Vận tải biển Việt Nam: Nhiều thuyền viên bỏ biển lên bờ

Ngành Hàng hải đang đối mặt với thách thức thiếu hụt thuyền viên
Ngành Hàng hải đang đối mặt với thách thức thiếu hụt thuyền viên
(PLVN) - Nghề đi biển được đánh giá là một công việc nặng nhọc, vất vả, thường xuyên xa nhà, lênh đênh trên biển, trong khi thu nhập không cạnh tranh được với các công việc trên bờ đã và đang làm “đau đầu” đối với những nhà hoạch định chiến lược về phát triển kinh tế biển.

Không còn tha thiết với nghề 

Các chủ tàu hiện nay ngày càng khó khăn trong khâu tuyển dụng thuyền viên, đặc biệt là những người có kinh nghiệm, tay nghề cao. Nhiều thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM) đã bỏ nghề, chuyển sang các công việc khác trên bờ; giới trẻ ngày càng ít quan tâm theo học tại các cơ sở đào tạo thuyền viên. Ngành Hàng hải nói chung, nghề làm việc trên tàu biển nói riêng đã không còn sức hấp dẫn.

Theo TS.Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải Cục Hàng hải Việt Nam, lượng thuyền viên trong tuổi lao động, được cấp GCNKNCM để làm việc trên tàu biển, đã giảm rõ rệt, cũng như đầu vào của các cơ sở đào tạo thuyền viên cũng giảm nghiêm trọng. Gần đây, quy mô đào tạo suy giảm gần 1/3. Các trường đại học, cao đẳng ngành HHVN không đủ nguồn tuyển sinh, các sinh viên, học viên sau khi ra trường cũng ưu tiên tìm kiếm công việc trên bờ, không thiết tha theo nghề đi biển. 

Áp lực về nhu cầu thuyền viên đã phá vỡ quy định về tiêu chuẩn chất lượng thuyền viên trong tuyển dụng của các công ty đã áp dụng trong nhiều năm, nhiều công ty nước ngoài đã bắt đầu chuyển sang hoạt động ở các thị trường thuyền viên khác. Các doanh nghiệp trong nước thì phải tính toán đến các phương án và thực tế đã phải thuê thuyền viên nước ngoài (Ấn Độ, Indonesia, Myanmar,) để duy trì hoạt động của đội tàu. Vấn đề đặt ra nghiêm trọng hơn khi sỹ quan, thuyền viên kế cận sẽ thiếu hụt khi lớp thuyền viên hiện nay đến tuổi nghỉ hưu. 

Thuyền viên được coi là “linh hồn của những con tàu”. Chất lượng thuyền viên được coi là yếu tố quyết định sự vận hành an toàn của tàu. Thế nhưng, chất lượng thuyền viên Việt Nam (TVVN) cũng chưa được các chủ tàu nước ngoài cũng như chủ tàu trong nước đánh giá cao.

Qua đánh giá của các chủ tàu trong và ngoài nước, TVVN nhìn chung thông minh, nhanh nhẹn tháo vát, chịu khó học hỏi nghề nghiệp, dễ tiếp thu kiến thức, nắm bắt nhanh việc vận hành các máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, TVVN còn rất nhiều hạn chế, như: kinh nghiệm thực tiễn, sức khoẻ, trình độ ngoại ngữ; ý thức và tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, sự hợp tác, và đặc biệt là chưa thực sự yêu nghề, gắn bó với nghề. 

“Thu nhập không bằng chạy xe Grab”

TS.Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, vấn thuyền viên quan tâm khi chọn nghề đi biển là tiền lương. “Bây giờ thu nhập của sỹ quan thuyền viên tàu biển mà không bằng anh chạy xe Grab thì sao mà thu hút được”, ông Thu nói.

Nghề đi biển vẫn được đánh giá là công việc nặng nhọc, vất vả, thường xuyên xa nhà, lênh đênh trên biển, trong khi thu nhập lại không cạnh tranh được với các công việc trên bờ đang làm “đau đầu” đối với những nhà hoạch định chiến lược kinh tế biển.

TVVN đặc biệt là thuyền viên tàu ven biển bị ép trả lương thấp, chế độ ăn ở, đời sống, y tế trên tàu không đảm bảo. Tình trạng các chủ tàu Việt Nam nợ lương, thậm chí quỵt lương thuyền viên diễn ra đáng lo ngại. 

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, từ cuối năm 2017 đến nay, lương của thuyền viên đã có dấu hiệu nhích dần lên, nhưng lương bình quân của bậc thủy thủ vẫn trong khoảng trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này là dành cho thuyền viên khi làm việc trên tàu, còn khi nghỉ ngơi, nghỉ phép thì hầu như không có thu nhập. 

Do thu nhập thấp, cơ cấu gia đình đã thay đổi theo hướng ít con do vậy các gia đình ngày càng có tâm lý chung không muốn con cái học và làm nghề đi biển xa, vất vả, nguy hiểm. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước hiện nay hầu như chưa có ưu đãi đặc biệt gì để thu hút lao động như thuyền viên.

Đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra mối lo ngại về thiếu hụt sỹ quan thuyền viên cho ngành vận tải biển Việt Nam. Đáng tiếc câu chuyện lao động trên tàu biển chưa được các bộ, ngành liên quan quan tâm, các báo cáo về thực trạng này vẫn đang nằm trong “ngăn kéo”.

Bốn vạn thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, đến tháng 6/2019, số lượng tàu biển treo cờ Việt Nam là gần 1.600 chiếc. Với số lượng khoảng 4 vạn thuyền viên đang có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn để làm việc trên tàu biển, về lý thuyết lượng thuyền viên Việt Nam vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu cho đội tàu trong nước (bình quân khoảng 15 người/tàu), kể cả nhu cầu của tàu treo cờ nước ngoài. Nhưng thực tế đang tồn tại nhiều khó khăn.

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.