Vấn nạn bạo hành tinh thần: Cần nhìn lại tính hiệu quả của chế tài

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong gia đình, bạo lực tinh thần rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực thể chất. Người trong cuộc gọi đây là kiểu bạo hành “hộp đen”, tức bạo hành không nhìn thấy được, không ầm ĩ, không gây sự chú ý. Dù đã bị pháp luật “điểm mặt, chỉ tên” nhưng cần nhìn nhận lại hiệu quả thực hiện chế tài này.

Những cuộc bạo hành “hộp đen”

Một khảo sát gần đây của Trung tâm Tư vấn Hồn Việt TP HCM cho thấy, bạo hành kiểu “hộp đen” chiếm 72% trên tổng số hơn 500 trường hợp cần tư vấn. Tại thành phố Đà Nẵng, trong 4.200 vụ ly hôn, có 3.516 vụ do mâu thuẫn gia đình, tình cảm rạn nứt khi người chồng, hoặc vợ thường xuyên chì chiết, xúc phạm nhau khiến họ cảm thấy cuộc sống vô cùng ngột ngạt. Báo cáo của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, từ năm 2012 - 2017 đã xảy ra 51.227 vụ bạo lực về tinh thần…

Chị H.P - một giảng viên tại một trường đại học trên địa bàn TP HCM đã nhiều lần đơn phương nộp đơn xin ly hôn rồi sau đó lại ngậm ngùi xin rút đơn. Không phải do chị không muốn tự giải thoát cho mình khỏi cuộc hôn nhân đầy bế tắc mà là chị không có đủ can đảm nói lên lý do xin ly hôn. Vì thế, đã nhiều lần khi tới tòa, cứ sau vài câu khuyên nhủ với mục đích hàn gắn tình vợ chồng của vị thẩm phán, chị lại lặng lẽ rút đơn về.

Hai vợ chồng chị đều là giảng viên, có học vấn cao nhưng phải “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Tuy khoác bên ngoài lớp vỏ trí thức là vậy nhưng chồng chị lại thường xuyên dùng ngôn từ “chợ búa” với vợ. Bất kể chuyện gì trái ý, anh ta cũng đều chì chiết vợ thậm tệ, còn lôi cả gia đình vợ ra mắng nhiếc... Bảy năm chung sống, chị luôn phải chịu đựng miệng lưỡi cay độc của người chồng với mình.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Viện Khoa học xét xử - TANDTC, trong 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình được xét xử, 42% là án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Trong số đó, tỷ lệ vợ đánh chồng là 0,6%, vợ mắng chửi chồng là 8,5%, vợ ép chồng quan hệ tình dục là 1,6%.

Chị Lê Thị Ngọc Bích công tác tại Ngôi nhà Bình Yên thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, thỉnh thoảng vẫn nhận được sự cầu cứu của các ông chồng và buổi tham vấn cho trường hợp này thường kéo dài bởi những giải pháp đưa ra thường khó áp dụng hơn đối với người bị bạo hành là nữ giới. Như trường hợp ông M là đại tá quân đội bị vợ là giáo viên mầm non về hưu bạo hành.

Từng đau khổ khi phát hiện chồng có bồ nhí từ hồi ông còn trẻ, cho đến khi về hưu, người vợ luôn ám ảnh, thậm chí nghi ngờ chồng có quan hệ một lúc với bảy cô gái. Bởi thế, bà kiểm soát chồng từ lời nói đến việc làm. Ban đêm, sợ ông trốn ra khỏi nhà, bà buộc chỉ vào tay ông, rắc vôi bột dọc lối đi từ giường ra cửa. Những lúc nổi máu Hoạn Thư, bà lấy chai bia chồng đang uống đập vào đầu chồng chảy máu. Cuối cùng, chịu không nổi, ông M tìm đến trung tâm để cầu cứu.

Làm gì để giảm bạo hành tinh thần?

Các chuyên gia tâm lý đánh giá, vấn nạn bạo hành về tinh thần tuy không gây ra vết thương trên cơ thể nhưng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thần kinh của nạn nhân. Người bị bạo hành tinh thần trong một thời gian dài rất có thể sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí, có thể còn nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, muốn tìm đến cái chết. Trường hợp anh Nguyễn Hữu T, kỹ sư tin học 35 tuổi ở quận Long Biên, Hà Nội là một ví dụ.

Từ ngày lấy nhau, chị vợ mỗi ngày chỉ đưa cho anh T mười nghìn đồng ăn sáng và tiền xăng xe. Có hai mặt con, chị bắt đầu chì chiết chồng không biết cách kiếm tiền nuôi vợ con. Ðã thế, chị nảy sinh ghen tuông vô cớ nên anh thường xuyên bị vợ kiểm tra điện thoại, cặp đi làm và túi quần áo. Giải thích không xong, anh T chọn biện pháp im lặng. Cho là chồng “cứng đầu”, vợ anh dùng móng tay cào nát mặt anh, đấm đá và không cho ngủ cùng giường. Dần dần, anh T rơi vào trạng thái trầm cảm, sợ về nhà, cuối cùng tìm tới cái chết.

Để giải quyết thực trạng trên, năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, các hành vi bạo lực tinh thần sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1,5 triệu đồng, tương ứng với từng hành vi.

Sau một thời gian thực hiện, hiện nay, Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi và riêng trong phạm vi gia đình, mức phạt tối đa được đề xuất tăng hơn rất nhiều. Đơn cử như dự thảo Nghị định đề xuất phạt 5-10 triệu đồng với người lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình, trong khi mức hiện hành cao nhất là 1 triệu đồng.

Luật sư Nguyễn Trung Trực - Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đã có nhận định, bạo lực gia đình liên quan chặt chẽ đến cá nhân và mối quan hệ gia đình riêng tư, nên việc xử lý hành chính bằng phạt tiền hay xin lỗi nạn nhân, thậm chí cả hình phạt tù, không hẳn là phương thức hữu hiệu. Pháp luật cần có thêm những quy định chặt chẽ nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực tinh thần trong gia đình.

Cùng quan điểm, ở góc độ xã hội học, PGS.TS Trịnh Hoà Bình cho rằng, những hành vi này rất khó để bị xử phạt bởi hiếm gia đình nào tự đi tố cáo nhau. Bộ Công an cần quy định cụ thể hơn nữa về các hành vi, hoàn cảnh, trường hợp và cách phổ biến để người dân được tiếp cận nhiều và hiểu hơn.

Tin cùng chuyên mục

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Đọc thêm

Một số vấn đề liên quan dự án khu phố chợ Chiên Đàn (Quảng Nam): UBND huyện Phú Ninh trả lời

Dự án khu phố chợ Chiên Đàn. (Ảnh: Anh Huy)
(PLVN) - Dự án khu phố chợ Chiên Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn 6754/UBND-KTN ngày 4/12/2017. Dự án do Cty CP địa ốc Newland Quảng Nam làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 9,8 ha, tổng số 328 căn (đất ở chia lô), quy mô dân số khoảng 1.600 người.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.