Về Bắc Ninh vùng quê của các lễ hội

Về Bắc Ninh vùng quê của các lễ hội
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bắc Ninh là quê hương có nhiều lễ hội truyền thống, trong đó không ít lễ hội lớn có quy mô vùng miền và quốc gia. Lễ hội truyền thống Bắc Ninh là di sản quý và đặc sắc của nền văn hiến Kinh Bắc, không chỉ đậm đặc mà còn gìn giữ, chứa đựng nhiều nét đẹp truyền thống độc đáo.

Bắc Ninh có 547 lễ hội truyền thống diễn ra vào tất cả các mùa trong năm, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Trong đó, có 7 lễ hội đầu năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch thập phương về dự.

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ

Lễ hội này được bắt đầu từ sáng sớm ngày 3 tết hàng năm tại thôn Đồng Kỵ. Ngôi làng nghề truyền thống giàu có nhất vùng Bắc Ninh nhằm tưởng nhớ vị Thiên Cương – người được tôn thờ là Thành Hoàng Làng.

Trong nghi lễ rước pháo, hai quả pháo lớn, sơn màu đen dát vàng và được trang trí hình tứ linh được các thanh niên rước từ nhà truyền thống ra đình làng. Đội rước pháo được tuyển chọn là các thanh niên ưu tú trong làng, nhà nào có con tham gia đội rước pháo được coi là vinh dự. Theo sau đội rước là đoàn rước hàng trăm người gồm các bô lão, chức sắc cùng người dân trong làng. Lễ rước được tổ chức tôn nghiêm, hoành tráng.

Lễ hội chùa Phật Tích

Lễ hội chùa Phật Tích còn được gọi là Khán hoa mẫu đơn thường diễn ra vào ngày 3 – 5/1 âm lịch hàng năm. Chùa Phật Tích nằm trên địa bàn huyện Tiên Du của Tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm lễ hội đón số lượng rất lớn du khách các nơi về dâng hương, chảy hội. Mọi người đến hội để cầu mong may mắn, tài lộc, sức khỏe và tham dự các trò chơi dân gian độc đáo.

Đi hội chùa Phật Tích khách thập phương không chỉ được dự hội Khán hoa mẫu đơn mà còn có cơ hội du ngoạn những di tích đẹp. Vẫn còn đó tượng Phật A di đà bằng đá xanh hàng ngàn năm tuổi trong vị thế là một báu vật quốc gia. Tượng chim gandhura đầu người mình chim cho thấy dấu ấn của văn hoá Chăm – pa. Hàng linh thú bằng đá gốm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa và những chạm khắc trên các chân tảng, những di vật còn lại của ngôi chùa cổ xưa cho thấy dáng dấp thâm nghiêm của văn hoá cung đình.

Lễ hội chùa Phật Tích bao gồm các nghi thức phần lễ và chương trình văn nghệ, trò chơi phần hội. Nơi đây có bức tượng Đại Phật tượng lớn nhất Việt Nam và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2002.

Thứ ba là hội Lim.

Đây là lễ hội truyền thống và lớn nhất trong năm của tỉnh Bắc Ninh. Hội diễn ra vào ngày 13 tháng giêng âm lịch hàng năm tại huyện Tiên Du. Lễ hội Lim được đông đảo du khách thập phương biết tới và cũng là niềm tự hào của người dân địa phương.

Lễ hội lim gồm phần nghi lễ trang nghiêm cùng các hoạt động tín ngưỡng tâm linh. Nhằm thể hiện sự thành kính của con cháu đời sau với vị tổ của làn điệu quan họ. Phần hội thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách bởi những trò chơi đậm chất dân gian như: nấu cơm, đấu vật, cờ vua, đánh đu, chọi gà…Trong đó nổi bật là phần hát quan họ giữa các liền anh, liền chị. Những giai điệu dân ca trữ tình ngọt ngào luôn được đông đảo khán giả chờ đợi. Xưa kia hội Lim còn là dịp để các đôi nam thanh, nữ tú trong vùng kết bạn se duyên với nhau. Ngày nay, lễ hội trở thành điểm du xuân đầu năm cầu may mắn của du khách thập phương.

Hội Lim không chỉ là niềm tự hào của nhân dân vùng Lim mà đã trở thành sinh hoạt đậm nét Bắc Ninh – Kinh Bắc. Nhắc đến hội Lim, người ta nhớ ngay đến một Bắc Ninh đằm mình trong những làn điệu Quan họ mượt mà, tình nghĩa. Khách thập phương tìm về hội Lim để được nghe hát Quan họ và tìm hiểu về sinh hoạt văn hoá Quan họ ở một lễ hội mang quy mô vùng miền.

Lễ hội đền Bà Chúa Kho

Hàng năm, tuy 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, cụ thể là từ sau khi kim đồng hồ chuyển qua thời khắc giao thừa, thì dòng người lại đổ về đây nườm nượp.

Lễ hội luôn thu hút được đông đảo du khách thập phương về đây. Đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán với mong muốn về hội cầu may mắn, mong tài lộc cho cả một năm.

Theo quan niệm “đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ” nên những người đến trẩy hội đều mong muốn phát tài phát lộc. Tâm lý vay vốn được bắt nguồn theo truyền thuyết xưa kể Bà Chúa Kho. Người đã có công lao lớn trong việc sản xuất và tích trữ lương thực phục vụ chống giặc ngoại xâm. Nên nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của bà.

Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt... Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì ngôi đền này vẫn trụ vững”.

Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10... với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.

Trong dịp lễ hội, xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy... chủ yếu là thành tâm cầu khấn.

Lễ hội Đền Đô

Lễ hội diễn ra vào ngày 14 – 16 tháng 3 âm lịch hàng năm tại làng Đình Bảng, Từ Sơn. Tương truyền lễ hội được tổ chức để kỷ niệm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang (15/3 năm Canh Tuất 1010). Chính ông đã mở ra một thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử dân tộc.

Lễ hội thu hút đông đảo du khách bởi đội rước kiệu đông lên tới hàng nghìn người. Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: thi hát quan họ trên thuyền, thi nấu cơm, thi người cớ, gói bánh…

Năm 2014 ngôi đền cùng di tích lăng mộ các vua triều Lý tại làng Đình Bảng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống, tục lệ uống nước nhớ nguồn hết sức quan trọng của người dân Đình Bảng nói riêng và người dân cả nước nói chung.

Lễ hội chùa Bút Tháp

Lễ hội diễn ra vào ngày 23 và 24/ 3 âm lịch hàng năm tại ngôi chùa cổ Bút Tháp, huyện Thuận Thành. Ngôi chùa nổi tiếng với bức tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Chùa còn được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt bởi kiến trúc cổ hoàn chỉnh nhất còn sót lại. Lễ hội chùa Bút Tháp mang đậm nét truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Với phần lễ truyền thống diễn ra trang nghiêm và các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian thú vị như: cờ tướng, thi thả chim bồ câu, biểu diễn nghệ thuật chèo…

Lễ hội chùa Dâu

Lễ hội được tổ chức vào ngày 6 tháng 4 âm lịch hàng năm, đây là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, lễ hội được tổ chức vừa tưởng nhớ công ơn của đức phật vừà mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Chùa Dâu còn được biết đến với tên Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu thuộc huyện Thuận Thành. Ngôi chùa còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ như thành cổ Luy Lâu, lăng mộ Sĩ Tiếp với hệ thống chùa chiền, đền đài, bảo tháp cổ đẹp.

Trong lễ hội có các hoạt động vô cùng đặc sắc như: cướp nước, dâng nước, đánh gậy trên bãi chùa Dâu, múa sư tử…Lễ hội chùa Dâu trở thành nét đẹp văn hóa lễ hội của vùng Kinh Bắc xưa. Lễ hội không chỉ để ôn lại truyền thống, phong tục mà còn khích lệ tinh thần đoàn kết trong việc giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa. Chùa Dâu còn là một địa điểm du lịch tâm linh quan trọng của người Việt Nam.

Lễ hội truyền thống Bắc Ninh là hội làng. Xưa đa số các làng thôn ở Bắc Ninh là đơn vị xã. Hầu hết các làng xã đều có lễ hội riêng. Vì vậy, lễ hội cũng mang tên làng hay tên của di tích của làng, như hội làng Diềm, hội đền làng Á Lữ, hội Đền Than, hội Thập Đình … Nhiều hoạt động văn hoá dân gian truyền thống được tổ chức tại lễ hội như: hát dân ca quan họ, múa rối nước, cờ người, tổ tôm, múa kỳ lân, đu quay, đánh vật, đập niêu, chọi gà, kéo co, thi dệt vải, cờ người, đu tiên …

Cũng có lễ hội có quy mô lớn, vượt ra ngoài khuôn khổ từng làng xã. Đó là hội chùa Đại Bi (Gia Bình) do các làng trong xã Vạn Tự xưa phối hợp tổ chức. Lễ hội đền Than (Cao Đức, Gia Bình) do 7 làng thờ Đức Cao Lỗ Vương cùng nhau tiến hành; rồi hội “Thập Đình” ở Bảo Tháp xã Đông Cứu là của mười làng cùng thờ Đức Doãn Công – Đào Nương là hai vợ chồng và là tướng của Hai Bà Trưng;

Các hội trên, do các làng cùng phối hợp tổ chức một số hoạt động chung như rước sách, tế lễ, nhưng ở từng làng xã vẫn có những sinh hoạt văn hóa và tâm linh riêng theo truyền thống, phong tục tập quán của từng làng xã, vì vậy tính chất hội làng vẫn được bảo lưu và thể hiện rất rõ, phản ánh những nét chung trong phong tục, truyền thống sinh hoạt văn hóa và đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của cư dân trong vùng.

Đến với những lễ hội truyền thống Bắc Ninh là cơ hội để du khách trẩy hội và có thêm thời gian tìm hiểu sâu về những phong tục, nghi lễ cổ vẫn được nhân dân các địa phương truyền giữ, tái hiện trong nhiều lễ hội truyền thống ở vùng đất Kinh Bắc mỗi độ xuân về.

Tin cùng chuyên mục

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Đọc thêm

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Lão tướng giữ thành Hà Nội

Điện kính thiên. (Ảnh trong bài của bác sĩ người Pháp Hocquard)
(PLVN) - Nguyễn Tri Phương khi bị thương nặng đã nằm gan lì trong thành Hà Nội, quân Pháp mang thuốc và cháo cho ăn ông đều cự tuyệt. Ông mất lúc 74 tuổi và xứng đáng là một trung thần của triều Nguyễn.

Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô: Cần bảo tồn, lưu giữ tinh hoa ẩm thực mùa thu Hà Nội

Một số món ăn đặc trưng của mùa thu Hà Nội đang dần bị thất truyền. (Nguồn: Travellive)
(PLVN) - Mùa thu Hà Nội không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn nức tiếng với những món ăn truyền thống hấp dẫn. Đây là một trong những thế mạnh để Hà Nội khai thác trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay có một số “đặc sản” mùa thu Hà Nội đang dần bị mai một.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa theo đúng cam kết của Việt Nam với UNESCO

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Nét văn hóa dân gian của người Việt. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
(PLVN) - Tiếp sau bài báo “Lộng ngôn” trong cộng đồng Tín ngưỡng thờ Mẫu: Đừng để di sản văn hóa bị ảnh hưởng” đăng báo in số 272 phát hành ngày 28/9/2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực của bạn đọc và các chuyên gia văn hóa xung quanh vấn đề giải pháp để bảo vệ phát triển di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”. 

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.