Vàng tâm hay mỡ đều có hại với sức khỏe con người?

TS Nguyễn Tiến Hiệp.
TS Nguyễn Tiến Hiệp.
(PLO) - Theo TS Nguyễn Tiến Hiệp – Giám đốc Trung tâm bảo tồn Thực vật Việt Nam, cây vàng tâm hay cây mỡ đều không phù hợp với tiêu chí cây trồng trong đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Thưa ông, trước khi trồng loại cây mới trong đô thị, có cần thành lập Hội đồng tuyển chọn (HĐTC), Hội đồng tư vấn (HĐTV)… không?
TS Nguyễn Tiến Hiệp: Ở nước ngoài, trước khi quyết định trồng loại cây mới thay cho cây cũ, người ta thường có HĐTC, HĐTV để xem cây nào phù hợp, cây nào không phù hợp để tránh những rủi ro nhưng Hà Nội đã không làm thế. Và hậu quả thì ai cũng thấy rồi. 
Nếu không có điều kiện như nước ngoài, ít nhất cũng phải tham khảo người có chuyên môn xem những phố nào nên trồng cây, trồng như thế nào, vỉa hè 1m thì trồng cây gì, 2m trồng cây gì, phố mới trồng cây gì... Những người làm đề án này đã không biết tiếp thu kinh nghiệm của lớp người đi trước, Hà Nội đã quá vội vàng.
Trước kia, tôi có tham gia trồng cây trong khuôn viên Lăng Bác, chúng tôi phải thành lập HĐTV theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Mà cách đây khoảng 12, việc trồng cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh cũng có HĐTV nhưng nay Hà Nội đã quên làm công đoạn đó. Có thể họ có đủ trình độ rồi, họ không cần hỏi các nhà khoa học…
- Cây được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh có phải là cây vàng tâm được ghi trong sách đỏ? 
TS Nguyễn Tiến Hiệp: Theo tôi được biết, đề án cải tạo thay thế 6.700 cây xanh vừa qua, trong danh mục cây trồng mới thì không có cây vàng tâm hay cây mỡ. Loại cây này không biết họ duyệt qua ai để trồng ở Hà Nội nhưng tôi khẳng định rất nhiều cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh hiện nay không phải là cây vàng tâm mà là cây mỡ.
Ảnh cành vàng tâm được TS Hiệp chụp lại trong một lần đi điều tra trong rừng ở Quảng Bình.
Ảnh cành vàng tâm được TS Hiệp chụp lại trong một lần đi điều tra trong rừng ở Quảng Bình.
Vì không có trình độ chuyên môn, họ quyết định cãi cố, có những cây mỡ gọi là vàng tâm theo tên địa phương. Chính quá trình cãi của Hà Nội đưa Hà Nội vào trong. Hà Nội khẳng định một câu rằng cái cây trồng mới kia nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Theo sách đỏ Việt Nam 2007 không có loại cây này. Mỗi cây có một tên khoa học riêng nhưng Hà Nội chỉ để ý đến tên địa phương mà không để ý tên khoa học. Hà Nội hãy nói tên khoa học của cây trên đường Nguyễn Chí Thanh đi bởi trong sách đỏ, Vàng tâm có tên khoa học là Manglietia Dandyi, sống trong rừng sâu. Ở Việt Nam, cây vàng tâm mọc tự nhiên ở một số vùng Hà Giang (Quản Bạ, Vị Xuyên), Sơn La (Vân Hồ), Điện Biên ( Tủa Chùa),Yên Bái, Thanh Hóa ( hường Xuân), Nghệ An ( Con Cuông) Quảng Bình ( Tuyên Hóa, Minh Hóa). Và theo tôi được biết thì chưa ai nhân giống cây vàng tâm.
Cây vàng tâm là loại cây gỗ cứng tốt, gỗ thơm được dùng để đóng đồ mộc, hàng mỹ nghệ và thời xưa vua chúa đều dùng gỗ vàng tâm làm quan tài. Bây giờ những gia đình nhà giàu vẫn mua gỗ vàng tâm làm quan tài với giá khoảng vài chục triệu đồng. 
Còn gỗ mỡ Hà Nội trồng không bao giờ làm nổi quan tài. Tức cái thông tin đó đã thể hiện Hà Nội sai. Hà Nội phải nhìn tổng thể, tra cứu tài liệu cộng với ý kiến của các nhà chuyên môn. Cây mỡ có hai loài mang tên cây mỡ. Một số nơi người ta còn gọi cây mỡ là vàng tâm vì lõi có màu vàng. Ở Việt Nam, cây mỡ được người dân trồng nhiều ở vùng Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình. Người ta trồng khoảng 5 - 7 năm là bắt đầu tỉa cây, thu hoạch...
Ảnh lá của cây mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh do TS Hiệp cung cấp.
Ảnh lá của cây mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh do TS Hiệp cung cấp. 
- Cây vàng tâm hay cây mỡ có phù hợp trồng trong đô thị? Nó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người?
TS Nguyễn Tiến Hiệp: Cả hai loại cây này đều không phù hợp trồng ở Hà Nội. Thứ nhất cây vàng tâm cánh hoa rất dày, mọng nước, lúc mới nở có mùi thơm thoang thoảng rất hay nhưng đến khi hoa cánh hoa nó rụng rất là hại. Nếu không quét kịp, sẽ bốc lên mùi xú uế khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đây là tiêu chí để không đưa cây này vào danh mục cây trồng trong đô thị.
Còn cây mỡ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với tính mạng con người, gây ảnh hưởng tới giao thông… Bởi cây mỡ là cây thân mềm, được trồng để sản xuất giấy, cây rất dễ gãy đổ vào mùa mưa bão. Nếu Hà Nội mà trồng cây mỡ thì cũng gãy đổ giống như những cây liễu đã trồng dọc sông Tô Lịch trước kia.
- Việc Hà Nội cho chặt hạ cây ồ ạt thời gian qua theo ông để lại những hậu quả gì? Và làm thế nào để khắc phục những hậu quả trên?
TS Nguyễn Tiến Hiệp: Trái đất này không có cây xanh thì trái đất không tồn tại. Hà Nội trước kia có bao nhiêu nghìn cây xanh thì bây giờ bị chặt đến trơ trụi như thế biết bao giờ lấy lại bóng mát trên đường, ít nhất là 10 – 15 năm nữa. Rõ ràng như thế nó ảnh hưởng bởi cây xanh được ví như lá phổi, mùa hè tới chắc chắn sức khỏe người dân sẽ bị ảnh hưởng. Theo tôi Hà Nội nên sửa sai.
- Xin cảm ơn ông!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn kết nối Công viên Bến Bạch Đằng, quận 1 với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.
(PLVN) - Ngày 29/3, TP HCM khởi công dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, kết nối Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Dự án có tổng mức đầu tư ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.

Bình Định khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh, TP. Quy Nhơn

Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Định và chủ đầu tư cắt băng khánh thành Dự án
(PLVN) -  Chiều ngày 27/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khánh thành dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Chí Dũng. Đây là công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai có tầm quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn.

Dùng ván gỗ kê dưới mố cầu Rác tránh hư hỏng lan rộng

Cơ quan quản lý đường bộ sử dụng nhiều tấm ván gỗ chèn dưới phần mố cầu Rác bị hư hỏng. Ảnh: PV
(PLVN) -Trong thời điểm chờ sửa chữa sự cố hư hỏng mố cầu Rác trên tuyến Quốc lộ 1A qua Hà Tĩnh, cơ quan quản lý đường bộ đã cho kê các tấm ván gỗ tạm thời nhằm giảm xung kích khi phần bê tông bản cánh dầm cầu bị vỡ, tránh hư hỏng lan rộng.

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên lĩnh vực giao thông vận tải giữa Việt Nam - Trung Quốc
(PLVN) - Vừa qua, trong các ngày 24-26/3/2025, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Trần Hồng Minh dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Trung Quốc. Tiếp đón Đoàn công tác có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc Lưu Vỹ. Tại đây hai bên đã có những trao đổi nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải của hai nước.

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

Phát động chiến dịch toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
(PLVN) - Hưởng ứng năm An toàn giao thông (ATGT) 2025, sáng 26/3, tại Cổng Công viên Thống Nhất (mặt đường Trần Nhân Tông, TP Hà Nội), Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT TP Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã phối hợp tổ chức sự kiện phát động toàn dân đội mũ bảo hiểm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và ra quân các hoạt động của thanh niên Thủ đô thực hiện Đề án Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự ATGT giai đoạn 2022 – 2025.

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại GPLX tại Bình Dương

Các điểm tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại GPLX tại Bình Dương
(PLVN) -  Nhằm bảo đảm việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp giấy phép lái xe (GPLX) không bị gián đoạn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục GPLX, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương thông báo các điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trên địa bàn toàn tỉnh.