Vật dụng cũ nát gây nhếch nhác đô thị

Bị vứt chỏng chơ giữa phố, những vật dụng gia đình cũ nát- ghế xa-lông,  đệm mút, giường, tủ hỏng... như những vết nhọ trên khuôn mặt đô thị Hải Phòng. Đây là những loại rác thải mới phát sinh khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Trong khi Công ty- Môi trường đô thị còn lúng túng xử lý với loại rác này, thì đô thị Hải Phòng vẫn như “tấm áo vá”.

Bị vứt chỏng chơ giữa phố, những vật dụng gia đình cũ nát- ghế xa-lông,  đệm mút, giường, tủ hỏng... như những vết nhọ trên khuôn mặt đô thị Hải Phòng. Đây là những loại rác thải mới phát sinh khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Trong khi Công ty- Môi trường đô thị còn lúng túng xử lý với loại rác này, thì đô thị Hải Phòng vẫn như “tấm áo vá”.

Đồ dùng gia đình hỏng được công nhân môi trường đô thị quận Ngô Quyền thu gom về, xếp đống tại khu vực ga rác gần trụ sở điện lực Ngô Quyền

Đồ dùng gia đình hỏng được công nhân môi trường đô thị quận Ngô Quyền thu gom về, xếp  đống tại khu vực ga rác gần trụ sở điện lực Ngô Quyền

                        

Vứt bừa bãi, tràn lan

 

Phố Tam Bạc- nơi có dòng sông Tam Bạc như một dải lụa mềm uốn khúc chảy quanh- là bộ mặt của khu vực phố cổ Tam Bạc nói riêng và Hải Phòng nói chung, nhưng thay vì việc gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của “bức tranh Tam Bạc”, người ta “bôi bẩn” nó bằng những “gam màu tối”, đó là quẳng ra con phố này vô số những vật dụng “hết đát”, gồm đủ các loại “hầm bà làng”, bàn, ghế, tủ, giường, đệm mút…

 

Đó là những loại rác thải mới phát sinh khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Trước đây, những vật dụng gia đình đó là ước mơ của nhiều gia đình, được sử dụng vô hạn định, nay cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, chất lượng cuộc sống của người dân nâng cao, nhu cầu thay thế vật dụng gia đình là tất yếu. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi “hoàn thành sứ mệnh lịch sử”, những vật dụng cũ đó bị ném ra đường vô tội vạ, với phương châm: vứt càng xa nhà mình càng tốt. Việc thiếu ý thức trong giữ gìn cảnh quan đô thị của một bộ phận người dân nơi đây và dân cư chung quanh khu vực này buộc con phố và dòng sông thơ mộng này cứ phải “oằn lưng” gánh vô số thứ rác ấy một cách… oan ức !.

 

Đệm mút, giường cũ, hỏng vứt thành đống trên vỉa hè đường Lê Thánh Tông (Ngô Quyền)

Đệm mút, giường cũ, hỏng vứt thành đống trên vỉa hè đường Lê Thánh Tông (Ngô Quyền)

Không chỉ dọc sông Tam Bạc, mà Trên các tuyến đường, phố ở Hải Phòng, từ vỉa hè, vườn hoa, thùng rác công cộng hoặc bất cứ chỗ nào trống, thậm chí là giữa lòng đường phố cũng có thể biến thành nơi tập trung rác cồng kềnh. Điều lo ngại hiện nay là rác sinh hoạt biến tướng,  không đơn thuần là những thứ thải ra trong sinh hoạt hằng ngày của người dân như trước. Cụ thể, đó là những loại rác cồng kềnh, khối lượng lớn, chất liệu khá bền vững như bàn ghế, giường tủ, đệm mút, các loại đồ điện tử gia dụng cũ nát, lỗi thời... Do không phải là rác sinh hoạt hàng ngày, nên công nhân Công ty Môi trường đô thị từ chối vận chuyển và xử lý. Trong khi không  có quy định địa điểm tập kết đối với loại rác này, nhiều người dân đánh liều vứt… ra đường. Chính sự bất cập đó, khiến cảnh quan đô thị nhếch nhác, lôi thôi.

 

Chung tay vì cảnh quan đô thị

 

Hiện,  việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn đang còn ở tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng. Mặt khác, cũng chưa có sự thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt một cách có sự xuyên suốt toàn thành phố. Đây là thách thức đối với công tác quản lý môi trường đô thị của thành phố.

 

Theo ông Lê Ngọc Trữ, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị, cùng với nhịp sống đô thị, lượng rác thải đô thị tại các quận nội thành không ngừng gia tăng, trong đó loại rác này tăng nhanh khủng khiếp về số lượng. Trong khi đó, cơ số phương tiện, nhân công không đủ, không trù liệu cho việc thu gom, vận chuyển và cũng không có kinh phí, công nghệ bổ sung đủ khả năng xử lý rác cồng kềnh. Điều này lý giải vì sao các loại rác  trên chậm được thu gom, vận chuyển và xử lý.

Việc một bộ phận người dân thiếu ý thức trong giữ gìn cảnh quan đô thị, vứt bừa bãi các vật dụng gia đình cũ nát ra đường đáng bị phê phán, tuy nhiên, phải khẳng định, trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý phải do Công ty Môi trường đô thị. Cụ thể, với các loại rác khối lượng lớn, vật liệu bền vững như bàn ghế, giường tủ, đệm mút, các loại đồ điện tử gia dụng cũ nát, lỗi thời,... cần được quy định vào ngày nhất định trong tháng đem đặt tại vị trí được quy định sẵn đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố.

 

Theo số liệu của Phòng quản lý môi trường (Sở Tài nguyên- Môi trường), tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố từ 1500 – 1600 tấn/ngày đêm, tỷ lệ thu gom đạt 80%.

 

Mặt khác, UBND thành phố  cũng yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ và chất thải rắn sinh hoạt vô cơ) và phải thực hiện lưu giữ chất thải  bảo đảm vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi quy định; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn cảnh quan độ thị; huy động các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thu gom…, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

 

Nguyễn Thảo

Ảnh: Trường Giang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.