chùa Thanh Mai.

Thầy Thích Chí Chung, trụ trì chùa Thanh Mai.

Theo chia sẻ của chị Hoàng Thị Dương, đến từ Bắc Ninh, thời gian này đang là thời điểm lá phong chuyển sang màu đỏ, màu vàng đẹp mắt và còn đẹp kéo dài đến hết tháng Một năm nay. Dù lá phong ở đây không đồng loạt đỏ rực như thường thấy ở trên phim ảnh hoặc ở phương Tây mà chỉ lác đác biến sắc rồi rụng nhưng cũng đủ để làm những người yêu sắc màu thiên nhiên mê mẩn, muốn đến đây để chiêm người. Những chiếc lá phong cuống dài, xẻ ba thuỳ với mép răng cưa rụng xuống có thể là món quà độc đáo để mỗi du khách mang về dành tặng cho bạn bè, người thân làm kỷ niệm.

Chính rừng phong lá đỏ bao quanh chùa Thanh Mai đã tạo cho nơi đây một cảnh sắc thật quyến rũ mỗi độ đông về. Tìm về với ngôi cổ tự linh thiêng, cổ kính này vào những ngày này, du khách không những sẽ được tận hưởng sự tĩnh lặng chốn cửa thiền mà còn được tận mắt ngắm nhìn bức tranh sơn thuỷ, hữu tình với sắc đỏ diệu kỳ của lá phong không dễ gì gặp được ở Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Đọc thêm

Kon Tum sắp tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Lễ hội cồng chiêng

Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng năm 2024.
(PLVN) -  Dự kiến Tuần Văn hoá – Du lịch và Lễ hội cồng chiêng năm 2024 tại tỉnh Kon Tum sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/12. Địa điểm, tổ chức sẽ là TP. Kon Tum và một số huyện như; Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Tumơrông với nhiều chương trình văn hoá, lễ hội độc đáo, hấp dẫn…

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.