Văn hóa tắm hơi ở nước Nga

Truyền thống tắm hơi Banya có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước và trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống, cũng như là nét văn hóa độc đáo của người Nga
Truyền thống tắm hơi Banya có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước và trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống, cũng như là nét văn hóa độc đáo của người Nga
(PLO) - Nếu như Hàn Quốc có kiểu phòng tắm hơi công cộng, Nhật Bản có văn hóa tắm suối nước nóng Onsen, ở đất nước Nga có văn hóa tắm hơi được gọi là Banya cũng không kém phần độc đáo. 

Truyền thống tắm hơi Banya có nguồn gốc từ nhiều thế kỷ trước và trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống, cũng như là nét văn hóa độc đáo của người Nga. Hiện nay, một trong những Banya lâu đời nhất ở Nga là Sanduny Banya, được xây dựng vào năm 1806. Địa điểm này giờ đã phát triển thành một trung tâm thư giãn liên hoàn gồm bể bơi, trung tâm thể dục, thẫm mỹ viện và nhà hàng.

Truyền thống độc đáo  

Từ Sa Hoàng cho tới nông dân, tất cả mọi người đều tắm xông hơi Banya mỗi ngày. Mọi người tới đây để thư giãn, gặp gỡ bạn bè và trò chuyện, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc vất vả. Người Nga tin rằng xông hơi cũng là phương pháp giúp cải thiện làn da, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tuần hoàn máu, bài độc, cải thiện các chức năng cơ, khớp…

Thậm chí, tắm hơi còn là một phương pháp tuyệt vời để giảm cân, bởi một lần toát mồ hôi có thể đốt cháy đến 300 calo. Chỉ cần bôi một lớp mật ong ấm lên người và ngồi vào xông hơi. Mật ong thúc đẩy trao đổi chất và chính bằng cách này nó đẩy những lượng cân thừa ra khỏi cơ thể. 

Banya được xây dựng ở khắp nơi trên cả nước, từ nông thôn, các vùng ngoại ô, đến thành phố, thị trấn. Thậm chí, nhiều gia đình thậm chí còn tự xây Banya, đi đến đâu trên khắp đất nước, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy một ngôi nhà nhỏ làm hoàn toàn bằng gỗ, nằm tách biệt phía cuối vườn - đó chính là Banya. 

Có 2 loại Banya phổ biến trong văn hoá Nga là Banya đen và trắng. Trong đó, Banya đen là kiểu tắm hơi truyền thông rất được ưa chuộng ở thời điểm chưa xuất hiện cái gọi là “điện”. Người Nga dùng củi để tạo ra nhiệt. Cũng chính vì dùng củi nên hầu hết các phòng tắm hơi Banya đen lớp muội màu đen trên mái và tường.

Các khu vực dính muội khói đều phải cọ rửa sạch sẽ trước mỗi lần tắm. Trước khi xông hơi, tất cả cửa trong Banya đều phải mở hết cỡ để làm mới không khí bên trong. Ngoài ra, người tắm còn phải đợi khói từ bếp đun bay hết ra ngoài để tránh nguy cơ bị ngộ độc khói. Ngay nay, các Banya đen không còn được ưa chuộng, thay vào đó là Banya trắng sử dụng năng lượng điện để làm nóng, rất an toàn và sạch sẽ. 

Một phòng tắm hơi
Một phòng tắm hơi

Phòng xông hơi trong Banya khá đặc biệt. Mỗi phòng đều có băng ghế gỗ rộng nằm dọc theo các bức tường, xây kiểu bậc thang, để người xông hơi có thể nằm ngồi tùy thích, đồng thời cũng giúp tăng diện tích, chứa được nhiều người hơn trong một căn phòng. Càng ở băng ghế cao, nhiệt độ càng cao, có thể lên đến hơn 70 độ C.  

Không phải ngẫu nhiên mà người Nga có câu dịch nôm na có nghĩa là: “Tắm hơi Banya sẽ giải quyết được mọi thứ”. Người Nga tắm hơi rất kỳ công và thường mất khoảng 6 giờ đồng hồ để hoàn tất các “thủ tục” theo một vòng tuần hoàn “làm nóng – làm mát – nghỉ ngơi”. 

Đầu tiên, trước khi vào xông hơi mọi người sẽ ngồi trong phòng nghỉ. Tiếp đến, cần phải tắm bằng nước ấm trước khi vào phòng xông hơi nhằm giúp cơ thể thích nghi từ từ với nhiệt độ. Sau khi xông hơi một khoảng thời gian và cảm thấy đến giới hạn chịu nóng, họ rời khỏi phòng xông hơi và nhảy ngay vào hồ nước lạnh, bể ngâm hoặc xối nước lạnh lên toàn thân.

Cuối cùng là thư giãn khoảng 2 tiếng trước khi trở về nhà, lúc này mọi người có thể cùng nhau trò chuyện, vừa uống trà, uống bia, vừa thưởng thức những món ăn truyền thống của Nga như bánh bao, dưa chua, rứng cá muối, súp củ cải đường…

Nhắc đến Banya, cô Cheryl Adams Rychkov chia sẻ, “Trong khoảng 20 phút, mọi người trò chuyện trong phòng thay đồ. Một số người uống trà hoặc bia. Hiếm khi rượu vodka xuất hiện ở đây, bởi chỉ có kẻ ngốc mới uống vodka tại banya, nó có thể giết chết bạn”.

Cô Kerstin Palzer thì kể: “Ở mỗi Banya đều bật các kênh tin tức phát trên truyền hình. Mọi người ngồi trong bộ áo choàng tắm với mái tóc ướt và da đỏ, thảo luận tất cả những mọi thứ “trên trời dưới biển” trong cuộc sống. Đó là cuộc sống bình thường ở đây”. 

Yegor Chernegov-Nomerov, ca sĩ và cũng là người cực kỳ hâm mộ Banya ở Nga, nói rằng: “Với chiếc mũ đáng yêu trên đầu, cởi bỏ quần áo và được người ta quất cành bạch dương ngâm nước lên người bạn trong phòng xông hơi quả thực rất sảng khoái. Đặc biệt là thời điểm chạy ra ngoài và ngay lập tức nhảy vào hồ nước băng giá. Khi đó bạn cảm thấy thế nào là hạnh phúc. Điều tuyệt vời này chỉ ở Nga mới có”.

“Cây chổi quý hơn vàng bạc” 

Một thứ đặc biệt không thể thiếu mỗi đi tắm hơi Banya, đó là “cây chổi”.  Từ thời cổ xưa, người Nga đã có một câu nói rằng, “trong phòng tắm hơi, cây chổi quý hơn vàng bạc”. Đối với nhiều người Nga, khi bị đánh bằng chổi trong căn phòng tắm hơi, họ cảm thấy bản thân được sinh ra lần nữa khi bước ra khỏi phòng tắm hơi. 

Để chiếc chổi nhỏ không làm tổn thương da, người Nga có cả một quy trình để ngâm chổi đúng cách, đó là ban đầu bỏ vào chậu nước lạnh từ 15 – 20 phút, sau đó hấp trong nước nóng khoảng 1 phút trước khi sử dụng.

Trong phòng tắm, cây chổi quý hơn vàng bạc
Trong phòng tắm, cây chổi quý hơn vàng bạc 

Cây chổi ở đây cũng có rất nhiều loại khác nhau như: cành cây bạch dương, cây sồi, cây phong…và người Nga dùng để đánh vào mình và những người bạn trong phòng tắm hơi. Mỗi loại cây dùng làm chổi lại có các công dụng khác nhau với người tắm. Chổi bằng cành bạch dương có một không hai chữa mọi bệnh tật, làm con người được tĩnh tâm, giúp con người trong đau nhức xương và cơ bắp.

Chổi từ cây sồi có một tác dụng chống viêm và bệnh huyết áp cao. Chổi bằng cây khuynh diệp hay cây tùng giúp cho các bệnh về hô hấp, chữa bong gân. Chổi bằng cây tầm ma dùng cho những người bị bệnh phong thấp, đau dây thần kinh. 

Với những người bị bệnh ngoài da, những chiếc chổi bằng cành cây trăn, cây anh đào dại hay cây kim ngân đều rất tốt. Chổi từ cây thanh lương trà hay cây phúc bồn tử có lợi cho bệnh tê phù. 

Có vài điều cần lưu ý khi đi tắm hơi Banya. Thứ nhất, tắm hơi không được được vội vàng vì ngoài việc nằm 2-3 tiếng ở trong nhà tắm hơi, sau đó cần ít nhất khoảng 3 tiếng để nghỉ ngơi và thư giãn. Bởi vậy, nếu có ý định đi tắm hơi Banya người Nga thường đi vào ngày nghỉ. Thứ 2, cần đội một chiếc mũ trong khi xông hơi để bảo vệ tóc và tai khỏi hơi nóng.

Thứ 3, không được tắm quá lâu vì hơi nước quá nóng có thể khiến bạn kiệt sức. Không được tắm hơi lúc đói bụng hoặc vừa ăn no xong, tuy nhiên sau khi xông hơi xong cần phải ăn no để bù lại năng lượng đã mất.  

Thứ 4, khi đi lại trong phòng tắm hơi phải hơi cúi người vì nhiệt độ khác nhau giữa cổ và chân là khoảng 20 độ. Nếu như đầu nóng hơn cơ thể, điều đó không tốt cho việc cơ thể bạn điều hòa. Cuối cùng, nhiệt độ trong phòng tắm hơi Banya không bao giờ quá 80 độ C, bởi nếu quá nóng sẽ khiến cổ họng bị khô và làn da bị bỏng rát. Khi cảm thấy khó thở có thể ngồi bậc thấp hơn để tránh hơi nóng, hoặc cũng có thể rời khỏi phòng xông hơi để làm mát cơ thể. 

Đối với những người lần đầu trải nghiệm Banya cần phải hiểu rằng, Banya về bản chất sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi rất nhiều nhằm bài độc. Vì vậy không cần lo lắng khi thấy bạn đang đổ mồ hôi quá nhiều. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt nhẹ, hãy nghỉ ngơi một lát, bù nước cho cơ thể trước khi quay lại bên trong. Sau khi xông hơi xong, bạn cũng không nên luôn vào bể nước lạnh vì nó có thể sẽ gây sốc nhiệt. Lúc này nên dùng vòi nước lạnh xối từ từ sẽ là giải pháp tốt hơn cho bạn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.