Đà tăng của giá vàng thế giới đêm qua, kéo theo giá vàng trong nước sáng nay cũng tăng mạnh, giá bán ra đã vượt qua 44 triệu đồng/lượng.
Khoảng 9h sáng nay, vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết tại TP.HCM được nâng lên 43,9 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giá bán ra là 44,2 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng mỗi lượng cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá giao dịch phổ biến phiên ngày 12/10.
Cũng tăng khá nhanh, vàng PNJ của Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận niêm yết giá mua bán lên vùng 43,95 - 44,15 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 430.000 đồng/lượng. Loại vàng này để chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 200.000 đồng/lượng, thấp hơn mức 300.000 đồng/lượng vàng vàng SJC.
Chiều mua vào của vàng SBJ của Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBJ) tăng lên 43,91 triệu đồng/lượng. Chiều bán ra của loại vàng này cũng lên 44,19 triệu đồng/lượng.
Như vậy, vàng miếng các thương hiệu đã đồng loạt được nhấc giá lên ít nhất là 400.000 đồng mỗi lượng so với mức giá giao dịch chung của ngày hôm qua. Theo đó, giá bán ra đều trên 44 triệu đồng/lượng và giá mua vào cũng áp sát mốc này.
Dù có thêm 2 ngân hàng tham gia “liên minh" bình ổn thị trường vàng nhưng chênh lệch giá thế giới – trong nước tiếp tục được nới rộng lên 2 triệu đồng/lượng. Đến nay, đã có 7 ngân hàng và một công ty vàng được phép kinh doanh vàng qua tài khoản, bán vàng bình ổn thị trường nhưng khoảng cách với giá thế giới vẫn khá xa.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC cho biết, giá vàng trong nước hiện nay đã hợp lý, vì giá vàng thế giới biến động vài chục USD/oz mỗi ngày, nếu giá vàng trong nước chỉ cao hơn thế giới 300.000-400.000 đồng/lượng thì doanh nghiệp chỉ có nước lỗ do không phản ứng kịp với diễn biến giá quốc tế.
Một số doanh nghiệp kim hoàn lớn khác cũng cho biết, lực mua tiếp tục chiếm ưu thế chính trên thị trường, tuy nhiên, nếu so với mấy ngày trước, lực mua đang diễn biễn theo xu hướng chững dần.
Trong khi đó, vàng thế giới đang là 1.681,5 USD/oz. Mức giá này đã cao hơn tới 16 USD mỗi oz so với mức giá cùng thời điểm này hôm qua.
Tại thị trường Mỹ, giá vàng đã tăng trở lại đêm qua do USD giảm giá, nhờ hy vọng cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu sẽ được kiểm soát sau khi Slovakia đồng ý hậu thuẫn việc mở rộng quỹ giải cứu của khu vực.
Cùng với đó, chứng khoán Mỹ và giá các kim loại công nghiệp cũng đã tăng mạnh sau khi các nhà làm luật Slovakia cho biết họ sẽ thông qua kế hoạch mở rộng và tăng nguồn quỹ giải cứu của châu Âu.
“Vàng đã bước vào một lãnh địa mới, trở thành một dạng ‘lai” giữa tài sản rủi ro và một tài sản an toàn. Kênh đầu tư này đang nỗ lực tìm ra một điểm cân bằng giữa hai phe đối lập này. Việc đầu tư vàng trở nên nhiều thách thức hơn vào lúc này, vì rất khó để có thể đoán biết được phản ứng của giá vàng trước một thông tin nào đó”, Reuters dẫn nhận định của ngân hàng UBS.
Trong phiên, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã không có động thái giao dịch, vẫn nắm giữ 1.227,99 tấn vàng.
P.Nam (tổng hợp)
Khoảng 9h sáng nay, vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết tại TP.HCM được nâng lên 43,9 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giá bán ra là 44,2 triệu đồng/lượng, tăng 400.000 đồng mỗi lượng cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá giao dịch phổ biến phiên ngày 12/10.
Cũng tăng khá nhanh, vàng PNJ của Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận niêm yết giá mua bán lên vùng 43,95 - 44,15 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 430.000 đồng/lượng. Loại vàng này để chênh lệch giữa giá mua và giá bán là 200.000 đồng/lượng, thấp hơn mức 300.000 đồng/lượng vàng vàng SJC.
Chiều mua vào của vàng SBJ của Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - SBJ) tăng lên 43,91 triệu đồng/lượng. Chiều bán ra của loại vàng này cũng lên 44,19 triệu đồng/lượng.
Ảnh minh họa. |
Dù có thêm 2 ngân hàng tham gia “liên minh" bình ổn thị trường vàng nhưng chênh lệch giá thế giới – trong nước tiếp tục được nới rộng lên 2 triệu đồng/lượng. Đến nay, đã có 7 ngân hàng và một công ty vàng được phép kinh doanh vàng qua tài khoản, bán vàng bình ổn thị trường nhưng khoảng cách với giá thế giới vẫn khá xa.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh của SJC cho biết, giá vàng trong nước hiện nay đã hợp lý, vì giá vàng thế giới biến động vài chục USD/oz mỗi ngày, nếu giá vàng trong nước chỉ cao hơn thế giới 300.000-400.000 đồng/lượng thì doanh nghiệp chỉ có nước lỗ do không phản ứng kịp với diễn biến giá quốc tế.
Một số doanh nghiệp kim hoàn lớn khác cũng cho biết, lực mua tiếp tục chiếm ưu thế chính trên thị trường, tuy nhiên, nếu so với mấy ngày trước, lực mua đang diễn biễn theo xu hướng chững dần.
Trong khi đó, vàng thế giới đang là 1.681,5 USD/oz. Mức giá này đã cao hơn tới 16 USD mỗi oz so với mức giá cùng thời điểm này hôm qua.
Tại thị trường Mỹ, giá vàng đã tăng trở lại đêm qua do USD giảm giá, nhờ hy vọng cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu sẽ được kiểm soát sau khi Slovakia đồng ý hậu thuẫn việc mở rộng quỹ giải cứu của khu vực.
Cùng với đó, chứng khoán Mỹ và giá các kim loại công nghiệp cũng đã tăng mạnh sau khi các nhà làm luật Slovakia cho biết họ sẽ thông qua kế hoạch mở rộng và tăng nguồn quỹ giải cứu của châu Âu.
“Vàng đã bước vào một lãnh địa mới, trở thành một dạng ‘lai” giữa tài sản rủi ro và một tài sản an toàn. Kênh đầu tư này đang nỗ lực tìm ra một điểm cân bằng giữa hai phe đối lập này. Việc đầu tư vàng trở nên nhiều thách thức hơn vào lúc này, vì rất khó để có thể đoán biết được phản ứng của giá vàng trước một thông tin nào đó”, Reuters dẫn nhận định của ngân hàng UBS.
Trong phiên, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã không có động thái giao dịch, vẫn nắm giữ 1.227,99 tấn vàng.
P.Nam (tổng hợp)