Công ty VPF và Ban Trọng tài VFF sẽ làm việc với tất cả đội bóng tham dự giải, nhằm phổ cập thông tin tới cầu thủ và thành viên của các CLB, đảm bảo các công tác vận hành cho VAR trong quãng thời gian 3 năm tới, khi FIFA luôn giám sát toàn bộ quá trình vận hành VAR tại Việt Nam.
Chủ tịch VPF Trần Anh Tú chia sẻ về quá trình từ những bước đầu tiên để đưa công nghệ VAR về Việt Nam: “Năm 2019, khi sang tham quan Thai-League, chúng tôi thấy họ đã triển khai VAR. Tôi cũng ấp ủ việc áp dụng VAR ở V.League. Ban đầu chúng tôi tưởng rằng điều này sẽ đơn giản, nhưng khi cử cán bộ liên hệ làm việc với FIFA thì chúng tôi nhận được danh sách yêu cầu rất phức tạp. Từ đó, chúng tôi mới vỡ ra rằng mọi việc không hề dễ dàng chút nào. Kể cả Thai League khi đó cũng áp dụng VAR mà chưa có sự phê chuẩn của FIFA, nên họ phải dừng lại. Sau này khi được phê chuẩn thì họ mới được phép tiếp tục triển khai VAR.
Từ 2019 tới 2023, chúng ta mất 2 năm vì ảnh hưởng dịch COVID-19, đồng thời vẫn phải tuân thủ mọi yêu cầu chặt chẽ của FIFA. Dẫu vậy, các trọng tài Việt Nam tiếp thu rất nhanh, đồng thời VPF cũng nhanh chóng triển khai các phương án tài chính, đấu thầu thiết bị và mọi công việc khác. Nhờ thế chúng ta đã có xác nhận đạt tiêu chuẩn áp dụng VAR của FIFA từ cuối tháng 6, thay vì tháng 9 hoặc tháng 10 theo tiến độ đặt ra ban đầu”, ông Trần Anh Tú nói.
Ông Tú cho biết thêm, kinh phí để hoạt động của VAR rất tốn kém, thời gian qua, VPF đã nỗ lực vận động, và có các nhà tài trợ sẵn sàng đóng góp, đặc biệt là quá trình làm việc với FIFA để có thêm 2 xe VAR. Vấn đề chi phí vận hành hệ thống VAR cũng là điều VPF phải tính tới. Cả VPF và VFF đang nỗ lực để đảm bảo nguồn tài chính chắc chắn nhằm vận hành hệ thống VAR.
Các trọng tài được thực hành VAR trực tiếp trên sân. (ảnh VFF) |
Trong các cuộc trao đổi trước đó, ông Trần Quốc Tuấn, chủ tịch VFF cũng bày tỏ mong muốn FIFA hỗ trợ các nền bóng đá đang phát triển hoặc có định hướng nâng cấp giải đấu quốc nội và được chủ tịch FIFA Gianni Infantino rất ủng hộ. Bên cạnh đó, lãnh đạo VFF, lãnh đạo Công ty VPF và các bộ phận chuyên môn cũng tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn trong khu vực và châu Á về việc triển khai VAR.
“Chúng tôi có tham quan tại Nhật Bản, nước đã áp dụng VAR vào giải VĐQG và thấy rằng để thực hiện VAR cần rất nhiều công đoạn, cần thời gian và rất phức tạp. Qua các buổi làm việc, chúng tôi cũng học hỏi quy trình đào tạo nguồn nhân lực và các vấn đề như trang thiết bị. Từ đó, kết hợp với các vấn đề thực tế, chúng tôi làm việc với FIFA để có những hỗ trợ từ cơ quan quản lý bóng đá lớn nhất thế giới.
Nếu không có gì thay đổi, ngày 7/9 Uỷ ban đầu tư phát triển FIFA sẽ họp và có các quyết định liên quan đến hệ thống VAR tại Việt Nam", ông Trần Quốc Tuấn thông tin thêm.
Hiện tại, 2 xe VAR do Công ty VPF triển khai với sự tài trợ của Tập đoàn Hoành Sơn đã sẵn sàng vận hành. Dự kiến tới cuối năm 2023 sẽ có thêm 2 xe VAR nữa do FIFA tài trợ về Việt Nam. (ảnh VFF) |
Liên quan tới việc áp dụng VAR, Chủ tịch VFF cho rằng: “Thực tế cho thấy dù có VAR thì các trọng tài vẫn có thể sai sót. Vì thế, vấn đề con người là quan trọng nhất. FIFA đã tổ chức các đợt tập huấn, thực hành, kiểm tra rất khắt khe với những tiêu chí cao để chọn nhân sự phù hợp, đáp ứng yêu cầu với công nghệ mới này. Một điều chắc chắn là VAR sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho V.League".
VAR (viết tắt của Video Assistant Referee) là một dạng áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc hỗ trợ cho các trọng tài thông qua video. Công nghệ VAR được đưa vào sử dụng trong bóng đá nhằm giúp cho trọng tài có thể đưa ra các quyết định chính xác nhất thông qua các băng hình được ghi lại. VAR chỉ được sử dụng trong trường hợp một “lỗi rõ ràng” hoặc “tình huống nghiêm trọng bị bỏ lỡ” liên quan tới: