Vận tải hành khách và hàng hóa tăng trưởng ấn tượng

Năm 2023, vận tải hành khách bằng đường bộ tăng trưởng ổn định. (Ảnh: Minh Hữu).
Năm 2023, vận tải hành khách bằng đường bộ tăng trưởng ổn định. (Ảnh: Minh Hữu).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hoạt động vận tải được cho là mục tiêu, thước đo của phát triển hệ thống hạ tầng, thể chế chính sách về vận tải, có tác động trực tiếp đến đời sống người dân và doanh nghiệp. Sau thời gian dịch bệnh COVID-19, đến nay, hoạt động vận tải mới thật sự phục hồi mạnh mẽ.

Sản lượng vận tải tăng mạnh

Hệ lụy của dịch COVID-19 đã khiến ngành vận tải bị ảnh hưởng nặng nề. Phải gần hai năm sau, hoạt động vận tải tại Việt Nam mới cơ bản hoạt động bình thường trở lại như giai đoạn trước đại dịch, dù những khó khăn của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lĩnh vực hàng không vẫn khá yếu.

Trong bối cảnh ấy, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích ngành vận tải hoạt động và phát triển. Theo ông Uông Việt Dũng, Chánh Văn phòng Bộ GTVT, trong năm 2023, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, Bộ GTVT tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để thúc đẩy hoạt động vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trọng tâm là rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về vận tải, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, tiếp tục thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu thị phần vận tải, tăng thị phần vận tải của các lĩnh vực đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải, từ đó giảm áp lực cho vận tải đường bộ. “Sản lượng vận tải hàng hóa, hành khách đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2022” - đại diện Bộ GTVT cho hay.

Cụ thể, vận tải hàng hóa trên cả nước trong năm 2023 đạt hơn 2.100 triệu tấn, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2022, vận chuyển hành khách ước đạt trên 4.200 triệu lượt khách, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Đường bộ là lĩnh vực vận tải cốt lõi trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Theo Bộ GTVT, hiện nay hoạt động vận tải đường bộ cơ bản ổn định, đi vào nề nếp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại thuận lợi, an toàn của người dân, doanh nghiệp. Bộ GTVT đã chỉ đạo tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch, nhất là phương tiện từ 10 chỗ trở lên; kiểm tra, xử lý nghiêm xe dù, bến cóc, xe trá hình tuyến cố định; kiểm tra công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại 63 tỉnh, thành phố.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, hoạt động vận tải đường bộ năm qua rất sôi động, các doanh nghiệp sau kỳ “ngủ đông” do đại dịch nay đã hoạt động bình thường trở lại. Tại các bến xe, hoạt động xe khách tuyến cố định đông đúc người đi lại; tại các cửa khẩu, bến cảng, xe cộ hàng hóa nối đuôi nhau, thậm chí có thời điểm tại một số cửa khẩu, do lượng xe cộ đông, hàng hóa nhiều đã gây ra tình trạng ách tắc.

Bộ GTVT cũng cho biết, hoạt động vận tải hàng không thời gian qua tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Bám sát nhu cầu thị trường, Bộ GTVT chỉ đạo các hãng hàng không, các đơn vị trong ngành bổ sung tải cung ứng trong các giai đoạn cao điểm, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách; tích cực trao đổi với các nhà chức trách hàng không để khôi phục các đường bay quốc tế, mở rộng khai thác đến các thị trường quốc tế mới.

Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán 2024 này, do nhu cầu đi lại của người nhiều, ngành Hàng không đã phải chấp thuận để các hãng bay trong đêm khoảng 1.800 chuyến bay.

Theo Bộ GTVT, đến nay, vận chuyển quốc tế đang dần hồi phục với hơn 61 hãng hàng không nước ngoài và 5 hãng hàng không Việt Nam khai thác 147 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam với 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ GTVT đưa hệ thống sinh trắc học và sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) trong việc làm thủ tục hàng không tại tất cả các cảng hàng không; nâng cao hiệu quả công tác điều phối giờ hạ, cất cánh (slot) tại các cảng hàng không thông qua việc kết hợp hài hòa năng lực đáp ứng của hệ thống với nhu cầu thị trường.

Năm 2023, tổng thị trường vận chuyển hành khách hàng không đạt gần 74 triệu khách, tăng 34,5% so với năm 2022.

Đường sắt, vận tải biển sôi động

Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2023 là hơn 756 triệu tấn. (Ảnh: Bộ GTVT).

Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2023 là hơn 756 triệu tấn.

(Ảnh: Bộ GTVT).

Với vận tải đường sắt, theo Bộ GTVT, chất lượng loại dịch vụ này đang ngày càng được nâng lên. Trong năm 2023, đường sắt đã vận chuyển 6,1 triệu lượt hành khách, bằng 135,4% so với cùng kỳ năm 2022. Vận chuyển hàng hóa đạt 4,6 triệu tấn. Doanh thu trực tiếp từ vận tải đạt gần 4.000 tỷ đồng.

Để thu hút thêm hành khách và hàng hóa, ngành Đường sắt có chính sách thu hút. Cụ thể, cho các đối tác thuê nguyên toa tổ chức du lịch; các sản phẩm du lịch trải nghiệm bằng đường sắt như tour ẩm thực tuyến Hà Nội - Hải Phòng, tàu chất lượng cao cấp tuyến Hà Nội - Đà Nẵng… được thực hiện. Về hàng hóa, ngoài các chuyến hàng thông thường, ngành Đường sắt tổ chức vận tải chuyên tuyến theo kế hoạch đối với các luồng hàng truyền thống như apatit, phân bón, than, gạo, muối… Ngoài ra, triển khai hệ thống phần mềm quản trị hàng hóa, nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả toa xe và công tác kinh doanh vận tải hàng hóa đạt hiệu quả cao nhất.

Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp, Bộ GTVT đã thiết lập 1 ga liên vận quốc tế mới tại Ga Kép tỉnh Bắc Giang, mở ra một cửa khẩu quốc tế trong nội địa; mở nhiều đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần, Yên Viên đi Trung Quốc.

Đặc biệt, dịp Tết Nguyên Đán này, số lượng người đi tàu Bắc - Nam rất đông đúc. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp này, ngành Đường sắt có kế hoạch chạy thêm 8 chuyến tàu nối ga Sài Gòn - Hà Nội và ngược lại. Hàng nghìn vé tàu được ngành Đường sắt tung ra thêm cho dịp cuối năm.

Hoạt động vận tải hàng hải, đường thủy nội địa cũng được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả. Đặc biệt, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển vẫn giữ được đà tăng trưởng qua các năm và đảm nhận khối lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể, ước tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2023 là hơn 756 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó hàng xuất khẩu hơn 179 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ, hàng nhập khẩu gần 222 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ, hàng nội địa hơn 353 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ, hàng quá cảnh bốc dỡ khoảng 2,5 triệu tấn, tăng 44% so với cùng kỳ.

Nhận xét về hoạt động vận tải thời gian qua, ông Nguyễn Văn Thắng - Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, trong năm 2023 và những ngày đầu năm 2024, hoạt động vận tải giữ đà tăng trưởng ổn định, giúp người dân và doanh nghiệp đi lại và lưu thông hàng hóa thuận tiện. “Trong năm 2023, sản lượng hàng hóa, hành khách đều tăng trên 10% so với năm 2022. Dự báo trong năm 2024, vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục tăng trưởng hai con số”, ông Thắng nhận định.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, lĩnh vực vận tải, điển hình là vận tải đường bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đặc biệt, công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách vẫn còn bất cập. Tình trạng “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng “trá hình” còn diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương. Chi phí logistic vẫn còn ở mức cao. “Những vấn đề này cần được xem xét, giải quyết để có được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”, người đứng đầu ngành GTVT thẳng thắn nhìn nhận.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ GTVT cũng thừa nhận, lĩnh vực hàng không, đường sắt còn những nhược điểm, cần tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để người dân, doanh nghiệp được phục vụ tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đọc thêm

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.
(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tại Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 do Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức ngày 13/12 tại TP Hồ Chí Minh, nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan của doanh nghiệp đã được đại diện Tổng cục Hải quan giải đáp thỏa đáng.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.