Vay tiền không trả, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Vay tiền không trả, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Văn Nguyên (Hà Nội) hỏi: Do tin tưởng, 6 tháng trước tôi cho anh B vay 600 triệu đồng, có hợp đồng công chứng cho vay với thời hạn là 3 tháng. Hiện nay, tôi muốn đòi lại số tiền mà anh B đã vay. Tuy nhiên, anh B tuyên bố là không trả tôi tiền, rồi sau đó bỏ đi khỏi nơi cư trú, cắt liên lạc với tôi. Xin hỏi, hành vi này của anh B phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định của pháp luật?

Luật sư Trần Thị Loan (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người nào thực hiện một trong các hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm gồm: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp, phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 5 - 12 năm.

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Để bị xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người vay tài sản phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Đối chiếu những quy định trên, anh B có hành vi vay mượn tiền thông qua hợp đồng vay, tuy nhiên khi đến thời hạn trả tiền thì không thực hiện cam kết trả tiền. Đồng thời, anh B đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và cắt đứt mọi liên lạc với bạn nhằm chiếm đoạt, không trả lại cho bạn số tiền nêu trên. Thực tế, hành vi này đã xâm phạm đến quyền sở hữu của bạn đối với số tiền 600 triệu đồng. Hành vi của anh B có dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Có thể đối diện với mức phạt tù cao nhất là 20 năm. Để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra thuộc công an cấp tỉnh để cơ quan điều tra tiến hành xác minh, làm rõ hành vi của anh B.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Đọc thêm

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô có thể bị xử lý hình sự

 Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bạn Gia Huy (Hải Phòng) hỏi: Sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe ô tô là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vì cho rằng không thể bị phát hiện và xử lý kịp thời nên một bộ phận người tham gia giao thông vẫn cứ vi phạm. Xin hỏi, theo quy định mới hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô sẽ bị xử lý như thế nào?

Mức phạt đối với hành vi chuyển nhượng đất không sổ đỏ

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Trần Nam (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Gia đình tôi có sử dụng thửa đất nhưng hiện chưa làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Do gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế nên có nhu cầu chuyển nhượng. Xin hỏi, đất không sổ đỏ có được chuyển nhượng không? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này?

Thủ tục sao chụp hồ sơ bản án đã có hiệu lực pháp luật

Thủ tục sao chụp hồ sơ bản án đã có hiệu lực pháp luật
(PLVN) - Trên thực tế, không ít bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ thể rất cần sao chụp hồ sơ, tài liệu của vụ án để thực hiện các quyền của mình. Tuy nhiên, làm thế nào để sao chụp được? Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật Pháp Trị (Đoàn LS TP Hà Nội) giải đáp vấn đề này.

Bàn về nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Trị. (Ảnh trong bài: Gia Hải)
(PLVN) - Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 đã có quy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của đương sự, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là đương sự trong vụ án, vụ việc nên đã chậm trễ trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồn đọng án, làm cho quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự chưa được bảo đảm, hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao.

Có phải ký lại hợp đồng mới với người lao động sau sáp nhập?

Luật sư Hoàng Trọng Giáp.
(PLVN) - Bạn Hữu Anh (Hà Nội) hỏi: Tôi đang là lái xe tại một cơ quan. Vừa qua, cơ quan sáp nhập với một đơn vị khác và có tên gọi mới. Vậy, cơ quan có phải thanh lý hợp đồng lao động rồi ký lại hợp đồng mới với người lao động hay vẫn giữ nguyên hợp đồng trước đây?

Xử lý hành vi bỏ rơi con mới sinh

Xử lý hành vi bỏ rơi con mới sinh
(PLVN) - Bạn Nguyễn Thị Hoa hỏi: Tình trạng bỏ rơi con, đặc biệt là trẻ mới sinh, là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Xin hỏi, sinh con ra rồi bỏ rơi con bị xử lý như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều khiển xe ô tô đổ trái phép rác, đất ra đường phố có thể bị phạt tới 15 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP mới ban hành, việc điều khiển xe ô tô, máy kéo hoặc các loại xe tương tự xe ô tô gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông sẽ bị xử lý nghiêm. Các hành vi như để rơi vãi rác thải, đất, cát, đá ra đường hoặc đổ chất thải trái phép sẽ bị phạt tiền lên đến 15 triệu đồng.

Vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác, thợ khoá có phạm tội không?

Vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác, thợ khoá có phạm tội không?
(PLVN) - Bạn Gia Minh (Hà Nội) hỏi: Trong xã hội hiện đại, nghề thợ khóa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những người gặp sự cố về khóa cửa, khóa xe hoặc các loại khóa khác. Tuy nhiên, việc hành nghề này cũng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Vậy, thợ khóa có phạm tội khi vô tình mở khóa để trộm đột nhập lấy tài sản của người khác?

Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?

Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?
(PLVN) - Bạn Đức Thành (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Công ty tôi hằng năm đều tạo điều kiện cho sinh viên thực tập đến làm việc, học hỏi kinh nghiệm. Trong quá trình thực tập, công ty có chi trả một khoản tiền để hỗ trợ các em. Xin hỏi, trường hợp này có được xem là “phát sinh quan hệ lao động” không? Công ty có cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với sinh viên thực tập không?

Bất cập về cách tính án phí khi các đương sự thỏa thuận thành tại Tòa án

Hình minh họa.
(PLVN) -  Án phí là một trong những vấn đề quan trọng trong các vụ án dân sự và cũng là một trong những điều kiện bắt buộc để thụ lý vụ án (tạm ứng án phí). Do đó, việc Tòa án quyết định về án phí như thế nào, mức án phí của vụ án là bao nhiêu, ai là người phải chịu án phí, miễn, giảm án phí trong trường hợp nào, đặc biệt là nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp các đương sự thỏa thuận thành trong vụ án dân sự... là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các thẩm phán phải thận trọng khi đưa ra phán quyết.

Không còn công an cấp huyện, người dân đi làm Căn cước ở đâu?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm
(PLVN) - Bạn Hoàng Thủy (Bắc Kạn) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu làm thẻ Căn cước cho con khi cháu đủ 14 tuổi. Xin hỏi, từ 01/3/2025 khi không còn Công an cấp huyện thì người dân có thể làm thẻ Căn cước ở đâu? Thủ tục làm thẻ Căn cước khi không còn công an cấp huyện như thế nào?

Hành vi quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Hành vi quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử lý như thế nào?
(PLVN) - Bạn Văn Tài (Hà Nội) hỏi: Quảng cáo, bán thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn vi phạm pháp luật Việt Nam. Pháp luật có quy định và các chế tài xử lý đối với những hành vi này như thế nào để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm tính minh bạch trên thị trường?

Di sản dùng vào việc thờ cúng: Hiểu thế nào cho đúng?

Di sản dùng vào việc thờ cúng: Hiểu thế nào cho đúng?
(PLVN) - Tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Điều 626 và Điều 645 BLDS cũng ghi nhận quyền của người lập di chúc là có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng và quy định các nội dung có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng.