Văn hóa sư phạm và sự xuống cấp đạo đức người thầy

(PLO) - Tuần qua, một sự việc rất riêng tư, cá nhân và thực sự là vấn đề nhạy cảm xảy ra giữa hai nam nữ giáo viên đã trở thành sự kiện xã hội và thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và rất nhiều người.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Đó là câu chuyện “đổi tình ái lấy biên chế” ở tận Tây Nguyên xa xôi giữa một cô giáo hợp đồng và anh Hiệu phó một trường tiểu học. Vì mong muốn được vào biên chế chính thức mà cô giáo hợp đồng này phải chiều lòng anh Hiệu phó. Song, khi muốn chấm dứt “hợp đồng tình ái” này thì cô bị khủng bố bằng cách hình ảnh nhạy cảm của mình bị tung lên mạng, bị đánh, bị đe dọa,...

Vụ việc này là đỉnh điểm của tình trạng “chạy” biên chế vào ngành Giáo dục, trước nay, dư luận lúc âm ỷ, lúc sôi sục, đề cập đến khoản tiền cho một suất hợp đồng hay biên chế giáo dục và hầu như ai cũng biết là không có tiền thì đừng mong làm giáo viên. 

Thực trạng thấy rõ, không thể che giấu, xảy ra ở nhiều địa phương khác nhau là người ta tuyển hàng trăm giáo viên vào làm hợp đồng rồi sau đó “cắt” hợp đồng rồi lại tuyển tiếp. Đời ông Chủ tịch huyện sau sẽ xóa “thành quả” của người tiền nhiệm và tạo khoảng trống nhân sự để ông ta ký hợp đồng tiếp.

Không ít các giáo viên hợp đồng bị đẩy ra khỏi cổng trường trong tình trạng “tiền mất, tật mang” và để lại các hệ lụy xấu cho xã hội phải giải quyết. Vị thế của một giáo viên đứng lớp hết sức mong manh.

Câu chuyện “đổi tình ái lấy biên chế” này là sự tiếp nối một tình trạng đã quá ư quen thuộc trong ngành Giáo dục là “đổi tình lấy điểm” đã làm dư luận bức xúc một thời gian dài. Tuy nhiên, câu chuyện này khác ở chỗ hành xử đê tiện của người được gọi là thầy, hơn nữa, lại là một vị Hiệu phó. Đó là một hành vi tráo trở, tống tình, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của đồng nghiệp. Hành vi này cũng chứng tỏ sự xuống cấp đạo đức của người thầy đã chạm đến đáy. Rất đáng báo động!

Câu chuyện này đã như một giọt nước làm tràn ly nỗi buồn có tên “biên chế giáo dục” và buộc phải xem xét cách quản lý nhân sự của ngành này. Trải qua một quá trình đào tạo những người thầy tương lai một cách quá dễ dàng, những ai không có khả năng theo học ở ngành khác thì đều có thể vào sư phạm. 

Có cả những cơ sở không có chức chức năng đào tạo sư phạm mà vẫn chiêu sinh, đại học sư phạm được mở đến các Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện, các cô mẫu giáo làng có trình độ cử nhân không phải là ít,...

Vì thế, cung nhiều hơn cầu làm cho tình trạng chen chân, xếp hàng, mai phục, chạy chọt,... xảy ra là điều tất yếu. Và, tất yếu nữa là trình độ, phẩm chất cần phải có của một ông thầy đâu có được coi trọng trong khâu đào tạo cũng như tuyển chọn dẫn đến đạo đức người thầy xuống cấp, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, hình ảnh người thầy bị méo mó, ít được xã hội tôn trọng như truyền thống xưa kia.

Một điều nữa là trong quy định của pháp luật thì chỉ những người quản lý giáo dục là công chức, thuộc biên chế nhà nước, các giáo viên là viên chức theo hợp đồng làm việc, nhưng dường như quy định này không được áp dụng triệt để khiến “biên chế” trở thành bảo bối, quyền lợi đến nỗi khi chỉ có ý định thí điểm bỏ biên chế (để làm đúng theo pháp luật quy định) mà đã bị phản ứng dữ dội rồi.

Nghề thầy giáo khác biệt hoàn toàn với các nghề khác bởi kiến thức và phẩm chất, trình độ và đạo đức song hành, làm nên giá trị của nghề nghiệp được coi là “cao quý”. Không đủ những tiêu chí đó làm sao có thể thực hiện sứ mệnh cao cả của người thầy là đào tạo nên thế hệ mai sau!

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.