Vang vọng giai điệu cồng chiêng!

Xuân Tân Mão đang chào đón một thập kỷ mới lại bắt đầu. Thời tiết ở Cao nguyên Di Linh trở nên se lạnh hơn mọi khi. Trong không gian se lạnh ấy, dường như mọi người có mặt tại thôn KaLa Tô Krềng (xã Bảo Thuận – huyện Di Linh) đều cảm thấy vui và ấm cúng, khi giai điệu cồng chiêng cất lên và vang vọng giữa đại ngàn.

 
Năm 2010 vừa kết thúc. Xuân Tân Mão đang chào đón một thập kỷ mới lại bắt đầu. Thời tiết ở Cao nguyên Di Linh trở nên se lạnh hơn mọi khi. Cũng trong không gian se lạnh ấy, dường như mọi người có mặt tại thôn KaLa Tô Krềng (xã Bảo Thuận – huyện Di Linh) đều cảm thấy vui và ấm cúng, khi giai điệu cồng chiêng cất lên và vang vọng giữa đại ngàn tại Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng (VHCC) do Sở Văn hóa – Thể thao và Du Lịch (VHTT và DL) cùng với huyện Di Linh phối hợp tổ chức.

           
Trong khuôn khổ Liên hoan VHCC tổ chức vào 2 ngày (15 và 16/1/2011), diễn ra gồm 2 phần: Phục dựng một lễ hội truyền thống tiêu biểu của dân tộc thiểu số (DTTS) Tây nguyên và Liên hoan VHCC. Với kỳ vọng của Ban tổ chức, là Liên hoan không chỉ để đánh giá, kiểm tra thực chất việc bảo tồn VHCC và “thi thố” tài năng của các nghệ nhân, mà cái quan trọng là từ Liên hoan này, mọi người về dự học tập được cái gì, điều gì cần được đúc rút kinh nghiệm để rồi cùng nhau xẻ chia, trăn trở và cộng đồng trách nhiệm với sự nghiệp bảo tồn di sản VHCC, nhất là từ khi UNESCO công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Do vậy, điều mà chúng tôi cảm nhận đầu tiên tại Liên hoan là Ban tổ chức chuẩn bị khá chu đáo để vừa liên hoan, vừa tạo dựng lại “khuôn mẫu” theo đúng nghi thức truyền thống để phổ biến cho thế hệ hiện tại và tương lai học tập, nhân rộng.
         
Với truyền thống của đồng bào DTTS Tây nguyên có tới hàng chục lễ, hội lớn nhỏ khác nhau. Nhô Lêr Vông – “Lễ mừng lúa mới” là một nghi thức lễ hội rất phổ biến được tổ chức hàng năm. Tại nhà của già làng K’Ring được dân làng chọn để tổ chức phục dựng lễ hội này. Tất cả con cháu trong gia đình, dòng tộc già làng K’Ring đều có mặt đông đủ. Chỉ với vài con gà trống, già làng thực hiện các nghi thức cúng Yàng (Trời): “Ơi, thần núi, thần đất, thần nước, thần lúa!... Cám ơn các thần linh đã giúp dân làng KaLa lúa mới đầy kho. Cầu mong các thần tiếp tục cho trời đất mưa thuận, gió hòa để lúa vụ sau được tiếp tục được mùa!...”. Sau đó, gà được nướng trên bếp lửa hồng. Cả gia đình, đông đủ con cháu đoàn kết, quây quần bên ché rượu cần và,vui vẻ cùng giai điệu chiêng đôi… cho đến thâu đêm. Vào sáng hôm sau, khi con gà vừa thức, tại vị trí cây nêu cao vút được trang trí công phu (theo kiểu dáng cây nêu của người K’Ho) dựng tại sân bóng thôn KaLa (nơi diễn ra Liên hoan VHCC), một con trâu to, khỏe được cột chặt, dùng làm vật cúng Yàng. Nhiều ché rượu cần thơm ngon có tiếng của bà con Bảo Thuận dùng cơm ủ với men rừng từ hàng tháng nay, cũng được đưa về để phục vụ Liên hoan. Gần 200 nghệ nhân của nhiều đội cồng chiêng và đội dân vũ người K’Ho, Châu Mạ… đến từ 11 xã có đông đồng bào DTTS ở huyện Di Linh: Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Đinh Trang Hòa, Tam Bố, Tân Lâm, Tân Nghĩa, Gia Hiệp, Bảo Thuận, Tân Châu, Gung Ré và Đinh Lạc, cùng với nhiều cán bộ và nhân dân các nơi về đây dự Liên hoan. Theo phong tục cổ truyền của người dân DTTS Tây nguyên, những ngày lễ và hội lớn đều có lễ đâm trâu. Và lễ đâm trâu được thực hiện đầu tiên để mở đầu cho lễ hội. Già làng K’Ring (68 tuổi)– được uy tín thay mặt cho các già làng có mặt tại Lễ hội VHCC hôm nay, thực hiện nghi thức truyền thống lễ đâm trâu và mở đầu Lễ hội. Qua loa phóng thanh, lời khấn của Già làng K’Ring nguyện cầu thần linh vang vọng giữa đại ngàn. Nghệ nhân cồng chiêng và múa xoan của 11 đoàn đến từ 11 xã trong huyện lần lượt xuất hiện theo giai điệu diễn tấu chiêng đôi, chiêng sáu, khèn, trống và múa xoan truyền thống đặc trưng của các DTTS. Cả một không gian bắt đầu nhộn nhịp trong sự chú ý lắng nghe và chăm chú từng giai điệu, âm thanh và đường nét nghệ nhân diễn xuất của Ban giám khảo và sự cổ vũ, động viên, chia xẻ của mọi người về dự khán Liên hoan... Liên hoan VHCC tại Di Linh khép lại. Đội Văn hóa cồng chiêng xã Tam Bố vinh dự được xếp hạng nhất. Đội Tân Lâm, Gia Hiệp xếp hạng nhì. Ba đội: Gung Ré, Đinh Trang Hòa, Bảo Thuận xếp hạng thứ ba. Các đội đạt giải tất nhiên đã có những quan tâm đầu tư công sức nhất định, không chỉ để tham dự Liên hoan mà còn đầu tư cho lâu dài. Nghệ nhân xã Tam Bố đánh chiêng hay, múa xoan đẹp và đặc trưng trong trang phục thổ cẩm truyền thống. Xã Tân Lâm có gần 20 nam nữ nghệ nhân người K’Ho đến với Liên hoan. Họ đánh chiêng hay, múa xoan cũng rất đẹp và hơn hẳn các xã khác về “tiềm năng”. Hơn hẳn, vì tất cả các nghệ nhân đến từ Tân Lâm đều trẻ, tuổi từ 16 đến 25, vừa được tham gia lớp truyền dạy cồng chiêng cách đây không lâu. “Hiện nay, xã Tân Lâm có 7 bộ chiêng. Sau Liên hoan, xã sẽ thành lập CLB cồng chiêng để vừa tạo sân chơi vừa để gìn giữ, bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng.” – Anh K’Son, Trưởng Đội văn hóa cồng chiêng Tân Lâm, cho biết dự định của xã mình.  Bên cạnh niềm vui, sau Liên hoan VHCC lần này, mọi người về dự vẫn đọng lại không ít nổi lo. Hầu hết các xã, các nghệ nhận đánh cồng chiêng và múa xoan đều “già”.  Các nghệ nhân của xã Gia Bắc, Đinh Trang Thượng, Đinh Lạc… phần đông là lớn tuổi . Chúng tôi bắt gặp một nghệ nhân xã Gia Bắc đã bước sang tuổi 74. Chúng tôi đã trò chuyện với ông, rồi sau đó trao đổi với anh K’Nho (Phó Chủ tịch UBND xã Gia Bắc), anh K’Yô (Trưởng Ban VHTT xã Đinh Trang Thượng) và một số nghệ nhân lớn tuổi khác, thì mới biết một thực trạng chung hiện nay, là hầu hết các xã chưa thực hiện được việc “xã hội hóa” nên gặp khó khăn về kinh phí  để triển khai việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng. Xã Tân Châu đến với Liên hoan VHCC, nhưng không có một cái chiêng nào (!). Và hầu hết các đội đến với Liên hoan mà trang phục của nghệ nhân lại… nửa “tây”, nửa “ta”; nửa “kim”, nửa “cổ”! Ông Đỗ Văn Thể - Giám đốc Sở VHTT và DL Lâm Đồng, có mặt ở đây trong suốt thời gian Liên hoan VHCC. Ông trao đổi với chúng tôi: “Lễ hội VHCC hôm nay tổ chức tại huyện Di Linh, là một trong những nội dung của kế hoạch triển khai “Đề án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây nguyên” đã được UBND tỉnh phê duyệt. Theo nội dung của Đề án, trước mắt Sở VHTT và DL tập trung triển khai 3 việc trọng tâm là: Truyền dạy, trang bị và tổ chức lễ hội. Riêng lễ hội HVCC phải gắn với các lễ hội văn hóa truyền thống khác của đồng bào DTTS, chứ không thể tách riêng. Và lễ hội VHCC chỉ có ý nghĩa khi được gắn kết với các lễ hội văn hóa khác!”. Và cũng theo Giám đốc Sở VHTT và DL, trong năm 2010 vừa qua, cả tỉnh chỉ được cấp 350 triệu đồng. Với kinh phí ít ỏi này, Sở cũng chỉ mới triển khai được một số hoạt động để bảo tồn VHCC tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng và Đam Rông. Năm 2011, kinh phí của tỉnh (chưa có kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia) để triển khai Đề án chỉ được 200 triệu đồng. Nên thiết nghĩ, vấn đề đặt ra là rất cần đến “xã hội hóa” trong việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng.
Ghi chép: Bùi Trưởng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.