“Vận mệnh mới tốt đẹp hơn nhất định sẽ đến với chúng ta trong năm Nhâm Dần 2022”

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình.
(PLVN) - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh như vậy trong phát biểu tại chương trình nghệ thuật Xuân Quê hương 2022 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức tối 22/1.

Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ xúc động chào đón đồng bào ta từ khắp nơi trên thế giới trở về mái nhà chung Việt Nam.

Chủ tịch nước gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng Năm mới tốt đẹp nhất tới bà con kiều bào ta có mặt tại đây cùng toàn thể đồng bào đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài với sự rung cảm của tình quê Việt: “Mỗi năm Tết đến Xuân về/Quê hương đất mẹ đề huề mong con”.

Đề cập đến tình hình thế giới và trong nước trong năm qua, nhất là những khó khăn, thách thức do thiên tai khắc nghiệt, xung đột cục bộ, cạnh tranh giữa các cường quốc, đặc biệt là đại dịch COVID-19, Chủ tịch nước khẳng định, với tinh thần đoàn kết, “trên, dưới” đồng lòng, “trong, ngoài” như một, với bản lĩnh vững vàng, hành động mạnh mẽ, sáng tạo, chúng ta đã thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa thích ứng, linh hoạt kiểm soát dịch, vừa giữ vững ổn định kinh tế xã hội, đạt nhiều thành tích và dấu ấn lớn.

Chủ tịch nước cho biết, dẫu còn nhiều khó khăn, hạn chế, tốc độ tăng GDP 2021 của nước ta vẫn ước đạt 2,58%, kinh tế vĩ mô ổn định, kim ngạch đạt gần 670 tỷ USD, tăng hơn 22%, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Vững niềm tin vào Việt Nam, nhiều doanh nghiệp quốc tế đã đăng ký đầu tư mới và mở rộng đầu tư với tổng vốn 31,5 tỷ USD trong 2021, tăng gần 10%, đưa tổng vốn đầu tư FDI tại Việt Nam, từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ, lên gần 410 tỷ USD.

Thông tin tới kiều bào, Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. “Trong bão táp, sóng cả của năm qua, dù chuyển động chậm hơn, nhưng con tàu Việt Nam vẫn tự tin tiến lên với những thành tựu toàn diện về kinh tế, chính trị, đối ngoại, văn hóa xã hội... thể hiện nội lực, tiềm năng, vị thế mới của đất nước. Đó là minh chứng cho bản lĩnh, khát vọng, ý chí quật cường và tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân tộc, cả người dân trong nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài”, Chủ tịch nước nói.

“Nghĩa đồng bào” của quê hương đất Việt

Khẳng định công tác về Người Việt Nam ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước với thực thi nhiều quyết sách quan trọng, Chủ tịch nước đánh giá cao kết quả triển khai công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong năm 2021, như đã kịp thời phân bổ các khoản kinh phí hỗ trợ cộng đồng ở nhiều địa bàn bị ảnh hưởng COVID-19 nặng; hỗ trợ trang thiết bị y tế và nhu yếu phẩm cho cộng đồng người Việt tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong thời điểm khan hiếm; kêu gọi các hội đoàn cộng đồng và bác sỹ trong nước tư vấn y tế trực tuyến cho bà con bị mắc COVID-19 ở sở tại...

Nhiều hoạt động kết nối trực tuyến cộng đồng với quê hương vẫn được duy trì như tập huấn dạy tiếng Việt, chương trình “Kiều bào với biển đảo Việt Nam”, tọa đàm “Thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài với Trại hè Việt Nam”, các hội nghị, hội thảo dành cho các chuyên gia, trí thức kiều bào...

“Vượt qua bão xoáy của dịch COVID-19, gần 600 chuyến bay đã đưa hơn 120.000 đồng bào ta ở nước ngoài trở về, dù cho trong nước còn rất nhiều khó khăn do dịch bệnh đang hoành hành. Mọi công việc dẫu còn chưa hoàn hảo, còn thiếu sót, nhưng đó là những nỗ lực “chăm lo”, là “nghĩa đồng bào” của quê hương đất Việt”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.

Đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn về dịch bệnh COVID-19 mà bà con ta phải đối mặt tại nơi xa Tổ quốc, Chủ tịch nước bày tỏ tự hào khi cộng đồng nhiều nơi đã đoàn kết, “tương thân, tương ái”, nỗ lực thích ứng với dịch bệnh, giúp nhau phục hồi công việc làm ăn, kinh doanh...

Một số nơi, cộng đồng người Việt Nam có tỷ lệ phục hồi nhanh hơn so với người bản địa và các sắc tộc nhập cư khác. “Điều vui hơn là, cộng đồng ta ở nhiều nơi còn hỗ trợ nhân dân, chính quyền sở tại trong dịch bệnh, tô đẹp thêm hình ảnh cộng đồng người Việt ở nước ngoài”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng với nhiều trí thức giỏi, nhất là thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài ngày càng thành đạt, có nhiều thành công nổi bật; hoan nghênh một số trí thức, doanh nhân đã về nước khởi nghiệp, hợp tác hiệu quả... Vượt lên khó khăn, bà con ta có nhiều đóng góp quý báu cho đất nước.

“Trong thành công bước đầu của ngoại giao vaccine có sự đóng góp ý nghĩa của Quỹ vaccine được bà con ta phát động trên toàn cầu và nỗ lực kết nối Việt Nam với các nguồn vaccine, các thiết bị, vật tư y tế quốc tế để đưa về nước kịp thời. Mạng lưới chuyên gia trí thức kiều bào ta có nhiều tư vấn, sáng kiến hữu ích giúp đất nước về các vấn đề cấp bách và lâu dài”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Hình ảnh của sự khởi đầu tràn đầy tự tin và khát vọng của đất nước

Bước sang năm mới Nhâm Dần 2022 với những thời cơ và thách thức đan xen, Chủ tịch nước khẳng định, toàn dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng lòng thực hiện chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19", quyết tâm vượt qua mọi thách thức, khó khăn, phát huy tiềm năng đang bị kìm nén, để bật lên trong phục hồi nhanh, phát triển mạnh mẽ với sức mạnh của “mãnh hổ” Nhâm Dần.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, những chuyến bay của Việt Nam vươn ra thế giới trong những ngày này để đón bà con về thăm quê hương và khách quốc tế, là hình ảnh của sự khởi đầu tràn đầy tự tin và khát vọng của đất nước trong năm mới Nhâm Dần.

“Cuộc sống “bình thường mới” khi chúng ta có thể thích ứng, sống chung an toàn với dịch bệnh đang từng bước hình thành. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ, toàn diện. Công tác Người Việt Nam ở nước ngoài cũng được quan tâm sâu sắc, trước mắt là đáp ứng mong mỏi trở về quê mẹ Việt Nam thân thương, đoàn tụ với gia đình, hay hoàn thành những dự định hợp tác, đầu tư, kinh doanh còn dang dở sau một thời gian dài bị chia cắt, gián đoạn vì dịch bệnh...”, Chủ tịch nước cho hay.

Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn đồng bào ta ở nước ngoài, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, sẽ luôn giữ vững tinh thần Việt Nam, luôn lạc quan, không nao núng trước khó khăn, thách thức; linh hoạt, sáng tạo trước thời cơ và luôn đoàn kết như lời Bác Hồ dạy: "Lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh".

“Tôi tin rằng vận mệnh mới tốt đẹp hơn nhất định sẽ đến với chúng ta trong năm Nhâm Dần 2022, đó cũng là nốt thăng vút cao của bản nhạc mùa xuân tràn đầy hào khí mạnh mẽ của khát vọng hùng cường và cùng hướng tới mục tiêu một nước Việt Nam phát triển, thu nhập cao vào năm 2045”, Chủ tịch nước nêu rõ.

Trong không khí rộn ràng cả nước đón chào một mùa Xuân mới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đánh trống khai hội Xuân Nhâm Dần 2022.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.