Về An Giang thưởng thức bánh Kà Tum

Về An Giang thưởng thức bánh Kà Tum
(PLVN) - Ẩm thực Khmer vốn nổi tiếng với nhiều loại bánh quen thuộc như bánh dứa, bánh gừng, bánh ống, bánh nùm bon... Còn có một loại bánh ngon không kém nhưng lại ít phổ biến với tên gọi Kà Tum.

Gọi là Kà Tum vì trong tiếng Khmer, Kà Tum có nghĩa là quả lựu. Bên cạnh đó, vẻ ngoài loại bánh này khiến người ta liên tưởng đến hình dáng của quả lựu, nhân đậu bên trong bánh cũng giống với hạt lựu. Tuy nhiên, vì vỏ bánh không thể làm tròn y đúc lựu thật nên nó có dáng hơi vuông một chút. Chính vì hình dáng đẹp mắt mà loại bánh này phù hợp để góp mặt trong các dịp quan trọng, những ngày lễ, tết như Chôl Chnăm Thmay, Bonh Đôl-ta,  Bonh Oc-om-bok... 

Bánh Kà Tum hiện chỉ có ít nơi làm, như ở gia đình bà Neáng Phương (54 tuổi, ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang). Bà Phương cho biết: “Từ năm 16 tuổi tôi đã được mẹ truyền dạy cách làm bánh này, tôi thường làm nó vào những lúc rảnh rỗi. Năm 2016, người ta tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, tôi đã làm bánh này tham gia và đoạt  Huy chương Vàng”.

Bánh bà Phương làm vừa đều vừa đẹp. Với gần 40 năm tay nghề, đến nay trong toàn xã Ô Lâm chưa ai vượt qua được cái danh khéo tay và làm bánh giỏi nhất  của bà Phương. Trong quá trình làm nên một chiếc bánh, khó nhất chính là khâu làm vỏ, thứ tạo nên đặc trưng riêng cho bánh Kà Tum. Vỏ bánh Kà Tum được làm từ lá thốt nốt non, một loại lá phổ biến ở vùng đất An Giang. Điều quan trọng, không thể làm bằng lá già vì lá già sẽ cứng khó uốn, không có mùi thơm và màu xanh lại quá đậm không đẹp mắt như lá non. 

Lá sau khi lấy về sẽ được rửa và lau sạch, xé ra, cắt đầu đuôi bỏ đi và bắt đầu công đoạn đan thành hình quả lựu có bông hoa bung nở phía trên. Tỷ lệ các bánh phải đều nhau, không được cái to, cái nhỏ, nếu thắt ẩu bánh sẽ không ra hình dạng. Cho nên có thể nói đây là công đoạn kỳ công và tốn nhiều thời gian nhất.

Ngược lại, nguyên liệu làm bánh có phần đơn giản, chủ yếu là nếp, đậu trắng, đường, muối, dừa. Nếp sau khi mua về ngâm qua một đêm, vớt để ráo nước. Tiếp đến là cho đậu trắng, nước cốt dừa cùng chút muối và đường trộn đều cho thấm gia vị. Sự kết hợp giữa đường, muối, dừa sẽ tạo nên vị beo béo, mằn mặn và ngọt ngọt rất dễ ăn. 

“Làm bánh này, khâu nào cũng khó hết. Thắt vỏ đã khó và công phu rồi, đến lúc cho nhân vào càng khó hơn. Dù khó làm thì tôi vẫn thích bánh này lắm, vì nó đẹp, nhỏ nhắn dễ thương”, bà Phương cười. Dù đã thành thạo và quá quen tay nhưng vì dáng bánh nhỏ, miệng vỏ lại hẹp nên việc cho nhân vào bên trong khá lâu nên một ngày bà cũng chỉ làm được khoảng 100 cái bánh.

Việc nấu bánh Kà Tum cũng đơn giản như nấu bánh tét. Sau khi gói xong, bánh sẽ được cho vào nước sôi nấu khoảng 45 phút đến một giờ. Quá trình nấu phải canh lửa thường xuyên, chế độ lửa vừa phải, không được lớn quá nếu không bánh sẽ bị “nín” (chín không đều). Sau đó, vớt bánh ra và chần qua nước lạnh rồi để ráo. 

Phải canh lửa thường xuyên để bánh chín đều
Phải canh lửa thường xuyên để bánh chín đều

Lúc này, bánh sẽ có màu vàng óng trong rất đẹp. Khi lớp vỏ ngoài được bóc ra, sẽ để lộ phần thịt bánh vừa mềm vừa trắng, điểm thêm những hột đậu và dừa béo ngậy. Thoạt trông sẽ giống một một loại bánh dân dã miền Tây là bánh lá dừa. Song, bánh Kà Tum khác biệt ở hương vị và có mùi thơm tự nhiên của lá thốt nốt.

“Bánh Kà Tum này là một trong những đặc sản của đồng bào Khmer. Sắp tới địa phương cũng muốn phát triển bánh đa dạng để mọi người biết đến nhiều hơn. Thứ nhất sẽ đa dạng về màu sắc, thay vì chỉ có màu trắng tự nhiên của nếp thì chúng tôi sẽ tận dụng màu xanh của lá dứa hay màu hồng của củ dền. Thứ hai là nhân bánh cũng phong phú, nếu bánh truyền thống chỉ có nếp dừa, đậu thì chúng tôi có thể làm thêm nhân chuối...”, chị Phạm Thị Kiều Oanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ô Lâm cho biết. 

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương nói gì về việc hạn chế cho thương nhân phân phối xăng dầu mua bán lẫn nhau?

Bộ Công Thương nói gì về việc hạn chế cho thương nhân phân phối xăng dầu mua bán lẫn nhau?

(PLVN) -  Một trong những điểm mới của Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu là không cho phép thương nhân phân phối (TNPP) mua bán lẫn nhau. Điều này đã tạo ra dư luận lớn từ các TNPP, doanh nghiệp bán lẻ và cộng đồng kinh doanh này đã gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương phản hồi gì về vấn đề này?

Đọc thêm

Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa của 1 hot tiktoker

Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường
(PLVN) - Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị lực lượng quản lý thị trường đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot tiktoker thường xuyên livestream bán trên tiktokshop.

Bình Định nỗ lực kết nối thương mại điện tử, thúc đẩy phân phối sản phẩm địa phương

Ông Ngô Văn Tổng Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định.
(PLVN) - Thời gian qua, thương mại điện tử đã và đang tạo ra những cơ hội to lớn trong việc nâng cao giá trị các sản phẩm tiêu biểu của cả nước nói chung và tỉnh Định nói riêng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định.

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai

Nghề săn lộc trời trên sông Đồng Nai
(PLVN) -Từ bao đời nay, trên sông Cái, một nhánh đổ ra sông Đồng Nai nơi đây có cảnh đẹp huyền ảo, thơ mộng, hữu tình, chảy ôm quanh qua Cù lao Cỏ, Cù lao Phố, không chỉ là vùng đất non xanh nước biếc mà còn mang tới thứ sản vật trời ban đó là tôm càng xanh.

Thúc đẩy đưa đặc sản Hà Tĩnh đến người tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh tiên phong cung cấp sản phẩm chất lượng và tham gia sâu vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) - Một trong những thành công của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là đã thu hút các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc, từng bước đưa sản phẩm hàng hoá thế mạnh, “đặc sản” của địa phương đến với người tiêu dùng.

Ngày mai giá xăng sẽ giảm mạnh?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai (3/10), giá xăng trong nước được dự báo giảm sau 2 lần tăng liên tiếp trước đó, với mức giảm từ 850-950 đồng/lít.

Đổi mới sáng tạo để bứt phá hơn nữa

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.

Thu giữ 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Ninh

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra kho hàng.
(PLVN) -  Ngày 1/10, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất Cơ sở kinh doanh H.V.M, phát hiện 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử dùng 1 lần, trị giá gần 1,9 tỷ đồng.

Người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn hàng hoá 'made in Việt Nam'

Người dân Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn hàng hoá 'made in Việt Nam'
(PLVN) - Thời gian gần đây, các mặt hàng mang "made in Việt Nam" được người dân TP Đà Nẵng ưu tiên lựa chọn trong tiêu dùng hằng ngày. Đây là thành quả của việc địa phương tập trung quảng bá, xúc tiến thương mại, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

MTTQ tỉnh Cà Mau thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

MTTQ tỉnh Cà Mau thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
(PLVN) - Với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Cà Mau. Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau chủ động phối hợp thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, các tổ chức thành viên lồng ghép, đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, giúp người tiêu dùng nhận thức đúng chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt.

Kiên Giang đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo bộ, ngành và lãnh đạo địa phương tham quan gian hàng OCOP Kiên Giang.
(PLVN) - Thời gian qua, Kiên Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Những hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kênh tiêu thụ, đồng thời nâng cao giá trị sản xuất và phát triển thị trường bền vững.